Sự khác biệt giữa trẻ ngủ trưa và không là gì? Có một khoảng cách lớn sau khi lớn lên khiến cha mẹ nào cũng bất ngờ

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thói quen ngủ trưa của trẻ vô cùng quan trọng, giúp trẻ cải thiện trí nhớ, hỗ trợ trao đổi chất, tăng cường chiều cao...

Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, cha mẹ không chỉ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng mà còn phải rèn luyện những thói quen tốt trong cuộc sống. Theo các chuyên gia sức khỏe, việc hình thành thói quen ngủ trưa cho trẻ là vô cùng quan trọng, nó không chỉ giúp giảm mệt mỏi mà còn bổ sung năng lượng, đặc biệt là đối với những trẻ đang đi học.

Theo nghiên cứu của dữ liệu lớn tại Trung Quốc cho thấy trước khi trẻ 12 tuổi thời gian ngủ nên duy trì khoảng 8 - 10 tiếng. Đặc biệt thói quen thức khuya, dậy muộn phải được sửa chữa kịp thời. Thói quen ngủ trưa sẽ giúp trẻ cải thiện trí nhớ, hỗ trợ trao đổi chất, tăng cường chiều cao... So với những trẻ khác, những trẻ có thói quen ngủ trưa thường có khả năng tập trung và thông minh hơn.

1. Chiều cao của trẻ

Nhiều bậc cha mẹ luôn cho rằng, cứ bổ sung canxi là có thể thúc đẩy sự phát triển thể chất của trẻ, nhưng sự thật là điều này không thể quyết định được chiều cao của trẻ. Bởi vì chiều cao phần lớn là do cha mẹ di truyền và thói quen ngủ cũng rất quan trọng góp phần giúp trẻ cao hơn.

Khi trẻ bước vào giấc ngủ sâu, cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn hormone tăng trưởng. Nếu bài tiết bình thường thì cơ thể trẻ sẽ phát triển nhanh chóng, nếu không bài tiết ra sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng. Thói quen ngủ trưa sẽ giúp cơ thể trẻ tiết ra nhiều hormone hơn để đạt được hiệu quả phát triển chiều cao hơn.

Sự khác biệt giữa trẻ ngủ trưa và không là gì? Có một khoảng cách lớn sau khi lớn lên khiến cha mẹ nào cũng bất ngờ-1

2. Một giấc ngủ ngắn có thể cải thiện trí nhớ của trẻ hiệu quả

Trẻ khi nhỏ cũng nên được rèn luyện trí nhớ. Việc ngủ trưa ví như "bước đệm" giúp trẻ cải thiện trí nhớ, phát huy trí tưởng tượng, tỉnh táo hơn, tập trung hơn và không cáu gắt. Cũng như người lớn, nếu buổi trưa không nghỉ ngơi một chút thì đến chiều bạn dễ buồn ngủ hoặc lẫn lộn điều gì đó.

3. Không ngủ trưa, ảnh hưởng đến thị giác của trẻ

Nhiều người sẽ thắc mắc, tại sao không ngủ trưa sẽ ảnh hưởng đến thị giác của trẻ? Câu là lời là thông thường trẻ đã trải qua một buổi sáng học tập, chắc chắn mắtchúng sẽ mỏi, khô, dễ chảy nước mắt và đỏ mắt. Do đó, việc nghỉ ngơi và điều chỉnh hợp lý vào buổi trưa để mắt trẻ được nghỉ ngơi sẽ giúp trẻ phục hồi thị lực, giúp tránh bị cận thị.

Sự khác biệt giữa trẻ ngủ trưa và không là gì? Có một khoảng cách lớn sau khi lớn lên khiến cha mẹ nào cũng bất ngờ-2

Tại sao trẻ em không thích ngủ trưa?

1. Ham chơi

Nguyên nhân khiến trẻ không thích ngủ trưa là do chúng ham chơi, đặc biệt là các bé trai trong gia đình thường hiếu động, buổi trưa ăn cơm xong, các bé luôn muốn ra ngoài chơi với bạn bè. Hoặc chúng sẽ muốn chơi đủ trò sau đó mới đi ngủ thì đã đến giờ chiều. Vì vậy, một giấc ngủ trưa ở trẻ đúng giờ sẽ giúp trẻ có khả năng ghi nhớ tốt hơn những đứa trẻ khác.

2. Tò mò và muốn biết người khác đang làm gì sau khi chìm vào giấc ngủ

Tính tò mò của trẻ tương đối lớn khi chúng còn nhỏ. Khi chúng thấy những đứa trẻ xung quanh chưa ngủ, chúng sẽ quan sát xem bạn đang làm gì hoặc nghe người lớn trò chuyện. Vì vậy, nếu muốn con mình hình thành thói quen ngủ trưa tốt, cha mẹ phải làm gương để con đạt được kết quả chuẩn hơn.

Theo Minh Minh - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.