Những hành vi này khiến bé trông ngoan ngoãn, đáng yêu nhưng rất có thể lại là dấu hiệu của chậm phát triển

Khi nuôi dạy trẻ, cha mẹ phải luôn chú ý đến các chi tiết khác nhau của bé, nếu thấy bé có hiện tượng chậm phát triển như dưới đây thì không được bỏ qua.

Chị Hạnh vừa mới sinh con, người thân và hàng xóm đều sang chúc mừng. Đứa trẻ rất ngoan ngoãn, ngủ tốt, không quấy khóc. Nhiều người khen ngợi bé con vì điều đó và cho rằng gia đình chị Hạnh có phúc vì sau thời gian sinh nở, khi cả nhà cần được nghỉ ngơi thì lại có một đứa bé ngoan ngoãn như vậy. Điều đó giúp cả nhà được yên tâm, đặc biệt là mẹ của đứa trẻ, có thể ở cữ yên ổn và nhẹ nhàng.

Những hành vi này khiến bé trông ngoan ngoãn, đáng yêu nhưng rất có thể lại là dấu hiệu của chậm phát triển-1

Dù có con nhỏ nhưng chị Hạnh vẫn có thể tham gia các hoạt động cộng đồng với mọi người xung quanh mà không gặp trở ngại gì. Điều này khiến chị Hạnh càng vui hơn, chị kể với mọi người rằng con của chị rất ít khóc, ngoan ngoãn, hiểu chuyện và biết cách yêu thương người khác, gia đình họ thật hạnh phúc. Không giống như một số đứa trẻ thích ồn ào và hay quấy khóc làm bố mẹ mệt mỏi theo, mỗi ngày trôi qua đều như đánh trận.

Tuy nhiên, khi con chị Hạnh được hơn 2 tháng tuổi, mọi người đột nhiên cảm thấy đứa bé này có gì đó không ổn. Trẻ hơn 2 tháng lẽ ra đã có thể biết cách giao tiếp với mọi người, và mắt của chúng sẽ di chuyển theo các đồ vật chuyển động. Thế nhưng ở phương diện này, con chị Hạnh hiển nhiên không thể theo kịp các bạn cùng trang lứa, bé thương không phản ứng khi mọi người gọi, cũng không biết dùng mắt tìm kiếm, đứa trẻ dường như chỉ sống trong thế giới của chính mình và không ai có thể làm ảnh hưởng đến nó. Đây rõ ràng là một dấu hiệu của sự chậm phát triển.

Những hành vi này khiến bé trông ngoan ngoãn, đáng yêu nhưng rất có thể lại là dấu hiệu của chậm phát triển-2

Trường hợp trên là một lời nhắc nhở tới phụ huynh rằng, khi nuôi dạy trẻ, cha mẹ phải luôn chú ý đến các chi tiết khác nhau của bé, nếu thấy bé có hiện tượng chậm phát triển như dưới đây thì không được bỏ qua.

1. Em bé không có cảm xúc

Một số người sẽ nói rằng trẻ sơ sinh còn rất nhỏ, ngoài việc ăn và ngủ là quan trọng ra, bé chưa biết giao tiếp hay giao lưu tình cảm cũng bình thường. Thực ra là họ đã không đủ hiểu biết về trẻ sơ sinh, thử tưởng tượng nếu bạn phải nằm trên giường cả ngày, ăn và ngủ, không trở mình, liệu bạn có khó chịu và khóc lóc không? Đối với trẻ sơ sinh cũng vậy, khi trẻ khóc có thể do đói, do tè, do ị, hay muốn trở mình hoặc do nằm nhiều mệt mỏi.

Trẻ sơ sinh vừa chào đời đã có thể tò mò về mọi thứ, tò mò về âm thanh và ánh sáng bên ngoài. Trẻ có thể nghe thấy những giọng nói mà người lớn không thể nghe thấy, và trẻ cũng có thể cảm nhận được sự khó chịu của chính mình và chỉ có thể thể hiện bằng cách khóc. Nếu trẻ hoàn toàn không biểu lộ cảm xúc, không khóc thì có thể trẻ bị chậm phát triển. Nếu cha mẹ thấy con có hiện tượng chậm phát triển thì phải đưa đi khám sớm để được tư vấn, đừng vội nghĩ rằng con ngoan ngoãn, hiểu chuyện.

