Yêu chiều, bảo bọc trẻ quá mức chưa bao giờ là tốt, phụ huynh cần học cách buông bỏ để con cái trở nên độc lập và trưởng thành

Tính độc lập là biểu hiện của khả năng tự chủ mạnh mẽ - yếu tố vô cùng quan trọng trong cuộc sống nhưng những đứa trẻ được bố mẹ quá bảo bọc khó mà có được.

Ngày nay mỗi gia đình đều thường chỉ có 1-2 con, vậy nên mỗi đứa trẻ đều là tài sản quý giá nhất của các bậc làm cha làm mẹ. Không chỉ yêu thương quan tâm, chiều chuộng hết mực, nhiều người còn dành làm hết mọi việc hộ con, chăm lo từng li từng tí một vì lo chúng vất vả, lo chúng bị tổn thương hay không có thời gian học hành… Tuy nhiên chính sự bảo bọc vô điều kiện, mọi lúc mọi nơi đó đã làm thui chột tính độc lập của trẻ, thay vào đó khiến con bạn trở nên sống thụ động và phụ thuộc rất không tốt cho tương lai của trẻ sau này.

Yêu chiều, bảo bọc trẻ quá mức chưa bao giờ là tốt, phụ huynh cần học cách buông bỏ để con cái trở nên độc lập và trưởng thành-1

Trong khi đó, ở xã hội phức tạp, một người độc lập và có khả năng tự chủ cao mới có thể vững vàng bước đi, từng bước vượt qua sóng gió và cám giỗ, chinh phục thử thách và thành công. Vậy muốn rèn luyện tính độc lập cho trẻ phụ huynh nên làm gì? Vài phương pháp nhỏ dưới đây rất thiết thực, mời các bố mẹ cùng tham khảo:

1. Đừng chiều chuộng con cái quá mức

Không hiếm phụ huynh chăm lo cho con từng li từng tí một. Họ sát sao đến nỗi làm mọi việc thay con, hoàn toàn chịu trách nhiệm về con cái của mình. Tuy nhiên, hành động đó lại tước đi cơ hội tự làm của trẻ và vô tình trở thành “vật cản” cho sự độc lập của con cái.

Cha mẹ nên cho con cơ hội, từ từ dạy con tự làm, trau dồi khả năng tự chăm sóc bản thân, bắt đầu từ những việc rất nhỏ, không nên quá khó ngay từ đầu, nếu không sẽ khiến trẻ cảm thấy ngại khó và không tiếp tục cố gắng.

Yêu chiều, bảo bọc trẻ quá mức chưa bao giờ là tốt, phụ huynh cần học cách buông bỏ để con cái trở nên độc lập và trưởng thành-2

Ví dụ như học lau miệng, lau mũi, rửa tay, đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo, sắp xếp đồ chơi ... Những việc tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng thực chất lại tạo cơ hội vận động tốt cho bé, đồng thời tăng cường khả năng sống độc lập của bé. Khi lớn hơn, chúng cũng có thể học cách dọn phòng độc lập, tự chăm sóc đồ đạc của mình, học cách lau bàn ghế, gấp chăn bông, tự giặt những đôi tất nhỏ của mình...

2. Tạo bầu không khí gia đình dân chủ

Nhiều bậc cha mẹ nói rằng họ là những bậc cha mẹ rất văn minh và dân chủ, nhưng trên thực tế, con cái thường không có quyền tự do lựa chọn, cha mẹ có thói quen giải quyết hầu hết mọi việc mà không bao giờ nghĩ đến việc hỏi ý kiến của con cái.

Yêu chiều, bảo bọc trẻ quá mức chưa bao giờ là tốt, phụ huynh cần học cách buông bỏ để con cái trở nên độc lập và trưởng thành-3

Rèn luyện tính độc lập cho trẻ là một quá trình giáo dục lâu dài, không bị gián đoạn, xuyên suốt từng phút giây trong cuộc sống của trẻ. Do đó, phải có bầu không khí dân chủ ở nhà và thường xuyên thảo luận các vấn đề của trẻ với trẻ, tạo cơ hội cho việc rèn luyện tính tự lập.

