Siêu âm trong thời kỳ mang thai, cần lưu ý gì?

Siêu âm thai thật sự cần thiết trong việc chẩn đoán và theo dõi thai nghén đã được cả thế giới công nhận. Tuy nhiên, siêu âm vào lúc nào và bao nhiêu lần là đủ và có hại gì cho mẹ và thai nhi hay không là những câu hỏi cần có sự giải đáp.

Theo ThS. BS Lê Thị Thu Hiền (Phó Giám đốc kiêm Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản (Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội): Tùy mục đích mà bác sĩ sản khoa đưa ra chỉ định siêu âm vào lúc nào và bao nhiêu lần là đủ trong thai kỳ.

Ví dụ: Siêu âm trong 3 tháng đầu (từ ngày kinh cuối cùng cho đến 14 tuần), cho phép tính tuổi thai, ngày dự sinh (thường sai khoảng 3 ngày), xác định được có bao nhiêu thai, thai cùng một trứng hay khác trứng, thai có bình thường, thai sống hoặc đã ngừng phát triển, thai trứng, thai dị dạng…; Siêu âm trong 3 tháng giữa (từ tuần lễ thứ 15 đến hết tuần thứ 26) nhằm khảo sát xem thai có bất thường hay không, đồng thời có thể xác định giới tính của bé; Siêu âm trong 3 tháng cuối (từ tuần thứ 27 đến cuối thai kỳ) để xác định các bất thường xuất hiện muộn trong giai đoạn này như tật não úng thủy (đầu nhiều nước), phù rau thai, xác định sự tăng trưởng của thai nhi, tình trạng bánh rau, ước tính trọng lượng thai, xác định tình trạng sức khỏe của thai trước khi sinh. Như vậy, với người có thai bình thường chỉ cần siêu âm tối thiểu ba lần, mỗi giai đoạn một lần là đủ.

Dù lợi ích to lớn mà siêu âm mang lại trong việc chẩn đoán và theo dõi thai nghén đã được cả thế giới công nhận và chưa có những bằng chứng thực sự thuyết phục về những nguy cơ do siêu âm gây ra, nhưng mọi người cũng phải cần nhận thức một cách nghiêm túc và đúng đắn về nguy cơ có thể xảy ra do siêu âm.

Cần hạn chế sử dụng siêu âm trong vòng 3 tháng đầu thời kỳ thai nghén và chỉ thực hiện siêu âm khi có những lợi ích rõ rệt cho thai nghén so với nguy cơ. Khi phải siêu âm cho 3 tháng đầu thai kỳ, cần tránh không sử dụng siêu âm Doppler và Doppler màu.

Trong suốt thời kỳ mang thai, nếu không có gì bất thường, thai phụ chỉ cần siêu âm 3 lần là đủ để biết bé có khỏe hay có dị tật gì không. Trường hợp đủ ngày sinh nhưng thai phụ vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ, có thể siêu âm thêm lần thứ 4, thứ 5 để đánh giá tình trạng thai nhi, quá trình chuyển dạ, khối lượng nước ối…

Không nên siêu âm để xác định giới tính vì quá trình này cần nhiều thời gian khiến bà mẹ phải nằm lâu trong quá trình siêu âm dẫn đến nhiễm nhiều tia bức xạ có thể gây hại cho cả mẹ và con.

Theo Báo Đại đoàn kết

Xem link gốc Ẩn link gốc http://daidoanket.vn/sieu-am-trong-thoi-ky-mang-thai-can-luu-y-gi-5669329.html

Siêu âm thai

mang thai


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.