Những phương pháp hữu ích dạy trẻ chậm nói hiệu quả cho ba mẹ có con cái "kiệm lời"

Với các bậc làm cha làm mẹ, khi trẻ bắt đầu bi bô những câu nói đầu đời luôn là khoảnh khắc đáng nhớ và vô cùng hạnh phúc. Tuy nhiên có nhiều bé lại chậm nói hơn bình thường, khiến phụ huynh vừa mong chờ vừa lo lắng và cách dạy trẻ chậm nói thế nào cho hiệu quả là điều mà họ rất quan tâm.

# Trẻ chậm nói là như thế nào? 

Chậm nói là một dạng chậm phát triển khá phổ biến ở trẻ và thường gặp hơn so với các dạng chậm phát triển khác. Trẻ chậm nói có nghĩa là khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm hơn so với các mốc phát triển ngôn ngữ thông thường. Chẳng hạn: trẻ từ 3-4 tháng không có phản ứng với những tiếng động mạnh; trẻ 7 tháng tuổi nghe các tiếng động mà không có phản ứng; trẻ 12 tháng tuổi vẫn không thích giao tiếp với người khác, không biết nói dù chỉ một từ như bà hay mẹ...

Những phương pháp hữu ích dạy trẻ chậm nói hiệu quả cho ba mẹ có con cái kiệm lời-1

Hiện có nhiều bậc cha mẹ coi vấn đề này là bình thường và chủ quan không chú ý đến nhưng cũng có nhiều gia đình lại lo lắng quá mức cũng không nên. Tuỳ theo mức độ chậm nói và độ tuổi của trẻ, cha mẹ nên nhờ các chuyên gia tư vấn và có sự can thiệp phù hợp để cải thiện tình trạng trong quá trình nuôi dạy con.

# Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói 

Trẻ chậm nói do nhiều nguyên nhân, có thể do có vấn đề ở cơ quan phát âm hay do sự tác động của các yếu tố tâm lý, giáo dục gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ. Khi thấy trẻ chậm nói, trước tiên các bậc cha mẹ cũng đừng nên lo lắng quá, mà hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa Nhi để các bác sĩ kiểm tra. Đôi khi, chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ lại có thể là dấu hiệu báo động cho những rắc rối nghiêm trọng hơn như về bệnh lý nào đó, do tâm lý hoặc do tự kỷ. 

Chậm nói đơn thuần đôi khi chỉ mang tính tạm thời và có thể mất đi nhờ sự trợ giúp của gia đình. Cha mẹ cần động viên trẻ “nói” bằng cử chỉ hoặc âm thanh, dành nhiều thời gian chơi với con, đọc sách và nói chuyện với bé. Tuy nhiên, chậm nói ở mức độ “nặng” hơn thì cần có sự can thiệp và trợ giúp về chuyên môn từ các chuyên gia, bác sĩ.

# 8 cách dạy trẻ chậm nói nhanh

Nói đến cách dạy trẻ chậm nói thì có rất nhiều, tuy nhiên để dạy trẻ hiệu quả cao thì cần phải có phương pháp đúng và phù hợp với từng trẻ. Nhưng nhìn chung, tất cả đều đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại của ba mẹ. Dưới đây là một số phương pháp rất hữu ích và điển hình, Tintuconline mời độc giả cùng tham khảo:

1. Tích cực nói chuyện với bé 

Để cải thiện khả năng nói của của trẻ, cách tốt nhất là bạn hãy dành nhiều thời gian để trò chuyện với trẻ, ngay cả khi trẻ không nói được. Với trẻ sơ sinh mới bắt đầu tập nói hay còn gọi là “hóng chuyện”, bạn có thể sử dụng những âm thanh đơn giản như ba, má…, dần dần trẻ sẽ bắt chước và nói lại theo bạn. 

Những phương pháp hữu ích dạy trẻ chậm nói hiệu quả cho ba mẹ có con cái kiệm lời-2

Khi trò chuyện với những trẻ lớn hơn, bố mẹ nên cố gắng nói thật chậm và rõ ràng từng từ, đồng thời kết hợp sử dụng các động tác ngôn ngữ cơ thể giao tiếp với con. Hãy luôn khen ngợi con khi con đáp lại, còn nếu trẻ không nói được, hãy kiên nhẫn lặp lại từ đó nhiều lần và khuyến khích con tiếp tục phát âm. Điều quan trọng hơn là bố mẹ cần nói chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi, khi cho trẻ ăn, khi tắm cho trẻ, khi ru trẻ ngủ… Sau một thời gian, bạn sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt.

