Những kiến thức ăn dặm lưu truyền đã lâu đều là sai, các mẹ cần cẩn thận!

Trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, làm thế nào để nuôi dưỡng các bé một cách khoa học quả thực là một vấn đề khó.

Trước kia các mẹ có mẹ chồng và mẹ ruột trợ giúp, sau này, trên mạng internet đã bùng nổ đủ mọi kiến thức cho bé ăn, khiến bạn băn khoăn không biết thông tin nào là giả, thông tin nào là thật. Hôm nay sẽ tổng kết lại những thông tin giả về kiến thức ăn dặm cho bé để các mẹ có thể bớt phải đi nhiều đường vòng hơn!

Sai lầm 1: Nước cơm dễ tiêu hóa và có nhiều dinh dưỡng hơn bột

Những kiến thức ăn dặm lưu truyền đã lâu đều là sai, các mẹ cần cẩn thận!-1

(Ảnh minh họa)

Khi các bé bắt đầu ăn dặm, người lớn trong nhà sẽ nói với bạn rằng dùng nước cơm sẽ có dinh dưỡng và dễ tiêu hóa hơn. Cho dù bạn đã mua bột dinh dưỡng cho bé nhưng người lớn vẫn sẽ cằn nhằn nước cơm nhà tự làm còn dinh dưỡng hơn bột gạo, mà còn yên tâm hơn. Thậm chí còn có người tỏ ra như mình là người đi trước có kinh nghiệm mà nói rằng “ngày xưa mẹ đứa XX không có sữa, đều dựa vào nước cơm mà lớn”.

Tuy nhiên, trên thực tế, nước cơm được người lớn đánh giá cao không hề thần kỳ như thế. Thậm chí nó còn bị các nhà dinh dưỡng gọi là một trong những thực phẩm ăn dặm tệ nhất, nguyên nhân là vì giá trị dinh dưỡng rất thấp. Thành phần chính của gạo là tinh bột, hàm lượng protein không cao, khi nấu thành nước cơm thì giá trị dinh dưỡng lại càng bị giảm đi.

Bình thường nếu cho các bé uống nước cơm, cơ bản chỉ uống no nước (trong nước cơm có chứa hàm lượng nước rất lớn), không hề nạp vào cơ thể nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng. Nếu để tình trạng dinh dưỡng như thế kéo dài thì sẽ không có lợi cho sự phát triển của các bé.

Sai lầm 2: Những thực phẩm làm từ đậu sẽ khiến các bé dậy thì sớm

Có phải các bạn cũng đã từng nghe nói những thông tin về các thực phẩm làm từ đậu? Ví dụ như “XX uống sữa đậu thường xuyên nên dẫn đến mắc ung thư tuyến vú”, “XX ăn quá nhiều thực phẩm làm từ đậu nên bị dậy thì sớm”,... Những tin tức này khiến không ít người cũng hoang mang, không những bản thân hạn chế ăn thực phẩm chế biến từ đậu mà còn không dám cho trẻ ăn nữa, lo sợ bé ăn vào sẽ dậy thì sớm.

Thực ra, điều này hoàn toàn sai. Phytoestrogen có chứa trong các loại đậu thực ra không phải là kích thích tố, chỉ là vì kết cấu của nó khá giống với Estradiol (hormone sinh dục nữ chính) trong cơ thể. Hơn nữa có khả năng kết hợp thành các hợp chất hóa học với thụ thể estrogen trong cơ thể. Thế nên coi chúng là Phytoestrogen. Nó không những không khiến estrogen trong cơ thể tăng cao gây ung thư vú mà còn có thể giúp chúng ta điều tiết estrogen trong cơ thể.

Hơn nữa, lượng “estrogen” mà các bé hấp thu được từ thực phẩm rất ít, với lượng thức ăn của các bé, ăn một chút thực phẩm chế biến từ đậu sẽ không khiến các bé dậy thì sớm. Hiện nay cũng không có cơ quan quyền uy nào phát biểu nói rõ rằng bác bé nhi đồng không được ăn thực phẩm họ đậu. Thế nên, các thực phẩm chế biến từ đậu là nguồn cung cấp nhiều protein và canxi, các mẹ vẫn có thể yên tâm cho bé ăn được.

Sai lầm 3: Sau khi ăn được cơm hoặc cháo, thì sữa không còn quan trọng nữa rồi

Sau khi bé có thể ăn được cháo hoặc cơm, có nhiều phụ huynh sẽ nghĩ sữa không còn quan trọng nữa, thế nên dồn hết trọng tâm vào cho bé ăn dặm. Thực ra, trước 1 tuổi, các bé uống sữa mới là quan trọng nhất! Ăn dặm chẳng qua chỉ là để bổ trợ. Tuyệt đối không thể dồn hết trọng tâm vào đồ ăn đặm dược, chỉ ăn dặm không thì sẽ không thể thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng mà các bé cần.