Những hành vi này khiến bé trông ngoan ngoãn, đáng yêu nhưng rất có thể lại là dấu hiệu của chậm phát triển-3

2. Chuyển động của em bé vụng về

Người đi trước để lại kinh nghiệm “ba nằm, sáu ngồi, tám bò” khi nuôi dạy trẻ, tức là bé ba tháng tuổi nên tự lật, sáu tháng có thể tự ngồi, tám tháng là có thể bò loanh quanh. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quy luật khoa học về sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Nếu bé lười vận động, không muốn vận động chút nào, không hứng thú với bất cứ điều gì, không tò mò, rất có thể bé bị chậm phát triển về trí tuệ, trở thành một người lớn ngốc nghếch. Hoặc có thể do bé muốn ngồi dậy, nhưng cơ thể cứ mềm nhũn và không thể ngồi được; đứa trẻ rất muốn leo trèo, nhưng chỉ cảm thấy không có sức lực… tức là  bé có vấn đề về thể chất, bệnh lý khiến bé chậm phát triển.

Những hành vi này khiến bé trông ngoan ngoãn, đáng yêu nhưng rất có thể lại là dấu hiệu của chậm phát triển-4

3. Em bé không phản ứng với những thứ bên ngoài

Một số chuyên gia nuôi dạy con cái cho biết, khi trẻ được hai tháng tuổi, trẻ đã biết giao tiếp và tương tác với mọi người, trẻ vui vẻ trong quá trình giao tiếp và tương tác, và trẻ sẽ cười sảng khoái khi bị trêu chọc. Khi được bốn tháng, nhờ sự kích thích bên ngoài, bé sẽ cười vui vẻ như người lớn. Lúc này, một số cha mẹ sẽ đặc biệt thích trêu chọc con cái của mình, trẻ hoạt bát và hiếu động hơn bình thường, chúng luôn thích vui đùa cùng người thân.

Ngược lại nếu đứa bé không phản hồi cho dù bạn giao tiếp và tương tác với nó như thế nào, hoặc không nhạy cảm với âm thanh, như thể không nghe thấy, như thể nó đang sống trong một không gian của riêng mình. Điều này cho thấy trẻ đang gặp vấn đề nhất định về thị giác, thính giác và sự phát triển thần kinh. Cha mẹ cần chú ý xem đó có phải là chậm phát triển hay không và đưa con đi khám càng sớm càng tốt.

Những hành vi này khiến bé trông ngoan ngoãn, đáng yêu nhưng rất có thể lại là dấu hiệu của chậm phát triển-5

Tuy nhiên, nếu bố mẹ thấy bé có những hiện tượng chậm phát triển như trên thì cũng đừng quá bi quan, cảm thấy như thể trời sắp sập. Hiện tại khoa học kỹ thuật rất phát triển, hãy đưa con đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt, tìm chuyên gia để được tư vấn, tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị hợp lý. Đừng nghe những lời đồn thổi, hay tìm cách can thiệp theo hướng mê tín mà bỏ lỡ, làm chậm quá trình lớn lên và phát triển của trẻ.

Trẻ sơ sinh chắc chắn sẽ gặp nhiều vấn đề khác nhau trong quá trình phát triển, và một số vấn đề sẽ được giải quyết ngay khi cha mẹ phát hiện ra, để tránh những vấn đề lớn hơn. Trong quá trình nuôi dạy con cái, cha mẹ đừng mù quáng cho rằng trẻ không quấy khóc, không quậy phá chỉ là ngoan ngoãn, hiểu chuyện khiến mọi người không cần lo lắng mà bỏ qua những vấn đề đáng lẽ phải tránh, để lại mầm mống cho những rắc rối, ân hận cho chính mình.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Không muốn làm mẹ vì nỗi đau quá khứ đeo bám
Anh đã đến phá "lớp băng giá" quanh cô. Và cô đã hoàn toàn đổ gục vì anh đồng ý chỉ cần hai vợ chồng là đủ. Nhưng mới cưới hơn 2 tháng thì cô đã dính bầu. Cô thực sự không muốn sinh con vì những ám ảnh trong quá khứ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.