Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi bố mẹ cần biết

Ở độ tuổi ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên khá nhạy cảm. Do đó, mẹ nên cho con làm quen với những thực phẩm lành tính, hạn chế dùng thức ăn đặc hoặc bất kỳ loại thức ăn dạng rắn nào khác.

6 tháng tuổi là giai đoạn quan trọng khi bé chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang tập ăn dặm bổ sung thực phẩm và dinh dưỡng để đảm bảo cho quá trình phát triển. Làm thế nào để bé làm quen và tiếp nhận an toàn nguồn thức ăn từ bên ngoài một cách trực tiếp? Để bé ăn ngon miệng, đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe đường tiêu hóa, phải chú ý điều gì?… Luôn là điều mà các mẹ phải băn khoăn, thận trọng.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi bố mẹ cần biết-1

Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các kiến thức cơ bản, thiết yếu giúp cho thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi được đảm bảo, phù hợp với hệ tiêu hóa còn chưa phát triển hoàn thiện của bé và giúp bé tăng cân, ăn ngon miệng. Tintuconline mời độc giả cùng tham khảo để áp dụng cho con yêu của mình.

# Nguyên tắc ăn dặm dành cho bé 6 tháng tuổi:

1. Lượng thức ăn dặm: 1 bữa/ngày

2. Lượng sữa bột/sữa mẹ: Mẹ cho bé ăn theo nhu cầu của bé

3. Độ thô của thực phẩm: Thực phẩm cho bé ăn dặm 6 tháng phải được nghiền nhuyễn.

4. Nên cho bé làm quen thứ tự các loại thực phẩm từ nhóm I, nhóm II, nhóm III
    - Nhóm I: Chủ yếu là bột ngũ cốc (Có thể bắt đầu từ cháo trắng nghiền thật nhỏ)
    - Nhóm Ⅱ:  Rau củ, quả (Cà rốt, khoai lang, khoai tây, bí đỏ, chuối, bơ)
    - Nhóm Ⅲ:  Thịt nạc lợn, thịt nạc gà, thịt cá trắng.

5. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cần chế biến từ loãng đến đặc dần:

Do hệ tiêu hóa của bé 6 tháng tuổi còn non nớt, tuyến nước bọt chưa đủ Enzim để tiêu hóa được hết các loại thực phẩm nên mẹ cần cho bé làm quen với thức ăn từ loãng rồi đặc dần. Mẹ có thể bắt đầu bằng 1 -2 thìa bột với lượng nước sao cho đặc như nước cơm rồi tăng dần lên sau 3-4 hôm ½ thìa. Cứ như vậy tăng dần chứ không được cho bé ăn quá đặc khi mới bắt đầu.

6. Ăn từ ít đến nhiều: Do hệ tiêu hóa còn yếu nên mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều sẽ làm cho bé dễ bị rối loạn tiêu hóa.

7. Ăn từ vị ngọt đến vị mặn: Hãy cho bé tập quen với bột ngọt trước rồi sau đó mới tới bột mặn.

# Thành phần dinh dưỡng cần thiết khi xây dựng thực đơn ăn dặm 6 tháng tuổi

Thực phẩm dành cho bé ăn dặm 6 tháng cần được cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết là: Chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất nhằm cho bé một sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não.

Ngoài ra, chất xơ cũng rất quan trọng, nó góp phần vào hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mẹ có thể thực hiện phương pháp “tô màu bát bột” bằng cách thay đổi thành phần các loại rau củ có nhiều màu sắc như: màu xanh lá của rau, màu đỏ của cà chua, màu cam cà rốt, bí đỏ,…

Bên cạnh đó, sữa vẫn là thực phẩm chiếm hơn ¾ tổng lượng thức ăn mỗi ngày của bé giai đoạn này nên mẹ vẫn phải đảm bảo để nguồn sữa đủ dinh dưỡng và an toàn.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi bố mẹ cần biết-2

