- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Người mẹ quỳ cầu xin con trai trong một giờ, đứa con nhẫn tâm đem khoe khoang với bạn bè - Cha mẹ quỳ không thể nuôi con biết đứng thẳng!
Mới đây, trên MXH xuất hiện một bức ảnh khiến nhiều cư dân mạng bàn tán sôi nổi: Một bà mẹ thực sự quỳ gối trước mặt con trai để thuyết phục cậu đi học.
- Bác sĩ khuyên bỏ thai vì nguy cơ dị tật, mẹ trẻ quyết giữ con trong nước mắt, 9 năm sau đứa bé gây ngỡ ngàng
- Con gái 17 tuổi có hành động phản cảm với bạn trai, khi biết chuyện bà mẹ còn cười lớn và nói một câu khiến mọi người ngán ngẩm: "Mẹ như này bảo sao không dạy nổi con!"
- Chỉ một câu động viên đơn giản cũng có thể gây tổn hại đến tương lai của trẻ, nhiều bố mẹ thường xuyên nói mà không nghĩ đến hậu quả khôn lường
Cha mẹ thường làm gì khi con không muốn đến trường?
Mới đây, trên mạng xã hội Trung Quốc xuất hiện một bức ảnh khiến nhiều cư dân mạng bàn tán sôi nổi: Một bà mẹ thực sự quỳ gối trước mặt con trai để thuyết phục cậu đi học.
Đối mặt với người mẹ đang quỳ gối, cậu không hề cảm động, vẫn nghịch điện thoại như không có ai khác bên cạnh.
Thậm chí sau đó, cậu con trai còn chụp ảnh và đăng lên hội nhóm của bạn bè với sự tự hào, kèm theo đó là câu: “Vui mỗi ngày”.
Nhiều người nói người mẹ đã phải quỳ xuống và cố gắng thuyết phục con trai, chỉ mong rằng đứa trẻ sẽ tiếp tục đi học. Trong khi cha cậu bé nhìn lảng sang một bên, im lặng và thờ ơ.
Ở tình huống tương tự, một người mẹ khác quỳ cả tiếng đồng hồ cho đến khi người bạn cùng lớp của cậu con trai không thể chịu đựng được nữa và bước tới để đỡ người mẹ dậy.
Sau khi bức ảnh được đăng tải trên mạng đã khiến nhiều cư dân mạng bàn tán sôi nổi, mọi người bình luận gay gắt: “Đứa trẻ này không có tương lai, máu lạnh như vậy, tôi nhất định không thể nuôi nổi! Trẻ biến thành bộ dạng này, cha mẹ không thể thoát khỏi liên quan, nếu không phải cha mẹ quá nuông chiều, cũng không đến mức trở thành như vậy”.
Một nhận xét mà tôi ấn tượng nhất là: “Vào lúc này, một người mẹ quỳ xuống, nhưng con trai của cô ấy không bao giờ có thể đứng lên được, sự nhượng bộ vô hạn của bố mẹ chỉ có thể là sự suy tàn của đứa trẻ trong tương lai”.
Đúng vậy, khi đổ lỗi cho đứa trẻ này là máu lạnh, chúng ta cũng nên suy nghĩ thấu đáo về việc ai đã biến một đứa trẻ sinh ra như một tờ giấy trắng thành một con quỷ độc ác?
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, con cái không sai, cha mẹ mới là người sai.
Trẻ không nghe lời, đưa ra những yêu cầu vô lý và cha mẹ thỏa hiệp một cách mù quáng, thậm chí không có nguyên tắc. Loại thỏa mãn không đáy này một ngày nào đó sẽ khiến đứa trẻ phát triển “xoắn” và trở thành một “con quỷ”.
01.
Nuông chiều là cách nhanh nhất để cha mẹ hủy hoại con cái
Từng có một đoạn video rất gây khó chịu thế này: Ở một ga tàu điện ngầm nọ ở Vũ Hán, một bà mẹ xuống tàu điện ngầm, tay xách túi to, túi nhỏ nhưng đứa con gái bên cạnh thì tay không đút túi quần. Không những không giúp mẹ lấy hành lý mà còn dùng chân đá vào vali, không biết buồn bực gì trong lòng mà bắt đầu đạp cả mẹ.