2. Nói với trẻ những gì bạn đang làm

Việc giải thích cho trẻ biết bạn đang làm gì sẽ giúp trẻ mở rộng vốn từ và biết gắn kết các từ với đồ vật lại với nhau. Ví dụ, bạn có thể nói: “Mẹ lấy cơm cho Thỏ ăn nhé!”, “Bây giờ mẹ con mình cùng mang giày nha. Giày to của mẹ, giày nhỏ của Thỏ”… Lặp lại như vậy hàng ngày, một ngày nào đó bạn sẽ bất ngờ vì số lượng từ mà trẻ học được đấy.

3. Khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề

Mặc dù trẻ chậm nói không thể giao tiếp bằng lời nói nhưng trẻ có thể giao tiếp bằng thái độ, cử chỉ và điệu bộ cơ thể. Nếu trẻ muốn một điều gì đó, bạn hãy để trẻ tự làm. Ví dụ, nếu trẻ muốn lấy một đồ vật nào đó, hãy để con tự tìm cách chứ không thực hiện thay con. Đây là cách dạy con tưởng chừng đơn giản nhưng lại được nhiều chuyên gia đánh giá cao.

Trong một số trường hợp, nếu nguyên nhân chậm nói của trẻ là do các vấn đề về thính giác, thăng lưỡi thì ba mẹ cũng không nên quá lo. Trước 5 tuổi, việc điều trị cho trẻ vẫn rất khả quan bằng cách phẫu thuật. Nếu trường hợp xấu nhất con không nghe được thì bạn có thể cho trẻ sử dụng máy trợ thính.

4. Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ

Lúc trẻ mới bắt đầu tập nói, thường trẻ sẽ phát âm không chuẩn, đôi khi còn nói ngọng, nói líu lưỡi nhưng nhiều phụ huynh lại thấy đáng yêu và bắt chước trẻ là điều rất không nên. Điều này có thể hình thành những thói quen khó sửa, khiến trẻ hiểu là mình nói đúng và tiếp tục nói sai, nói ngọng nhiều và lâu hơn. Thay vào đó, bạn cần nói chuẩn, nói đúng mỗi lần trẻ nói sai để chỉnh dần cho trẻ.

5. Tạo môi trường để trẻ phát huy khả năng nói của mình

Tivi, điện thoại không thể giúp trẻ nói chuyện mà chỉ có những người bạn cùng trang lứa mới có thể giúp trẻ làm được điều đó. Vì vậy, bạn nên tạo điều kiện để trẻ có thể chơi với các bạn cùng tuổi nhiều hơn như cho trẻ đi lớp, chơi chung với những đứa trẻ trong xóm hoặc tổ chức đi dã ngoại với những người bạn có con gần bằng tuổi với trẻ… Khi được tiếp xúc với bạn bè, trẻ sẽ trở nên dạn dĩ, nhanh nhẹn, không sợ sệt và có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

Những phương pháp hữu ích dạy trẻ chậm nói hiệu quả cho ba mẹ có con cái kiệm lời-3

6. Đọc sách, đọc truyện cho trẻ nghe

Đọc sách, truyện được đánh giá là liều thuốc hữu hiệu nhất đối với những trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, chậm nói. Do đó, cha mẹ hãy tích cực đọc cho con nghe những câu chuyện cổ tích, những vần thơ ngộ nghĩnh để giúp con làm quen được từ vựng mới, những vần điệu mới để con hiểu được cách mà bố mẹ nói chuyện. Khi đọc sách cho con, bạn nên chọn những quyển có hình ảnh và màu sắc tươi sáng để trẻ cảm thấy thích thú hơn.

7. Hát cho con nghe

Hát cho con nghe mỗi ngày với những bài hát phù hợp với độ tuổi của trẻ không chỉ giúp gắn kết tình cảm giữa cha mẹ với con cái mà nó còn là cách tốt nhất để giúp trẻ ghi nhớ từ mới một cách hiệu quả. Đây là một hình thức giúp trẻ vui vẻ hơn khi học mà chơi, chơi mà học. Hình thức này tuy đơn giản nhưng nó mang lại hiệu quả vô cùng lớn được các chuyên gia khuyên cha mẹ nên sử dụng để giúp trẻ nói nhanh hơn.

8. Sử dụng hình ảnh trực quan

Sử dụng hình ảnh trực quan nghĩa là bạn kết hợp giữa lời nói và hình ảnh thực tế. Ví dụ: Khi bạn muốn dạy bé nói từ “con cá”, bạn có thể cho bé nhìn thực tế hoặc mô hình về con cá, khi bạn dạy bé từ “xe máy”, bạn có thể chỉ cho bé nhìn thấy chiếc xe máy thực tế. Kết hợp giữa lời nói và hình ảnh trực quan sẽ giúp bé nhớ nhanh hơn, kích thích khả năng phản xạ và sự liên tưởng trong hoạt động của não bộ.

Theo V.K (tổng hợp) - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.