# Lưu ý khi lên thực đơn cho bé ăn dặm:

1. Nấu chín, nghiền, xay nhỏ thức ăn

2. Phối hợp các nhóm thức ăn với nhau 

4 dưỡng chất cần thiết là tinh bột, đạm, vitamin và chất béo cần kết hợp với nhau. Cân đối các nhóm tinh bột như khoai, gạo, mì...bổ sung thêm đạm có trong thịt, cá, trứng, tôm, cua...vitamin và khoáng chất có trong cà rốt, củ cải, rau ngót, rau dền, chuối, cam, đu đủ...và cuối cùng là chất béo của dầu hoặc mỡ…

3. Tuân thủ an toàn thực phẩm
- Tuân thủ nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”
- Thịt, cá, rau củ đều phải là sản phẩm sạch, tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng.
- Bổ sung thêm các loại nước ép trái cây.

4. Cho bé ăn đúng giờ và ăn ít một

Tập cho bé ăn đúng giờ là cần thiết cho quá trình ăn dặm cũng như giúp cho dạ dày của bé làm quen với thức ăn, thời gian tiêu hóa thức ăn. Ban đầu có thể cho bé ăn 6 bữa/ ngày với lượng ít, sau đó giảm dần nhưng chú ý các bữa ăn dặm của bé phải cách nhau ít nhất 2 giờ.

5. Tạo hứng thú cho bé khi ăn
- Lựa chọn các loại bán, chén, thìa ngộ nghĩnh, đáng yêu và nhiều màu sắc kích thích bé.
- Không gian ăn uống phải thoáng, nhà đông vui, tránh ồn ào quá mức.

# Lưu ý khi nấu các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi.

1. Không nên dùng nước lạnh để nấu cháo cho bé.

Khi nấu cháo cho bé, mẹ nên dùng nước nóng để giúp giữ được chất dinh dưỡng trong gạo. Việc dùng nước lạnh sẽ khiến các hạt gạo ngấm nước và trương lên kéo theo các chất dinh dưỡng bị nở ra và hòa tan.

Hơn nữa, việc dùng nước lạnh nấu cháo sẽ mất thời gian và làm cho hương vị của cháo bớt phần thơm ngon hơn.

2. Không nên đun cháo nhiều lần trong 1 ngày

Do bé 6 tháng tuổi lượng ăn còn rất ít, nên khi nấu cháo mẹ cần cân nhắc không nên nấu quá nhiều. Và nếu quá nhiều thì mẹ có thể rây nhỏ rồi bảo quản lạnh chứ không nên hâm lại cháo nhiều lần trong ngày.

Việc hâm cháo nhiều lần khi làm thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng sẽ làm cháo bay mất các chất vitamin và mất độ thơm ngon.

3. Nên lựa chọn các loại rau củ theo mùa để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Việc lựa chọn rau củ theo mùa vừa đảm bảo độ tươi ngon, lại tránh được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản,…một cách tối đa nhất.

Tốt nhất, nếu có thể mẹ hãy lựa chọn những loại rau củ quả tự trồng hoặc trồng theo phương pháp hữu cơ không có thuốc thang gì cả.

4. Không được rã đông thực phẩm bằng nước nóng hay để nhiệt độ phòng.

Thực phẩm (nhất là thịt cá) được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh khi mẹ cần lấy ra chế biến cho bé thì tuyệt đối không được rã đông bằng nước sôi hay nhiệt độ phòng. Cách làm này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm hỏng thực phẩm, nếu bé ăn phải dễ bị ngộ độc, tiêu chảy.

Hơn nữa, việc rã đông bằng nước nóng còn làm cho các chất dinh dưỡng bị bốc hơi và hao hụt đi, đồng thời làm giảm độ tươi ngon của thực phẩm.

