Nói chuyện tiền bạc với trẻ: “Đừng khóc vì nghèo hay phô trương sự giàu có” vì chúng chỉ khiến con bạn ngày càng trở nên kém cỏi hơn

Tỷ phú Warren Buffett - nhà đầu tư thành công nhất của thế kỷ 20 từng nói rằng, sai lầm số 1 mà nhiều cha mẹ đang mắc phải là đợi khi con lớn đến tuổi thiếu niên mới dạy chúng về tiền bạc dù có thể làm điều này ngay từ khi bọn trẻ học mẫu giáo.

Điều này cho thấy phụ huynh cần phải nói chuyện về tiền bạc với con trẻ càng sớm càng tốt, trau dồi tư duy tiền bạc và hướng dẫn thái độ của trẻ đối với tiền ngay từ khi còn nhỏ, có như vậy mới giúp trẻ trở thành những người mạnh mẽ và thành công trong tương lai. 

Nói chuyện tiền bạc với trẻ: Đừng khóc vì nghèo hay phô trương sự giàu có” vì chúng chỉ khiến con bạn ngày càng trở nên kém cỏi hơn-1

Vậy nhưng làm sao để nói chuyện tiền bạc với con cái hiệu quả lại là một vấn đề không hề dễ dàng, bởi nếu định hướng sai thì chính bố mẹ lại gieo rắc vào đầu con trẻ những suy nghĩ tiêu cực, khiến trẻ lớn lên tự ti và kém cỏi.

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett là một người hiểu rõ nhất tầm quan trọng của việc dạy trẻ em về trách nhiệm tài chính. Ông đã đưa ra lời khuyên với các bậc cha mẹ rằng: Đừng khóc vì nghèo, đừng phô trương sự giàu có mà hãy giúp trẻ hình thành những quan điểm và cách kiểm soát tiền bạc đúng đắn ngay từ khi còn nhỏ.

Trong đó, Buffett đề cập tới những rủi ro đến từ 2 thái cực khó có thể cứu vãn được mà nhiều bậc cha mẹ đang mắc phải trong nuôi dạy con cái nếu không biết cách nói chuyện tiền bạc với trẻ một cách chính xác. 

"Nhà mình nghèo nên không có tiền", “Chúng ta không có tiền, đừng so sánh với người khác”…

Đây là câu nói vô cùng quen thuộc mà rất nhiều bố mẹ đang nói hằng ngày với con cái, đôi khi chỉ là để từ chối một mong muốn nào đó của trẻ mà bố mẹ không ưng cái bụng. Tuy nhiên nếu bạn lặp lại “tuyên ngôn” đó thường xuyên thì sẽ khiến trẻ thực sự nghĩ là nhà mình nghèo thật, trẻ bị gây áp lực mà trở nên tự ti, mặc cảm trước những người xung quanh.

Nói chuyện tiền bạc với trẻ: Đừng khóc vì nghèo hay phô trương sự giàu có” vì chúng chỉ khiến con bạn ngày càng trở nên kém cỏi hơn-2

“Nhà mình nghèo lắm nên không thể mua được những thứ này” trở thành tâm lý thường trực khiến trẻ luôn “chấp nhận” và “không dám đòi hỏi”. Chúng ăn sâu trong ý nghĩ và như một tảng đá đè nặng cõi lòng trẻ, làm trẻ mất tự tin và trở nên kém cỏi. Thậm chí, trẻ không dám giao tiếp với các bạn trong lớp vì sợ các bạn chê cười, vì nhà nghèo nên sống khép kín, tự động xa lánh người khác và không dám kết bạn…

Những đứa trẻ như vậy có thể lớn với bóng đen tâm lý suốt đời, cả đời đấu tranh với sự tự ti, và sự tự ti sinh ra từ trong “xương tủy” sẽ không bao giờ xóa bỏ được cho dù điều kiện sống có cải thiện hơn. Vì không được thỏa mãn vật chất khi còn nhỏ, chúng có khả năng lớn lên sẽ tìm kiếm tiền bạc, chạy theo tiền bạc khắp nơi, hoặc theo đuổi những thứ xa xỉ một cách thái quá để khỏa lấp sự thiếu thốn của tuổi thơ, bất chấp thủ đoạn.

"Nhà ta có tiền, không đi làm cũng không sao”, “Tiền là chuyện nhỏ”… 

Trái ngược với những gia đình không dư giả, những bậc cho mẹ trong gia đình khá giả luôn rất tự tin, thậm chí tự mãn khi nói chuyện với con cái về tiền bạc, chẳng hạn như: "Những gì chúng ta có là tiền. Mẹ sẽ mua cho con bất cứ thứ gì con muốn", “Con cứ ngoan thì muốn gì cũng được, bố mẹ có tiền”, “Tiền là chuyện nhỏ”… 

Nói chuyện tiền bạc với trẻ: Đừng khóc vì nghèo hay phô trương sự giàu có” vì chúng chỉ khiến con bạn ngày càng trở nên kém cỏi hơn-3

Nghe những gì bố mẹ nói, đứa trẻ nhất định sẽ phung phí đến mức tối đa, từ đó phát triển đến tột cùng tính cách phù phiếm, kiêu căng, tự phụ và ngạo mạn. Những đứa trẻ như vậy đã tiêu tiền và không kiểm soát từ khi còn nhỏ, vì chúng không phải làm việc chăm chỉ để đạt được điều mình muốn, không phải lao động và vất vả nên chúng càng ngày càng lười biếng và trở thành một kẻ sống dựa dẫm đến tận khi về già. Những người không biết xoay xở tiền bạc, không chịu phấn đấu thì cuối cùng sẽ bị xã hội đào thải, dù có núi vàng, núi bạc thì sớm muộn gì cũng mất trắng.

Bên cạnh đó, một số cha mẹ giàu có rất thích thưởng cho con cái bằng vật chất hoặc tiền bạc khi chúng khiến họ hài lòng, do đó trẻ cũng hình thành ý nghĩ rằng tiền là toàn năng. Khi một đứa trẻ như vậy lớn lên, rất có thể chúng sẽ trục lợi, làm ăn quanh co, hám lợi.

Lời kết

Rõ ràng việc dạy dỗ con cái ra sao bị ảnh hưởng khá nhiều từ điều kiện gia đình và việc hướng dẫn trẻ về tiền bạc cũng vậy. Tuy nhiên cha mẹ thông thái nên tránh cả 2 thái cực trên khi nói chuyện tài chính với trẻ.

Nếu trẻ luôn bị cha mẹ truyền lửa tiêu cực như vậy sẽ lớn lên mà chưa hiểu biết đầy đủ về tiền bạc, đồng thời dễ có những tư tưởng cực đoan hơn. Trẻ luôn cho rằng tiền là toàn năng, là điều quan trọng nhất và điều này sẽ khiến suy nghĩ của họ bị lệch lạc, thậm chí ảnh hưởng đến cách nhìn của họ về cuộc sống.

Theo V.K - Vietnamnet 


nuôi dạy trẻ


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.