- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phụ huynh đỗ ô tô đón con gây hỗn loạn cổng trường: Chúng ta đang dạy trẻ điều gì?
Sáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ.
Tôi có 2 con, học ở hai trường cấp 1 và cấp 2 khá gần nhau tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vì đi làm xa nên tôi thường chở các cháu đến trường khá sớm và ít khi phải chịu cảnh tắc nghẽn. Nhưng có những hôm bận việc, tôi đưa con tới trường muộn 5-10 phút thì gặp ngay cảnh đông kín, 1-2 phụ huynh đi ô tô đỗ xịch trước cổng trường, dừng 2-3 phút là cả đoàn xe phía sau tắc cứng. Xe máy cũng chen chúc nhau đậu sao cho gần lối vào trường.
Vất vả nhất là những học sinh đi xe đạp. Ba lô nặng trịch đeo trên vai hoặc để ở giỏ phía sau yên, người các em lệch hẳn sang một bên khi phải đứng chống chân đợi hay cố lách qua những chiếc xe máy, ô tô để vào trường.
Cảnh đón trẻ tan học trước cổng một trường tiểu học ở ngoại thành Hà Nội. Ảnh: MT
Vượt qua được cổng trường chục mét tôi vẫn chưa thoát khỏi cảnh tắc nghẽn, khi nhiều cha mẹ đỗ phịch bên đường hay dựng xe ở lòng đường, tranh thủ cho con mua gói xôi, cái bánh kẹp trước khi vào lớp. Người chen người, xe sát xe. Tiếng í ới giục con mua mau, ăn mau, tiếng lầm bầm bực bội khi xe bị tạt đầu, lấn trước… Cảnh tượng bắt đầu ngày mới, chuẩn bị buổi học thật không đẹp chút nào.
Cách đó không xa cũng có một trường mẫu giáo. Nhà trường đã bố trí bãi bên trong dành cho xe máy, bên ngoài là ô tô nhưng nhiều phụ huynh có điều kiện vẫn phi thẳng xe hơi vào cổng, làm xe máy chỉ còn biết cố lách từng chiếc một qua. Trong khi đó, chỉ cách 5-10m là một bãi đất, đậu được cả chục chiếc ô tô thì trống trơn.
Trên đường từ nhà tới cơ quan, tôi gặp lại cảnh tượng này ở khu vực quận Đống Đa, khi đi qua một trường cấp 1 khi chuẩn bị trống vào lớp.
Trường này nằm ngay bên mặt đường lớn, vỉa hè khá rộng nhưng mỗi ngày đều có ít nhất 2 lượt kẹt vì phụ huynh đậu xe lấn hết đường trước cổng trường. Giờ cao điểm, địa phương phải huy động 2-3 cán bộ tổ dân phố để điều hướng giao thông, nhắc nhở phụ huynh không đỗ xe ngay quá gần trường.
Có lần, đến công ty, tôi đem chuyện này ra kể và bàn luận với mấy người cũng có con nhỏ như mình, nào ngờ không ít đồng nghiệp lập tức đổ tội cho quy hoạch của thành phố khiến nhiều trường gần nhau, đường nhỏ, thiếu chỗ đỗ xe… Một số phụ huynh biện luận rằng, đưa con đi học không thả con trước cổng trường thì để ở đâu, rồi đưa ra đủ thứ lý do nghe có vẻ hợp lý. Đó là trẻ đeo balo nặng nên không muốn đỗ xe xa để con phải đi bộ lâu, mệt mỏi; Bố mẹ cũng phải mau chóng đi làm cho kịp giờ, thời gian đâu mà đỗ xa rồi dắt con vào trường; Sáng ra con buồn ngủ, ngủ gật, gọi mãi mới tỉnh để xuống xe nên đôi khi phải đỗ ở cổng trường hơi lâu…
Nếu ngẫm sâu một chút, chúng ta có nhận ra mình đang dạy gì cho con khi lúc nào cũng chăm chăm tìm chỗ đậu xe tiện nhất cho mình không cần biết quy định thế nào hay có ảnh hưởng tới ai hoặc khi sẵn sàng chạy ngược chiều vì đường vòng xa hơn mấy trăm mét hay không thèm đội mũ bảo hiểm bởi trường cách có 1-2 km?
Tôi cho rằng tâm lý làm gì tiện cho mình, việc người khác mặc kệ… chính là lý do chính gây nên tình trạng đỗ xe bừa bãi ở cổng trường, gây ách tách giao thông và làm gương xấu cho con trẻ.
