Phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi đối diện những nguy cơ tiềm ẩn cho cả mẹ và bé

Nếu không còn ở độ tuổi tốt để mang thai thì việc cố gắng sinh con có thể mang lại tác hại lớn hơn cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi

Hiện có không ít phụ nữ sinh con khi tuổi tác đã lớn vì nhiều lý do khác nhau như kết hôn muộn, muốn phấn đấu sự nghiệp trước, sinh thêm con thứ 3, cố để có đủ nếp đủ tẻ, thêm con cho đông vui... Thực tế ai cũng có mong muốn riêng mà họ cho là chính đáng, tuy nhiên tất cả đều phải đối diện với những nguy cơ chung mà các gia đình cần hết sức lưu ý.

Phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi đối diện những nguy cơ tiềm ẩn cho cả mẹ và bé-1

Theo các chuyên gia, việc sinh con cần chú ý đến nhiều yếu tố, nếu bản thân thai phụ không phù hợp độ tuổi mang thai thì việc cố gắng sinh con chỉ mang lại tác hại lớn hơn cho sức khỏe của thai phụ và sự phát triển bình thường của thai nhi. Đặc biệt đối với một số bà mẹ cao tuổi thì càng phải ghi nhớ 3 nguy cơ sau:

1. Dễ sảy thai hơn

Khi phụ nữ đến một độ tuổi nhất định, khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ yếu hơn và những bệnh thông thường cũng trở nên khó chữa và kéo dài. Quá trình mang thai vô cùng mệt mỏi, nếu không cẩn thận sẽ kéo theo cơ thể người phụ nữ xuống sức và tăng nguy cơ sảy thai. Ngoài ra, phụ nữ lớn tuổi có xu hướng xương chậu và âm đạo cứng hơn, khả năng co bóp kém hơn, có thể dẫn đến nhiều nguy cơ khi chuyển dạ.

2. Chất lượng trứng kém

Nhìn chung, phụ nữ trẻ tuổi có trứng tốt hơn, dễ thụ thai và có nhiều khả năng mang thai thành công hơn. Phụ nữ lớn tuổi muốn thụ thai thành công thường phải có sự can thiệp như sử dụng các phương pháp như thụ tinh ống nghiệm và dùng thuốc để tăng khả năng mang thai. Điều này không chỉ tốn kém về tiền bạc mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ cũng như những nguy cơ cho đứa trẻ trong tương lai. Trong mọi trường hợp, thụ thai tự nhiên thì phôi có chất lượng tốt hơn nhiều so với các phương pháp thụ thai khác.

3. Thai nhi dễ bị dị tật

Khi phụ nữ bước qua tuổi 35, chất lượng trứng kém đi nên khả năng bất thường nhiễm sắc thể sẽ cao hơn, là nguy cơ dẫn đến một số dị tật hay khả năng mắc bệnh của trẻ kể từ trong bào thai hay khi sinh ra đời. Chưa kể lớn tuổi muốn mang thai, người phụ nữ còn phải sử dụng một số thuốc hỗ trợ, thuốc bổ..... cũng sẽ có tác động nhất định đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Hơn nữa, phải mang thai và sinh nở rồi nuôi con khi tuổi tác đã lớn, cũng là một gánh nặng ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc, cuộc sống của người mẹ.

Phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi đối diện những nguy cơ tiềm ẩn cho cả mẹ và bé-2

Kết hôn và sinh đẻ phù hợp với lứa tuổi có nhiều khả năng thụ thai hơn

Tuổi tác là một yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, và kết hôn phù hợp với độ tuổi sẽ dễ thụ thai hơn. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khả năng sinh sản của phụ nữ có xu hướng giảm sau tuổi 30, khả năng sinh sản của nam giới giảm nhanh sau 35 tuổi và khả năng sinh sản của nam giới bắt đầu giảm sau tuổi 40.

Cùng với sự gia tăng của tuổi tác, các chức năng của mọi mặt trong cơ thể con người dần suy giảm, đó là một quá trình không thể đảo ngược, và hệ thống sinh sản cũng không ngoại lệ. Phụ nữ mang thai ở độ tuổi cao (sinh từ 35 tuổi trở lên) có nguy cơ phát triển các bất thường nhiễm sắc thể trong phôi thai (như hội chứng Down) tăng đáng kể, dẫn đến kết quả xấu như ngừng phát triển phôi hoặc sẩy thai tự nhiên. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cao tuổi dễ mắc một loạt các biến chứng như tăng huyết áp và tiểu đường khi mang thai, có thể dẫn đến hậu quả bất lợi cho mẹ và con trong những trường hợp nặng.

Thực tế độ tuổi sinh sản tốt nhất của phụ nữ là từ 22 đến 28 tuổi, hoặc nhiều nhất là 35 tuổi. Mặc dù nam giới có chu kỳ sinh sản dài hơn phụ nữ nhưng nam giới lớn tuổi sinh con cũng làm tăng nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể trong phôi thai. Tuổi thọ trung bình của con người bị kéo dài đáng kể nhưng độ tuổi mãn kinh của phụ nữ không thay đổi nhiều, cho thấy phần lớn phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên sinh con ở độ tuổi thích hợp.

Theo V.K - Vietnamnet


mang thai


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.