Tuy nhiên, phản ứng của người mẹ chỉ là né tránh, không ngăn cản đứa trẻ.
Cô con gái đá vào người mẹ nhiều lần, người đi đường không thể chịu đựng được nữa nên che chắn cho mẹ cô. Kết quả là cô gái này cũng đạp cả người qua đường, khi người này chống lại trong tiềm thức, mẹ cô gái đã cố gắng ngăn cản người qua đường và bảo vệ con gái.
Có lẽ, trong mắt người mẹ này, con gái mình vẫn là một đứa trẻ, đánh mình cũng không phải là việc gì quá to tát, hoặc cho rằng người đánh mình là con thì cô có thể chấp nhận.
Thực ra đứa trẻ còn nhỏ đã đánh mẹ như vậy thì sau này nhất định sẽ đối xử với mẹ còn hung dữ hơn. Hôm nay cha mẹ để con cái đánh mắng mình, ngày mai thế nào chúng cũng vô ơn, bất hiếu với bạn.
Nỗi buồn lớn nhất của cha mẹ là họ cho đi tất cả nhưng không thể nuôi dạy một đứa trẻ biết ơn.
Nhưng không phải cha mẹ gieo bao nhiêu, con cái cũng sẽ gặt được bấy nhiêu. Ngoại trừ ngoại hình và chỉ số IQ bẩm sinh, nhiều đứa trẻ không có thêm được tố chất nào từ cha mẹ chúng.
Sự nuông chiều quá mức của cha mẹ sẽ chỉ nuôi dưỡng con cái họ trở thành đứa bé khổng lồ quay lại đục khoét chính họ.
Đoạn video ngắn "Em bé khổng lồ" khiến mọi người không khỏi rùng mình. Bộ phim sử dụng kỹ xảo cường điệu để nói lên nền giáo dục điển hình của không ít gia đình.
Trong đoạn phim ngắn, cậu con trai (người lớn) ở tuổi dậy thì nhưng mẹ cậu vẫn thường phải mặc quần áo cho cậu; Con trai đói, mẹ mang đồ ăn đến đút từng chút một, trong khi con trai mải mê chơi game; Con trai mọc râu, mẹ cạo râu cho, còn bị trách là không khéo tay.
Người cha là trụ cột của gia đình đột ngột qua đời, trong nhà không còn nguồn tài chính, mẹ già yếu không làm ra được tiền, con trai tuy đã lớn nhưng vẫn quen thói cũ. Mẹ chỉ có thể bán hàng lặt vặt kiếm sống qua ngày. Anh con trai rất thích một cặp kính mới nên ngửa tay ra xin tiền mẹ. Vì thực sự không có tiền nên người mẹ từ chối. Nhưng bà cũng đã quá quen với việc con trai chỉ biết xin xỏ, không chịu nghe lời hoặc tha thứ cho mẹ và không bỏ cuộc nếu không đạt được mục đích. Nhìn “đứa trẻ khổng lồ” trước mặt, bà mẹ thực sự đã lấy quả thận của mình ra và đưa cho con trai.
Cậu con trai lấy quả thận của mẹ để đổi lấy chiếc kính mà anh ta thích. Nhưng khi anh ta đói, vươn tay ra kiếm thức ăn và mở miệng chờ như trước, anh ta phát hiện ra mẹ mình đã qua đời.
“Đứa bé khổng lồ” mất mẹ thì không thể sống được nữa, nó chỉ có thể lại chui vào bụng mẹ.
Ngay từ khi một đứa trẻ được sinh ra, nó sẽ lớn lên, mở ra những kỹ năng mới và bắt đầu tự lập. Video này hơi buồn khi xem, nhưng nó khơi dậy những suy nghĩ sâu sắc trong chúng ta.
Có nhiều bậc cha mẹ luôn nhân danh tình yêu thương để chăm lo cho cuộc sống của con cái nhưng lại nuôi dạy con thành những đứa trẻ thấp kém trong cuộc sống.
Những “đứa trẻ khổng lồ” là những đứa trẻ có nghị lực thấp, mặc dù sống phụ thuộc vào cha mẹ nhưng không bao giờ biết ơn cha mẹ, chúng chỉ như những con bọ hút máu ăn bám vào cha mẹ.