Sự tiện lợi cá nhân đã lấn át ý thức cộng đồng. Chúng ta có thể biết xe cộ dừng đỗ tùy tiện khiến giao thông ùn tắc, gây khó khăn cho học sinh, phụ huynh khác hay người dân quanh trường nhưng vẫn làm vì áp lực thời gian, nhịp sống gấp gáp, vì thói quen hay suy nghĩ “ai chả thế”.
Trước khi trách chính quyền, nhà trường, đổ lỗi cho quy hoạch… có lẽ mỗi phụ huynh nên tự nâng cao ý thức của mình một chút, bắt đầu từ những hành động nhỏ, như tìm chỗ đỗ xe đúng quy định, đỗ xa hơn một chút, đi bộ đưa đón con khi có thể… Việc này chẳng những vừa giảm ách tắc giao thông, vừa làm gương cho con cái về ý thức trách nhiệm trong cộng đồng.
Đức Quang (Phụ huynh Hà Nội)
Theo VietNamNet
-
Làm mẹ52 phút trướcĐể nuôi dạy những đứa trẻ thông minh về mặt cảm xúc, cha mẹ cần cẩn trọng trong từng lời ăn tiếng nói.
-
Làm mẹ11 giờ trướcTrẻ trầm cảm không hình thành trong một ngày mà bị ảnh hưởng một cách từ từ từng ngày một. Nguy hiểm là nhiều cha mẹ coi nhẹ vấn đề tinh thần của con, cho rằng con "làm quá" để gây chú ý.
-
Làm mẹ1 ngày trướcMong muốn con học giỏi và chỉ “nhăm nhăm” dạy học cho con, thậm chí phải dỗ dành, nịnh nọt, đáp ứng mọi yêu cầu của con để con… học mà “quên” dạy đạo đức cho con, 2 đứa con nhà chị Nguyễn Thuỳ An (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) trở nên ngang bướng, coi thường mẹ.
-
Làm mẹ2 ngày trướcBé N. (sinh năm 2023) bị viêm da cơ địa nhưng gia đình lại chữa bằng cách tắm lá khiến mặt phồng rộp, tình trạng viêm ngứa lan rộng, da chảy dịch.
-
Làm mẹ3 ngày trướcMột đứa trẻ có thể trở thành người như thế nào trong tương lai phần lớn phụ thuộc vào cách giáo dục của gia đình.
-
Làm mẹ3 ngày trướcNgay cả khi đã làm cha, làm mẹ, bạn cũng cần tu dưỡng để con cái noi gương. Cha mẹ có năng lực nuôi dạy tốt sẽ truyền năng lượng tích cực cho con. Cha mẹ không có năng lực dễ khiến con lạc lối.
-
Làm mẹ4 ngày trướcCó những người tưởng bạn tốt hóa ra lại là vật cản cuộc sống của bạn, kéo bạn thụt lùi, thậm chí còn đâm sau lưng bạn.
-
Làm mẹ4 ngày trướcCha mẹ luôn đầu tư cho con trong việc học hành với mong muốn tạo nền tảng tốt cho tương lai của con sau này. Chỉ có điều cùng một "hạn mức đầu tư" nhưng có trẻ học giỏi, có trẻ lại học dở.
-
Làm mẹ5 ngày trướcThời tiết thay đổi thất thường khiến trẻ dễ ốm vặt, do đó hãy tăng cường miễn dịch cho trẻ bằng những thực phẩm giàu dinh dưỡng thiết yếu.
-
Làm mẹ5 ngày trướcTrong một nghiên cứu của ĐH Harvard, các nhà khoa học đã chỉ ra những sai lầm của phụ huynh có thể huỷ hoại tương lai con nếu không sửa chữa kịp thời.
-
Làm mẹ6 ngày trướcCha mẹ của cậu bé đều là những trí thức có học vấn ấn tượng. Cả hai người đều rất tham vọng và không ngừng thúc đẩy sự phát triển của cậu con trai nhỏ.
-
Làm mẹ6 ngày trướcLydia Birk (56 tuổi, người Mỹ) vẫn giữ lại cuốn sách thiếu nhi “The Velveteen Rabbit” đã gắn với tuổi thơ của các con, những người giờ đã trưởng thành ở độ tuổi 20 và 30.
-
Làm mẹ09/12/2024Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Tùng, Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đã đưa ra khuyến cáo cho cha mẹ về một số bệnh phổ biến mà trẻ em dễ mắc phải khi chuyển sang thời tiết lạnh.