Đặc biệt đối với trẻ trên 12 tuổi đã bước vào tuổi dậy thì, nếu vẫn trực tiếp đưa ra quyết định mà không hỏi ý kiến của trẻ như khi còn nhỏ rất dễ gây ra tâm lý nổi loạn của trẻ, rất bất lợi cho sự phát triển tâm lý của trẻ giai đoạn này.

3. Học cách buông bỏ và khuyến khích trẻ tự làm

Theo các nhà tâm lý học, dưới góc độ phát triển của trẻ, không cho trẻ vận động đồng nghĩa với việc tước đi cơ hội phát triển khả năng tự chăm sóc bản thân của trẻ, lâu dần trẻ sẽ mất đi tính tự lập.

Trong khi đó, nhiều bậc cha mẹ thường cảm thấy rằng họ rất hiểu con cái của họ, vì vậy họ nghĩ rằng có thể giúp con đưa ra quyết định đúng đắn. Trên thực tế, những bậc cha mẹ này chỉ không thể chịu đựng việc con cái đi chệch hướng hay làm sai ý mình.

Yêu chiều, bảo bọc trẻ quá mức chưa bao giờ là tốt, phụ huynh cần học cách buông bỏ để con cái trở nên độc lập và trưởng thành-4

Cha mẹ không nên cố bắt con cái sao chép cuộc sống của chính mình và cũng đừng cố áp đặt con mình bằng những lời biện minh "tất cả vì muốn tốt của con". Hãy mạnh dạn buông bỏ và hướng dẫn trẻ tự làm những việc của mình, để trẻ tự chăm sóc và tự chủ được cuộc sống của mình mà không cần bố mẹ kè kè bên cạnh.

Phụ huynh hãy cho trẻ cơ hội rèn luyện càng nhiều càng tốt, đừng bảo bọc trẻ quá mức vì nếu trẻ sống dưới sự che chở của cha mẹ lâu dài thì tính cách của trẻ cũng sẽ trở nên rất hèn nhát và sợ hãi, không có bất kỳ ý kiến độc lập nào.

4. Giám sát hợp lý và kiểm soát kịp thời

Các thói quen hàng ngày của trẻ em nên được giám sát hợp lý và kiểm soát một cách kịp thời. Ví dụ, khi trẻ đòi tiền tiêu vặt, cha mẹ phải cho trẻ hiểu rằng tiền không dễ dàng mà kiếm được, và có thể để trẻ giúp một số việc nhà để đổi lấy tiền tiêu vặt. Điều này không chỉ trau dồi khả năng thực tế của trẻ mà còn khiến trẻ hiểu giá trị của tiền bạc, và khi tiêu tiền mình tự kiếm được sẽ khiến trẻ cảm thấy tự hào. 

Đối với quá trình học tập của trẻ, khuyến khích là trọng tâm chính, với sự giám sát và hướng dẫn thích hợp, có thể hoàn thành cùng nhau khi cần thiết. Ba mẹ không nên sử dụng các biện pháp ép buộc hay can thiệp thô bạo để làm giảm lòng nhiệt tình và tinh thần dám làm của trẻ.

Yêu chiều, bảo bọc trẻ quá mức chưa bao giờ là tốt, phụ huynh cần học cách buông bỏ để con cái trở nên độc lập và trưởng thành-5

5. Cho phép trẻ mắc lỗi và đưa ra những quyết định nhỏ

Cho phép trẻ mắc lỗi để trẻ tự rút kinh nghiệm và không lặp lại sai lầm tương tự nữa. Nếu con bạn mắc lỗi, đừng la mắng chúng, thay vào đó hãy nói với chúng rằng chúng đã sai ở đâu và làm thế nào để chúng có thể làm tốt hơn trong lần sau.

Ngoài ra, phụ huynh cũng cũng nên để trẻ tự quyết định trong những việc nhỏ. Khi trẻ em được tự do đưa ra quyết định của mình, chúng sẽ học cách đưa ra lựa chọn và điều này khiến chúng độc lập trong việc tự mình đưa ra các quyết định lớn hơn sau này.

Nếu trẻ thất bại khi làm việc gì đó hăng hái, lúc này đừng đánh mắng trẻ. Bạn hãy tìm một góc độ tốt nào đó để khuyến khích và động viên trẻ, cùng với những đánh giá công bằng và thích hợp để trẻ không nản chí và có mong muốn làm lại.

 

Theo VK - Vietnamnet


Dạy con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.