Rousseau có câu nói nổi tiếng: "Bạn có biết cách nào để làm cho con bạn trở thành một người bất hạnh không? Chính là ngoan ngoãn đối với chúng."
02.
“Giàu có”, một cái hố mà cha mẹ đào cho con cái của họ
Một số bậc cha mẹ dù có thu nhập ít ỏi và điều kiện gia đình trung bình vẫn cố gắng hết sức để đáp ứng những yêu cầu quá mức về vật chất của con cái họ.
Sự hy sinh “thà tự ăn rau má còn hơn làm khổ con” này không phải là bàn đạp trên con đường trưởng thành của đứa trẻ, mà là một “hố sâu” vô hình.
Trên mạng xã hội Trung Quốc, có một bài đăng gây ra sự bàn tán sôi nổi thế này:
Có một cặp vợ chồng nọ, thu nhập hàng tháng của hai vợ chồng là 20 triệu, tiền trả ngân hàng hàng tháng là 7 triệu, tiền xăng xe, trà nước đi lại là 2 triệu, còn lại là tiền thuốc men, tiền ăn, điện nước, học hành… Trong cuộc sống hàng ngày họ phải nuôi hai người già và một đứa con, có thể nói gánh nặng tài chính rất nặng nề.
Nhưng người mẹ đã mua cho con mình một đôi giày có giá 6 triệu vì cô cảm thấy: "Bố mẹ có thể nghèo nhưng không để cho con nghèo. Nếu đã mua thì phải mua cho con cái tốt nhất”.
Bố mẹ có thể chiều con được một lần nhưng có chiều con được mãi? Hôm nay bạn mua cho con một đôi giày đẹp nhất, ngày mai con cần những bộ quần áo đẹp nhất, vài ngày nữa, con lại cần thứ khác. Làm thế nào cha mẹ có thể thỏa mãn con cái bằng cái “tốt nhất”?
Chỉ là một gia đình bình thường, nhưng họ muốn nuôi dạy con cái thành “thế hệ thứ hai giàu có.” Kiểu “tốt nhất cho con” này sẽ không khiến con cái biết ơn, cuối cùng chỉ có thể nuôi dạy lên một đứa trẻ không hiểu được những giọt mồ hôi vất vả của cha mẹ.
Có một tin tức khác:
Một người mẹ ở Thiên Tân (Trung Quốc) đã dùng hết tiền tiết kiệm trong nhiều thập kỷ để mua một căn nhà cưới cho cậu con trai sinh năm 1980 và vay thêm một khoản 500 triệu. Nhưng người con trai nói rằng phía nhà gái muốn thách cưới là 100 triệu, nếu không sẽ không kết hôn. Người mẹ thực sự không biết lấy tiền đâu ra để đưa cho nhà gái, đành hỏi con trai một cách buồn bã: "Con định ép mẹ chết à?"
Không ngờ người con trai nhẫn tâm nói: "Phải. Mẹ không làm được thì sống làm gì!".
Người mẹ tuyệt vọng này đã nhảy xuống từ tầng 5 và chết ngay lập tức.
Nhiều bậc cha mẹ trong những gia đình bình thường dễ hình thành “tâm lý bù trừ” khi nuôi dạy con cái.
Kiểu cha mẹ này có thể dễ dàng đáp ứng những nhu cầu vật chất khác nhau của con cái, với tư tưởng: Dù vất vả đến đâu cũng không thể làm khổ con, con nhà khác có cái gì thì con mình sẽ có. Họ đã quen với việc con cái đòi hỏi và cho bất cứ thứ gì chúng muốn. Đời mình đã khổ rồi thì con cái không được khổ nữa và cho rằng sự đóng góp của mình với chúng là chính đáng.
Nhà giáo dục Makarenko nói: "Mọi thứ là vì đứa trẻ, và mọi thứ đều hy sinh cho nó. Đây là món quà khủng khiếp nhất mà cha mẹ dành cho con".
Nếu không có nguyên tắc hay điểm mấu chốt mà lúc nào cũng thỏa mãn trẻ, sẽ chỉ khiến trẻ không thể kìm chế được những ham muốn bên trong, và một ngày nào đó, nó sẽ trở thành sợi dây siết cổ trẻ.
03.
