Ngoài việc gây hại mắt, trẻ xem điện thoại hơn 2 giờ/ngày còn vướng phải cả loạt vấn đề nghiêm trọng

Không những bị các tật ở mắt như cận thị, trẻ còn gặp phải những vấn đề liên quan đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Lâu nay, đã có rất nhiều bài nghiên cứu của các nhà khoa học cảnh báo tác hại của việc cho trẻ xem điện thoại và máy tính bảng nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, đặc biệt là não bộ của trẻ. Song, trong thực tế, vẫn không khó để bắt gặp các ông bố bà mẹ đưa con cho "người giúp việc điện tử" để được yên tĩnh làm việc riêng của mình.

Đứng trước tình trạng trẻ em bị béo phì và cận thị ngày càng nhiều, mới đây, Bộ Y tế Malaysia đã đưa ra lời cảnh báo đến các bậc phụ huynh về những tác hại của việc cho phép trẻ dành quá nhiều thời gian để chơi điện thoại, máy tính bảng.

Ngoài việc gây hại mắt, trẻ xem điện thoại hơn 2 giờ/ngày còn vướng phải cả loạt vấn đề nghiêm trọng-1

Việc sử dụng các thiết bị điện tử thông minh trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh trong mắt hoặc toàn bộ nhãn cầu của trẻ (Ảnh minh họa).

Theo đó, Bộ Y tế Malaysia đăng trên trang fanpage của mình: "Việc sử dụng các thiết bị điện tử thông minh trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh trong mắt hoặc toàn bộ nhãn cầu. Việc này sẽ khiến nhãn cầu của chúng ta trở nên rất khô, từ đó ảnh hưởng đến thị lực.

Hiện nay, có rất nhiều trẻ em được phép sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng thường xuyên mà không có sự giám sát của cha mẹ hay người nuôi dưỡng. Việc này sẽ gây ra tác hại lớn đối với tương lai của trẻ.

Vì vậy, các cha mẹ cần phải theo dõi và đặt ra lượng thời gian sử dụng trong ngày để giúp con không bị nghiện smartphone".

Ngoài việc gây hại mắt, trẻ xem điện thoại hơn 2 giờ/ngày còn vướng phải cả loạt vấn đề nghiêm trọng-2

Không chỉ vậy, Bộ Y tế Malaysia còn chỉ rõ cụ thể những tác hại của việc xem điện thoại quá nhiều đối với mắt của trẻ. Đó là trẻ bị:

- Mắt mờ: Do giảm thị lực nghiêm trọng dẫn đến đau đầu, hoa mắt.

- Khô mắt: Tư thế khi sử dụng thiết bị điện tử không đúng có thể gây khô mắt, mỏi mắt, đau vai và cổ.

- Tổn thương dây thần kinh mắt: Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, máy tính bảng là nguyên nhân khiến các dây thần kinh mắt bị tổn thương. Giác mạc chỉ có thể lọc được các tia UV nhưng lại không thể ngăn cản các thấu kính kết tinh trong ánh sáng xuyên xuyên qua các dây thần kinh của mắt.

- Các vấn đề về mắt bao gồm cận thị, loạn thị, viễn thị: Việc nhìn vào màn hình điện thoại, máy tính bảng liên tục sẽ gây ra hiện tượng giãn nhãn cầu.

Do đó, Bộ Y tế Malaysia khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên vì nuông chiều hay vì giữ trẻ phân tâm không quậy phá mà cho con sử dụng điện thoại, máy tính bảng trong nhiều giờ một ngày mà không có sự giám sát của người lớn.

Vậy ngoài việc ảnh hưởng đến mắt, xem nhiều điện thoại, máy tính bảng còn ảnh hưởng đến trẻ như thế nào nữa?

Ngoài việc gây hại mắt, trẻ xem điện thoại hơn 2 giờ/ngày còn vướng phải cả loạt vấn đề nghiêm trọng-3

Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình của điện thoại sẽ cản trở chu kỳ ngủ của não, dẫn đến trẻ khó đi vào giấc ngủ. (Ảnh minh họa).

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, cha mẹ không nên cho trẻ dưới 2 tuổi sử dụng điện thoại, máy tính bảng và không cho xem quá 2 giờ/ngày đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi và thanh thiếu niên. Vì các thiết bị điện tử thông minh cực kỳ có hại đối với trẻ. Cụ thể là:

Ảnh hưởng đến hành vi: Những đứa trẻ xem điện thoại, máy tính hơn 2 giờ thường gặp nhiều vấn đề về cảm xúc, xã hội. Vì lúc nào cũng chỉ "cắm đầu" vào thế giới ảo nên trẻ quên mất cách bộc lộ và xử lý cảm xúc cũng như giao tiếp với mọi người xung quanh.

Học hành sa sút: Do chỉ mong ngóng đến thời gian giải lao để xem điện thoại nên trẻ sẽ không tập trung nghe giảng, từ đó bỏ qua các bài học quan trọng. Kết quả học tập rơi xuống thấp.

Béo phì: Dành quá nhiều thời gian ngồi một chỗ để xem điện thoại, ipad, tivi thay vì chạy nhảy, trẻ sẽ dễ vướng vào căn bệnh thừa cân béo phì.

Mất ngủ và khó ngủ: Có nhiều cha mẹ có thói quen cho con xem điện thoại, tivi trước giờ đi ngủ để thư giãn. Tuy nhiên, ánh sáng xanh phát ra từ màn hình của thiết bị điện tử lại cản trở chu kỳ ngủ của não. Dẫn đến trẻ khó đi vào giấc ngủ hoặc mất ngủ.

Xử lý vấn đề bằng bạo lực: Tiếp xúc với các nội dung mang tính bạo lực lâu dài, trẻ sẽ trở nên vô cảm với nó. Cuối cùng, con sẽ tự mặc định rằng bạo lực là cách giải quyết vấn đề duy nhất, và cứ mỗi khi gặp chuyện, con luôn dùng nắm đấm để nói chuyện.

Thế nên, các chuyên gia khuyên rằng để đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ, cha mẹ hãy thiết lập một số quy tắc trong gia đình như: mỗi ngày con được phép xem điện thoại bao nhiêu phút, tuyệt đối không dùng điện thoại trong bữa ăn, trong buổi trò chuyện cùng gia đình hay trước khi đi ngủ. Có như vậy, trẻ sẽ không bị nghiện smartphone mà tình cảm gia đình vẫn luôn gắn bó.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/ngoai-viec-gay-hai-mat-tre-xem-dien-thoai-hon-2-gio-ngay-con-vuong-phai-ca-loat-van-de-nghiem-trong-162201909192937242.htm

điện thoại


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.