Nguyên tắc 3-3-4 khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bố mẹ yêu con nhất định nên ghi nhớ

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh thực sự phải rất cẩn thận, bé cần được ăn, uống, ngủ tốt để phát triển tốt.

Trẻ sơ sinh là từ để chỉ các bé từ khi chào đời cho tới lúc được 1 tháng tuổi. Đây là giai đoạn các bé cực kỳ non nớt và mỏng manh khi bắt đầu làm quen với sự thay đổi của môi trường bên ngoài bụng mẹ. Do đó, các bà mẹ cần hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ sơ sinh và phải tuân thủ chặt chẽ những lưu ý khi chăm sóc trẻ giai đoạn này để đảm bảo con yêu luôn an toàn và lớn lên trong khỏe mạnh. Nhóm nguyên tắc dưới đây chính là những gợi ý hữu ích dành cho bạn, bao gồm “3 siêng, 3 tránh và 4 phải”.

Nguyên tắc 3-3-4 khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bố mẹ yêu con nhất định nên ghi nhớ-1

# Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, bố mẹ cần siêng năng 3 việc 

1. Siêng bế con

Khi một đứa trẻ đến với thế giới này từ trong bụng mẹ ấm áp, chúng sẽ thấy rằng mặc dù thế giới này rất rộng rãi nhưng ánh sáng mạnh, nhiều tiếng ồn và nhiệt độ thay đổi không thể đoán trước. Điều này thường sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy bất an và sợ hãi, do đó trẻ rất cần những vòng tay ấm áp cha mẹ.

Trong vòng tay cha mẹ, trẻ có thể cảm nhận được nhiệt độ cơ thể 37 độ, cảm nhận được nhịp tim đều đặn, cảm nhận được mùi quen thuộc… Cứ như vậy, trẻ sẽ dần dần cảm nhận được thế giới mới một cách nhẹ nhàng mà không bị choáng ngợp, rằng thế giời này không đáng sợ mà còn đáng được yêu thương. Thế nên, đối với trẻ sơ sinh vừa chào đời, phụ huynh càng siêng năng bế con càng tốt bởi có rất nhiều thụ thể trên da của trẻ, và những thụ thể này được xoa dịu khi ôm, có thể khiến trẻ cảm thấy an tâm hơn.

Nguyên tắc 3-3-4 khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bố mẹ yêu con nhất định nên ghi nhớ-2

2. Siêng cho con bạn bú mẹ

Để đảm bảo nguồn sữa cho con bú không chỉ đòi hỏi người mẹ phải ăn uống nhiều hơn mà một điều rất quan trọng nữa là phải cho bé bú nhiều hơn. Lý do bởi việc ngậm núm vú và bú của trẻ có tác dụng tốt nhất cho việc kích thích các tia sữa, làm cho sữa mẹ về nhanh hơn và nhiều hơn.

Vì vậy, trong giai đoạn sơ sinh, mẹ lưu ý nên cho trẻ bú ít nhất 10 lần/ngày, bất kể là ngày hay đêm, chỉ cần trẻ ngủ dậy là bạn có thể cho trẻ ngậm núm vú của mẹ. Khi trẻ làm điều đó sẽ kích thích cơ thể mẹ sản sinh ra prolactin có tác dụng kích thích tiết sữa tốt hơn giúp trẻ có nhiều thức ăn hơn, nhờ đó trẻ ăn nhiều hơn, chóng lớn hơn.

3. Siêng thay tã cho bé

Trong giai đoạn sơ sinh, ngoài việc ăn nhiều, trẻ cũng có nhu cầu vệ sinh nhiều hơn, cụ thể trẻ sơ sinh có khoảng 4 lần đi tiêu và khoảng 10 lần đi tiểu mỗi ngày. Trong đó, thường xuyên đi tiểu là do khả năng tiêu hóa của trẻ còn tương đối yếu, có thể tích trữ nước tiểu và phân ít hơn. Điều quan trọng hơn nữa là trẻ bú sữa mẹ thường xuyên nên sẽ thường xuyên kích thích dạ dày và ruột, từ đó việc bài tiết nước tiểu và phân cũng thuận lợi hơn giúp trẻ đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. 

Nguyên tắc 3-3-4 khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bố mẹ yêu con nhất định nên ghi nhớ-3

Ngoài ra, theo các chuyện gia, hiện tượng vàng da sinh lý khá phổ biến ở trẻ sơ sinh của trẻ cần được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu nên việc trẻ thải nhiều lần là không chỉ bình thường mà còn là điều tốt. 

Lúc này, mẹ không nên trì hoãn mà phải thường xuyên thay tã cho con sạch sẽ, tránh để trẻ bị bẩn lâu dẫn đến khó chịu quấy khóc, chưa kể đóng bỉm quá lâu có thể gây kích ứng vùng mông và bộ phận sinh dục của trẻ, gây tổn thương hoặc nhiễm bệnh ngược ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Lưu ý khi thay tã cần vệ sinh sạch sẽ vùng mông và bộ phận nhạy cảm của trẻ, đồng thời thoa kem chống hăm để mông trẻ không bị mẩn đỏ, ngứa.

# Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, có 3 điều nên tránh làm 

1. Rung lắc trẻ

Não của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, cột sống của trẻ chưa đủ trưởng thành, nếu trẻ bị rung lắc nhiều có thể xảy ra hội chứng rung lắc, thậm chí dẫn đến xuất huyết não hoăc tổn thương cột sống của bé..