Lời khuyên cho các mẹ là nên coi sữa làm thực phẩm chính, không nên cho bé ăn quá nhiều cháo, súp, canh, nước ép hoa quả,… vì những thứ này đều có hàm lượng dinh dưỡng khá thấp, dễ gây cảm giác no, để tránh ảnh hưởng tới việc các bé hấp thu dinh dưỡng từ sữa.

Còn việc có người nói khi bé lớn rồi thì sữa mẹ sẽ không còn dinh dưỡng nữa lại là điều hoàn toàn sai lệch. Tuy sữa mẹ sau 6 tháng sẽ không còn thỏa mãn nhu cầu hàng ngày của bé nữa nhưng vẫn còn rất giàu chất dinh dưỡng, đồng thời cũng có thể tăng cường hệ miễn dịch của bé.

Sai lầm 4: Đồ ăn dặm càng nhuyễn thì sẽ càng dễ tiêu hóa

Những kiến thức ăn dặm lưu truyền đã lâu đều là sai, các mẹ cần cẩn thận!-2

(Ảnh minh họa)

Khi bé mới ăn dặm, điều khiến các mẹ lo lắng nhất chính là bé bị nghẹn đồ ăn. Thế nên, những thực phẩm chuẩn bị cho các bé, sau khi được xay nhuyễn bằng các loại máy móc dụng cụ mới cho bé ăn để tránh bé bị nghẹn và dễ tiêu hóa hơn. Thực ra, nếu thường xuyên cho các bé ăn những thực phẩm dạng bột nhuyễn thì sẽ khiến bé khó có thể tiếp xúc với các thực phẩm khô hoặc cứng, cơ miệng của bé sẽ không được luyện tập, khiến phần vòm họng nhạy cảm.

Ngoài ra, khi lớn lên sẽ dễ mắc chứng kén ăn, răng của bé cũng không được luyện tập nhai, sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của răng, thậm chí ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ của bé. Thêm vào đó, đồ ăn quá nhuyễn, dinh dưỡng cũng sẽ bị mất đi nghiêm trọng, thường xuyên ăn đồ xay nhuyễn cũng rất dễ khiến bé bị suy dinh dưỡng.

Sai lầm 5: Ăn dặm phải ăn hết mới no

Đối với nhiều mẹ mà nói, cho bé ăn quả thực là một trận chiến. Khó khăn lắm mới làm xong đồ ăn nên muốn bé ăn nhiều hơn một chút. Thế nhưng bé lại vung chân múa tay từ chối, còn nhè thức ăn vừa cho vào ra khỏi miệng, khiến khắp nơi đều là đồ ăn, quả thực là khiến các mẹ muốn tăng xông.

Thực ra, khẩu vị nhiều hay ít của bé không hề cố định, có lúc bữa trước ăn nhiều rồi thì bữa sau sẽ ăn ít đi, có lúc uống nhiều sữa rồi thì đồ ăn dặm sẽ ăn ít đi. Hơn nữa, có lúc các bé không thích ăn một loại đồ ăn nào đó, nhất thời không chịu chấp nhận ăn.

Làm mẹ thì nhất định nên tôn trọng những phản ứng sinh lý bình thường này của con mình, đừng ép con mình ăn quá nhiều, nếu không thì sẽ dễ khiến bé phản cảm với đồ ăn, lần sau khi ăn bé sẽ càng không chịu ăn. Thế nên mới nói, có một nỗi đau mang tên mẹ bạn nghĩ rằng bạn sắp chết đói rồi…

Sai lầm 6: Đồ ăn dặm đầu tiên của bé nên là lòng đỏ trứng

Những kiến thức ăn dặm lưu truyền đã lâu đều là sai, các mẹ cần cẩn thận!-3

Không biết từ khi nào, các mẹ đều tin rằng đồ ăn dặm đầu tiên của các bé nên là lòng đỏ trứng gà. Nguyên nhân là do lòng đỏ trứng có chứa nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng sắt cao. Thực ra không phải, cho dù là ở đâu thì không hề có chuyên gia dinh dưỡng nào khuyên nên dùng lòng đỏ trứng gà làm đồ ăn dặm đầu tiên cả. Vì đồ ăn dặm đầu tiên của bé bắt buộc phải là đồ ăn chứa nhiều sắt.

Trong khi đó, hàm lượng sắt trong lòng đỏ trứng lại không nhiều như lời đồn, mà ngược lại là khá ít, hơn nữa còn khiến bé khó hấp thu. Đồng thời, nếu như cho bé ăn lòng đỏ trứng quá sớm, chất protein trong lòng đỏ trứng có thể gây dị ứng.

Thế nên lời khuyên cho các mẹ là sau khi bé đã tiếp nhận thực phẩm có chứa hàm lượng sắt xong thì hãy dần dần cho bé thử ăn lòng đỏ trứng. Hơn nữa, lần đầu cho bé ăn nên cho bé thử một lượng nhỏ, chờ đợi quan sát nửa tiếng đồng hồ nếu không có phản ứng bất thường thì mới tiếp tục tăng lượng.

Theo Vũ Phong – Vietnamnet


Ăn Dặm


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.