Nghiên cứu của ĐH New York: Khi trẻ bắt đầu đi học, cách phát triển não bộ tốt nhất cho trẻ không phải đọc sách mà là điều đơn giản này

Những đứa trẻ tiến xa từng bước vững chắc trong tương lai được cha mẹ tạo nền tảng kiên trì tập thể dục ngay từ nhỏ.

Vì dịch bệnh, nhiều địa phương vẫn áp dụng hình thức học trực tuyến. Cách học này tuy phù hợp với tình hình hiện nay nhưng nó cũng gây ra không ít hệ luỵ cho trẻ.

Con gái cô Trương vốn thông minh, học giỏi, nằm trong top 3 của lớp. Thế nhưng, sau khi học trực tuyến một thời gian dài, cùng với việc suốt ngày ở nhà nên dạo gần đây con gái cô có dấu hiệu học hành sa sút, chốc chốc lại lơ đễnh, làm bài tập tới khuya vẫn chưa xong.

Trong khi đó, cháu gái cô Trương ít hơn con gái cô vài tuổi, điểm số lúc nào tốt mặc dù cô bé không qúa chăm chỉ. Tuy nhiên, gia đình của cháu gái cô lại tạo điều kiện cho cô bé đi chơi nhiều nơi, thường là đi trượt băng, leo núi, bơi lội… Thấy có sự khác biệt như vậy, cô Trương không khỏi phiền lòng và thắc mắc.

Nghiên cứu của ĐH New York: Khi trẻ bắt đầu đi học, cách phát triển não bộ tốt nhất cho trẻ không phải đọc sách mà là điều đơn giản này-1
Ảnh minh họa.

Có một chương trình thực tế ở Mỹ ghi lại cảnh một trường trung học cơ sở yêu cầu một nhóm học sinh đến trường lúc 7 giờ sáng để chạy và tập thể dục. Sau đó, người ta đo thấy nhịp tim của những đứa trẻ này tăng cao, mức hấp thụ oxy tăng lên 70%.

Ban đầu, nhiều phụ huynh phản đối gay gắt khi thấy con mình phải dậy sớm, lại còn chạy vài vòng thì làm sao còn sức để học. Thế nhưng kết quả trái với những gì mọi người nghĩ, các em không những không bị mệt mà còn tập trung hơn trong giờ học. Sau 1 học kỳ, các em học sinh này đã cải thiện được 10% khả năng đọc hiểu so với những em không vận động. Điều này khiến các bậc phụ huynh không khỏi ngạc nhiên.

Tại sao tập thể dục có tác dụng kỳ diệu như vậy?

Wendy A. Suzuki, giáo sư khoa học thần kinh tại Đại học New York từng chia sẻ kinh nghiệm của bản thân rằng, trong một khoảng thời gian cô nhốt mình trong phòng và không tập thể dục, cân nặng đã tăng lên 15kg, cơ thể yếu ớt không làm được gì cả.

Vì vậy, cô bắt đầu đến phòng tập thể dục và thử kickboxing, khiêu vũ, yoga...

Sau một thời gian kiên trì, cô thấy mình không những giảm được 15kg mà khả năng tập trung, trí nhớ cũng tốt hơn trước, viết rất trôi chảy.

Sau một loạt các nghiên cứu, cuối cùng cô đã đưa ra kết luận: "Tập thể dục thay đổi não bộ rất nhiều. Chỉ cần di chuyển cơ thể sẽ mang lại lợi ích ngay lập tức. Nếu thường xuyên vận động sẽ bảo vệ não bộ suốt đời".

Điều này cũng giải thích tại sao những đứa trẻ yêu thích thể thao có xu hướng học tập tốt hơn.

Nghiên cứu của ĐH New York: Khi trẻ bắt đầu đi học, cách phát triển não bộ tốt nhất cho trẻ không phải đọc sách mà là điều đơn giản này-2
Cách phát triển não bộ cho trẻ tốt nhất là thường xuyên tập thể dục, vận động. (Ảnh minh họa)

Nhà khoa học não bộ Trung Quốc, giáo sư Hồng Lan từng nói rằng: "Cách tốt nhất để kích hoạt não bộ của trẻ là vận động. Vì khi vận động, não bộ của con người sẽ tự động tiết ra dopamine, serotonin và adrenaline, những chất dẫn truyền thần kinh này đều liên quan đến học tập và trí nhớ".

