Nuôi dạy trẻ vị thành niên: 3 quy tắc mấu chốt cha mẹ không nên làm

Trẻ vị thành niên sẽ muốn tách biệt khỏi cha mẹ và trở nên độc lập hơn. Lúc này, cha mẹ nên học cách nuôi dạy sao cho khoa học để giúp con trưởng thành an toàn.

Trong suy nghĩ của hầu hết mọi người, ba từ “tuổi mới lớn” chính xác là gắn liền với những nhận định như “nổi loạn” và “cãi vã”. Trên thực tế, tuổi dậy thì đến đột ngột bất cứ lúc nào, và những thay đổi mà nó mang lại cho trẻ cũng rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục cho rằng. không thể mô tả một cách đơn giản và thô sơ là “nổi loạn” và “không vâng lời”. 

Trong giai đoạn này, ý thức về bản thân của trẻ sẽ mở rộng đáng kể, trẻ bắt đầu có nhiều ý tưởng riêng và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm sinh lý, cảm xúc của trẻ cũng theo đó mà thay đổi. Tất cả những thay đổi trên là bình thường. Là cha mẹ, chúng ta không nên có tư tưởng chối bỏ hay áp đặt mà nên đối xử đúng với “tuổi vị thành niên” và giúp trẻ bước qua một cách an toàn.

Nuôi dạy trẻ vị thành niên: 3 quy tắc mấu chốt cha mẹ không nên làm-1

Có 3 điều, cha mẹ tuyệt đối không nên làm trong gia đoạn trẻ đang tuổi mới lớn.

1. Không tôn trọng quyền riêng tư của con

Một số phụ huynh từng chia sẻ rằng, khi con vào cấp 2, việc giao tiếp giữa họ và con cái giảm dần. Mỗi khi hỏi về việc học tập, sinh hoạt thì con luôn dửng dưng đáp lại bằng mấy từ như “OK”, "bình thường", “không sao cả”. Điều này khiến các bậc phụ huynh sẽ không an tâm nên một số người đã lén đọc nhật ký của con khi con đang đi học. Ai ngờ sau khi con đi học về, biết được cuốn nhật ký của mình bị lộ, con sẽ lập tức phản ứng mất kiểm soát và nói: "Sao mẹ lại xem trộm nhật ký của con?! Con ghét mẹ"...

Việc cha mẹ xem trộm nhật ký của con cái không phải là chuyện hiếm. Nhiều bậc cha mẹ vì tâm lý bao bọc, nghĩ quan tâm đến con cái nên đã làm việc này. Nhưng các chuyên gia giáo dục nhận định, đối với trẻ con, nhật ký là thứ vô cùng riêng tư, bố mẹ không được xem trộm khi chưa được phép. Nếu xem trộm nhật ký của con sẽ khiến chúng cảm thấy không được tôn trọng. Việc xâm phạm quyền riêng tư cũng khiến trẻ mất cảm giác an toàn nên sẽ phản ứng dữ dội.

Xem trộm nhật ký của trẻ có thể theo dõi cuộc sống của chúng, nhưng có một số con sẽ từ đó mà mất lòng tin vào cha mẹ. Vậy ở đây cái mất nhiều hơn được.

Nếu cha mẹ muốn thật sự hiểu lòng con cái thì chỉ có thể lấy tấm chân tình của mình, tăng cường đồng hành cùng con trong cuộc sống hàng ngày, để trẻ cảm nhận được sự tin tưởng, yêu thương. Chỉ bằng cách này, trẻ mới dần mở lòng, giao tiếp với cha mẹ, xây dựng mối quan hệ cha mẹ - con cái tốt đẹp. Ngược lại, việc không tôn trọng quyền riêng tư của trẻ sẽ chỉ càng ngày càng đẩy trẻ ra xa mà thôi.

2. Không giữ lời hứa

Trẻ vị thành niên coi trọng “ lời hứa và sự cam kết” nhất, một khi cha mẹ không giữ lời hứa sẽ khiến chúng bị mất lòng tin. Vì vậy, khi đã hứa với con, chúng ta phải cân nhắc kỹ lưỡng, tuyệt đối không được làm trái lời hứa. Nếu không giữ lời, có thể khiến trẻ cảm thấy không được tôn trọng và mất đi động lực phấn đấu.

Nuôi dạy trẻ vị thành niên: 3 quy tắc mấu chốt cha mẹ không nên làm-2

3. Không bảo vệ hình ảnh bên ngoài của trẻ

Có thể nói, trẻ thời kỳ mới lớn cực kỳ quan tâm hình tượng của chính mình. Bạn sẽ thường xuyên bắt gặp hình ảnh con mình thích ăn mặc hơn, để ý đến hình ảnh bề ngoài và có thể đứng trước gương nhiều lần trong ngày.

Lúc này, nếu cha mẹ không quan tâm đến con, không bảo vệ hình ảnh của con, chê bai hoặc vội trách con đỏm dáng quá sớm sẽ khiến chúng bị tổn thương, đánh mất sự chủ động trong giao tiếp. Lời khuyên là hãy cùng con xây dựng lòng tự tin và nhìn nhận quan điểm cái đẹp một cách đơn giản, đúng đắn nhất. 

Theo Minh Minh - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.