Vì vậy, khi dỗ trẻ ngủ, bạn chỉ nên nhẹ nhàng ôm trẻ vào lòng vỗ về chứ không nên bế trẻ rung lắc mạnh.

Nguyên tắc 3-3-4 khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bố mẹ yêu con nhất định nên ghi nhớ-4

2. Cho trẻ gối đầu 

Đầu trẻ sơ sinh còn rất mềm và yếu, nếu bạn kê gối cứng cho trẻ sẽ dễ khiến phần sau đầu của trẻ bị bẹp, biến dạng gây ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ.

Ngoài ra, độ cong của cổ, ngực và thắt lưng của trẻ chưa hình thành, lúc này gối là gánh nặng cho trẻ, sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và không có lợi cho sự tăng trưởng, phát triển của trẻ.

Một số chuyên gia khuyến cáo rằng không bao giờ nên cho trẻ nằm gối trước 6 tháng, và tốt nhất chỉ nên xem xét đặt dùng gối sau khi trẻ được 1 tuổi.

3. Đưa con ra ngoài phơi nắng trực tiếp

Trước đây người ta vẫn thường mách nhau việc cho trẻ tắm nắng để hấp thụ vitamin D hoặc trẻ bị vàng da cũng nên tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn bởi tia cực tím chiếu vào có thể giúp trẻ thoát khỏi bệnh vàng da. Tuy nhiên, sau đó người ta phát hiện ra rằng cách làm này thực sự có hại nhiều hơn là có lợi, nhất là đối với trẻ sơ sinh.

Nguyên tắc 3-3-4 khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bố mẹ yêu con nhất định nên ghi nhớ-5

Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh có làn da rất mỏng, thủy tinh thể của mắt tương đối trong suốt, nếu để trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ dễ làm tổn thương da, dễ bị hăm da, thậm chí có thể bị ung thư ở tuổi trưởng thành. Vì vậy, bố mẹ không nên cho trẻ phơi nắng trực tiếp, nếu đưa trẻ ra ngoài trời, tốt nhất chỉ nên đi dạo ở nơi râm mát, dưới bóng cây chứ không nên bế con đi dạo trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

# Chú ý “4 phải” khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Đó là khi trẻ sơ sinh mắc một số bệnh lý, bố mẹ cần phải đưa con đi khám chữa kịp thời, tránh chủ quan và trì hoãn khiến tình hình có thể xấu đi.

1. Trẻ bị sặc ngay khi uống sữa

Nếu trẻ bị sặc sữa, cáu gắt, không muốn uống sữa, ngạt mũi, ngay cả khi trẻ không sốt, bố mẹ hãy cảnh giác và đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Lý do là trung tâm điều nhiệt của trẻ sơ sinh không được hoàn thiện nên trẻ rất dễ bị viêm phế quản, viêm phổi kể cả khi không bị sốt. Chăm sóc con nếu bố mẹ thấy bé có vẻ khó thở, dễ bị sặc ngay khi uống sữa, khi thở còn bị lõm xương sườn, xương ức thì đừng chần chừ mà hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện khám xét.

Nguyên tắc 3-3-4 khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bố mẹ yêu con nhất định nên ghi nhớ-6

2. Trẻ bị sốt

Đới với trẻ 6 tháng tuổi trở lên, bố mẹ có thể không cần quá lo lắng khi con sốt, nhưng nếu trẻ sốt trong vòng một tháng tuổi thì rất có thể tình trạng bệnh đã nghiêm trọng hơn và phải được đưa đến bệnh viện ngay lập tức.

3. Rốn của trẻ chảy mủ và máu

Khi trẻ sơ sinh từ viện về nhà, nhìn chung cuống rốn vẫn chưa bong ra, vì vậy các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ nên sử dụng thuốc khử trùng tại nhà để khử trùng rốn cho trẻ.

Tuy nhiên, nếu cha mẹ thấy rốn của trẻ có mủ và máu thì rất có thể đã bị nhiễm trùng, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị, nếu không, một khi nhiễm trùng huyết sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.

Nguyên tắc 3-3-4 khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bố mẹ yêu con nhất định nên ghi nhớ-7

4. Trẻ tiểu ít, khóc không ra nước mắt

Do trẻ sơ sinh đi vệ sinh thường xuyên nên bố mẹ chăm sóc con cần quan tâm điều này để thay dọn kịp thời cho con. Nếu thấy con tương đối khô ráo mỗi khi thay tã, ít tiểu ít đại tiện, đồng thời thấy trẻ không chảy nước mắt khi quấy khóc, môi khô ráp thì có thể trẻ bị mất nước. Khi đó, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện khám chữa sớm bởi một khi trẻ bị mất nước sẽ gây ra tình trạng nhiễm toan hoặc nhiễm kiềm.

Có thể nói, việc chăm sóc trẻ sơ sinh thực sự phải rất cẩn thận, bé cần được ăn, uống, ngủ tốt để phát triển tốt. Một khi bé ăn không ngon, ngủ không ngon, chậm lớn thì là một điều đáng lo cần phải có biện pháp kịp thời. Trong trường hợp bình thường, trẻ sẽ bị sụt cân sinh lý sau sinh 7 ngày, và sau đó cân nặng sẽ tăng ổn định với tốc độ khoảng 50 gam mỗi ngày. Nếu cha mẹ thấy rằng con mình không tăng cân trong nhiều ngày, hãy cảnh giác.

Theo V.K - Vietnamnet


Trẻ sơ sinh

chăm sóc con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.