Sự độc lập là món quà tuyệt vời nhất mà cha mẹ có thể dành cho con cái
Gorky nói: "Yêu trẻ con, đây là điều mà một con gà mái cũng sẽ làm."
Tuy nhiên, giáo dục con cái như thế nào là một môn học.
Sắc đẹp là do trời sinh, của cải có thể có sẵn hoặc tạo ra từ từ nhưng chỉ có tự lập mới có thể tạo cho trẻ sự dũng cảm, tự tin để chống lại mọi khó khăn gian khổ trong cuộc sống.
Tờ People’s Daily đã từng đăng một video như thế này:
Có một cô bé 11 tuổi tên là Gao Ya bị mù bẩm sinh vì chứng loạn sản thần kinh thị giác. Dù không nhìn thấy nhưng cô bé hàng ngày vẫn đi học “một mình”, từ nhà đến trường có 368 mét, 96 bậc thang, cô bé chống gậy bước từng bước, dò dẫm về phía trước.
Thực ra, Gao Ya chưa bao giờ đi học “một mình”, mẹ cô bé chỉ cách ba bốn mét, đi cùng con, lặng lẽ như hình với bóng.
Mặc dù Gao Ya sắp đâm vào một chiếc ô tô đang đậu nhưng mẹ cô bé vẫn không “lộ diện”. Có những người đi bộ sẽ chủ động giúp Gao Ya dọn chướng ngại vật trên đường nhưng người mẹ sẽ ngăn cản, vì muốn Gao Ya tự mình đối mặt với những chướng ngại vật này.
Khi phóng viên hỏi tại sao người mẹ lại làm điều này, chị nói: “Tôi nghĩ một ngày nào đó con bé sẽ rời xa tôi. Lúc ấy, tôi hy vọng con bé có thể độc lập, mạnh mẽ và tự tin”.
Mẩu tin tức nhỏ này khiến nhiều người xúc động.
Đúng, chúng ta là cha mẹ, không thể đồng hành cùng con suốt đời, khi chúng ta rời xa con cái, hay nhìn con đi xa, món quà tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể dành cho các con là giúp chúng có thể tự mình bước đi.
Trước điều này, chúng ta phải làm gì?
Khuyến khích và cho con cơ hội để thử;
Chấp nhận và thông cảm, cho phép con thử, mắc sai lầm và sửa chữa;
Sự hướng dẫn đúng đắn sẽ trở thành đôi cánh vô hình trên lưng, giúp con trở nên hoàn thiện và dũng mãnh hơn. Vì một ngày nào đó, đôi cánh đã được tôi luyện ấy sẽ có thể chống chọi lại mọi mưa gió cho con và gia đình của con sau này.
Do vậy, các bậc phụ huynh nhất định phải nhớ: Cha mẹ quỳ gối chắc chắn sẽ không thể nuôi dạy những đứa trẻ biết đứng thẳng!
* Bài viết thể hiện quan diểm riêng của tác giả
Theo Bảo Châu (dịch) - Vietnamnet
-
Làm mẹ18 phút trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ13 giờ trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ18 giờ trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ21 giờ trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ1 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ1 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐược ví như những bông tuyết, thế hệ học sinh, sinh viên gen Z, gen Alpha (sinh ra từ năm 2000 đến nay) vừa long lanh, vừa dễ gãy vỡ. Những gì các em biểu hiện chỉ là phần nổi của những tích tụ lâu ngày không được tháo gỡ.
-
Làm mẹ2 ngày trướcỞ nhà “cháu nó ngoan lắm”, đến trường là trò giỏi nhưng ra đường, nhiều học sinh, sinh viên lột xác thành một con người khác khiến phụ huynh, giáo viên ngơ ngác “đứng hình”. Vậy điều gì đang xảy ra với nhiều bạn trẻ sinh trong khoảng năm 1997 - 2012?
-
Làm mẹ3 ngày trướcNếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…
-
Làm mẹ3 ngày trướcChuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcChuyện căng thẳng trong gia đình chị Thuận (ở quận Tân Bình, TPHCM) bắt đầu từ việc cậu con trai tốt nghiệp đại học, xin được việc làm và muốn bố mẹ cho ra… ở riêng.
-
Làm mẹ4 ngày trướcThiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.