Cách rã đông đúng nhất là trước khi chế biến mẹ đưa xuống ngăn mát tủ lạnh một buổi để thực phẩm có thời gian rã đông từ từ nhưng vẫn ở mức nhiệt giữ được tươi ngon.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi bố mẹ cần biết-3

# Một số thực đơn ăn dặm mẫu cho bé 6 tháng tuổi:

1. Chuối trộn sữa: 
Chuối có nguồn dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Với trẻ nhỏ, chất xơ từ chuối tốt cho hệ tiêu hóa, đồng thời chuối giúp tăng sức đề kháng của trẻ.

Nguyên liệu:
- Chuối chín: nửa quả
- Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml

Cách làm:
- Dùng thìa để nghiền nát chuối, để mịn hơn mẹ nên rây qua lưới.
- Sữa công thức pha đúng tỷ lệ rồi cho chuối vào trộn đều cho đến khi món ăn đạt độ sánh vừa bé ăn là được.

2. Bơ trộn sữa:

Bơ chứa chất xơ và dồi dào vitamin, khoáng chất, dễ tiêu hóa và rất an toàn cho hệ tiêu hóa của bé. Đồng thời, cho bé ăn dặm từ bơ sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, tránh được tình trạng táo bón..

Nguyên liệu:
- Bơ chín: ¼ quả
- Sữa mẹ/ sữa công thức: 50-60ml

Cách làm:
- Bơ chín đem bỏ vỏ, thái lát mỏng rồi nghiền nhuyễn
- Sau đó đem trộn với sữa, đánh đều cho bé ăn được luôn.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi bố mẹ cần biết-4

3. Súp sữa bí đỏ.
Bí đỏ là loại thực phẩm giàu chất sắt, vitamin A và muối khoáng, axit hữu cơ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Nguyên liệu: 
- Bí đỏ: 20g
- Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml

Cách làm:
- Bí đỏ mẹ có thể hấp hoặc luộc chín mềm, sau đó đem nghiền nhuyễn hoặc rây cho nhỏ mịn.
- Nếu dùng sữa công thức thì pha theo đúng tỉ lệ quy định rồi cho bí đỏ nghiền vào
- Nếu dùng sữa mẹ thì đun nhỏ lửa cùng với bí đỏ nghiền đến khi sôi là được.

4. Cháo cà rốt nghiền:

Khi bắt đầu ăn dặm mẹ cần cho bé ăn cà rốt nghiền để tráng ruột hoặc giúp bé phát triển thị lực, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, cà rốt rất giàu beta – carotene rất có lợi cho sự phát triển của bé 6 tháng tuổi.

Nguyên liệu:
- Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê
- Cháo trắng: 2 thìa cà phê.

Cách làm:
- Nấu cháo gạo theo đúng tỉ lệ 1:10 (1 gạo, 10 nước), sau đó rây cho lưới cho thật mịn và múc ra 2 thìa cà phê.
- Cà rốt mẹ đem rửa sạch, luộc hoặc hấp chín mềm rồi nghiền hoặc rây nhỏ
- Trộn cháo với cà rốt và cho bé ăn.

5. Cháo rau chân vịt:
 
Rau chân vịt rất giàu sắt, kali tốt cho sự phát triển của não bộ và quá trình tuần hoàn máu nhanh hơn. Ngoài ra, rau chân vịt còn giàu canxi và magie giúp hệ xương của bé cứng cáp hơn.

Nguyên liệu: 
- Cháo trắng: 2 thìa cà phê
-  Rau chân vịt: 2-3 lá

Cách làm:

-  Rau chân vịt rửa sạch rồi đem hấp hoặc luộc chín mềm. Sau đó đem nghiền nhỏ.
- Cháo trắng nấu theo tỉ lệ 1:10 rồi cho vào rây, rây nhuyễn
- Trộn cháo với rau vào rồi cho bé ăn luôn.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi bố mẹ cần biết-5

Theo V.K - Vietnamnet


Dạy con

Nuôi Dạy Con


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.