Vì vậy, đừng nghĩ rằng tập thể dục là lãng phí thời gian. Những đứa trẻ được vận động thường xuyên thường học tập tốt hơn, trí nhớ và khả năng tập trung cao hơn.

Vương Luân là quán quân của kỳ thi tuyển sinh đại học ở tỉnh Giang Tô năm 1999, anh tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa với bằng cử nhân. Khi nhắc đến kinh nghiệm học tập của bản thân, điều khiến anh ấn tượng nhất là: "Cô hiệu trưởng thường hướng dẫn học sinh tập thể dục và dẫn đi đá bóng mỗi ngày".

Khi nghiên cứu khoa học não bộ, Vương Luân nhận ra: "Việc tập thể dục đòi hỏi sự tập trung, kiên trì, sức bền của một người rất cao. Những phẩm chất này khi được chuyển sang môi trường học tập sẽ mang lại rất nhiều tác dụng tốt. Việc học giống như chạy bộ đường dài, điều quan trọng nhất không phải ai thắng ở vạch xuất phát mà là ai có thể kiên trì đến cùng".

Nếu không có một cơ thể khỏe mạnh, điểm số cao cũng vô nghĩa. Việc giúp trẻ có niềm yêu thích vào thể thao và hình thành thói quen tập luyện là ưu tiên hàng đầu trong giáo dục.

Những môn thể thao nào phù hợp với trẻ?

- Dưới 2 tuổi

Trẻ dưới 2 tuổi, tim, phổi, cột sống, xương chưa phát triển hoàn toàn, cha mẹ nên chú trọng các kiểu vận động nhẹ nhàng như lật, bò để trẻ có ý thức vận động.

- Từ 3 đến 6 tuổi 

Giai đoạn này là giai đoạn vàng cho sự phát triển khả năng phối hợp, sự nhạy bén và linh hoạt của trẻ. Trẻ có thể chơi các môn như đi xe đạp thăng bằng, leo núi, nhảy dây, đá bóng… Điều đáng nói là ở độ tuổi này không nên cho trẻ tham gia các môn có tính cạnh tranh cao.

Nghiên cứu của ĐH New York: Khi trẻ bắt đầu đi học, cách phát triển não bộ tốt nhất cho trẻ không phải đọc sách mà là điều đơn giản này-3
Ảnh minh họa.

- Từ 6 đến 12 tuổi 

Sau khi trẻ bước vào trường tiểu học, chúng thích các môn cảm giác mạnh hơn. Cha mẹ có thể đưa trẻ ra ngoài chạy bộ, bơi lội hoặc học một số môn võ.

Số liệu cho thấy 10 tuổi là giai đoạn tăng cân cao nhất của trẻ, một số trẻ dễ bị rối loạn hormone, vì vậy cần đảm bảo thời gian vận động ít nhất 30 - 60 phút mỗi ngày.

- Từ 13 đến 18 tuổi

Sau khi bước vào tuổi dậy thì, khối lượng xương và hàm lượng cơ bắp cũng sẽ tăng đột biến, đến năm 17 tuổi về cơ bản gần bằng người trưởng thành. Giai đoạn này sức mạnh bùng nổ, tốc độ và sức bền của trẻ đều phát triển nhanh.

Bóng rổ, bóng đá, bóng chuyền, quần vợt và các môn thể thao khác có thể được tự do lựa chọn, chủ yếu phụ thuộc vào những gì trẻ thích.

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/nghien-cuu-cua-dh-new-york-khi-tre-bat-dau-di-hoc-cach-phat-trien-nao-bo-tot-nhat-cho-tre-khong-phai-doc-sach-ma-la-dieu-don-gian-nay-222022313132729157.htm

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.