“Dù khó khăn đến đâu vẫn nên để con ngủ với cha mẹ”: Kết quả thực sự khác biệt khi trẻ nhỏ ngủ với bố mẹ và ngủ với ông bà

Do bận rộn công việc hoặc do không tự tin với cách chăm con của mình, nhiều bà mẹ đã chuyển việc chăm sóc và nuôi dạy con cái cho ông bà, bảo mẫu. Tuy việc này có thể giúp cha mẹ đỡ mệt nhọc, nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc và sự phát triển của trẻ về sau.

Cuộc sống của những bà mẹ vừa đi làm vừa chăm con nhỏ, quả thực rất mệt mỏi! Ban ngày phải giải quyết công việc vất vả, tan sở trở về nhà lại phải giải quyết việc lớn nhỏ của con cái. Vì vậy, nhiều bà mẹ chọn cách cho con nhỏ ngủ chung với người lớn tuổi trong gia đình để con có giấc ngủ ngon.

Tuy nhiên, việc này lại có ảnh hưởng không nhỏ đối với trẻ. Ông bà thường có quan niệm nuôi dạy con truyền thống, khác với thế hệ ngày nay; trong khi bố mẹ trẻ có điều kiện tiếp xúc và cập nhật kiến thức nuôi dạy con mới, khoa học hơn. Những đứa trẻ được người cao tuổi/người già chăm sóc khi lớn sẽ có sự khác biết lớn so với những đứa trẻ được ngủ với cha mẹ khi còn nhỏ. 

Vậy cụ thể, những đứa trẻ được ngủ với ông bà từ bé sẽ gặp những vấn đề gì?

1. Giấc ngủ bị ảnh hưởng, kém chất lượng 

Để đưa trẻ vào giấc ngủ ban đêm không hề đơn giản, ban đầu nhiều trẻ cần người lớn dỗ dành để ngủ một cách kiên nhẫn; một số trẻ cũng phải thức dậy vào nửa đêm để đi vệ sinh khiến người lớn không thể ngủ ngon...

Dù khó khăn đến đâu vẫn nên để con ngủ với cha mẹ”: Kết quả thực sự khác biệt khi trẻ nhỏ ngủ với bố mẹ và ngủ với ông bà-1

Vì vậy, người già khi chăm trẻ nhỏ ngủ có phần hơi mất sức, nhất là nhiều người già thức giấc lúc nửa đêm do khó ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ của họ và dẫn đến thiếu năng lượng vào ngày hôm sau.

Ngoài ra, người già thường sợ cháu lạnh, nóng nên thường xuyên chạm vào người cháu trong lúc ngủ, mở chăn hoặc đắp chăn cho cháu. Trong nhiều trường hợp, những tác nhân này có thể khiến trẻ bị đánh thức, ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

2. Khả năng phát triển tư duy và cảm xúc không tốt

Đồng hành cùng con trước khi đi ngủ là đặc biệt quan trọng đối với trẻ. Nhiều bậc cha mẹ sẽ giúp con đọc những cuốn sách mà con quan tâm trước khi cùng con đi ngủ, cùng con chơi trò chơi hoặc trò chuyện ngắn với con.

Những mối liên kết này không chỉ thúc đẩy mối quan hệ cha mẹ - con cái mà còn giúp trẻ phát triển kiến thức và hình thành tính cách vui vẻ.

Dù khó khăn đến đâu vẫn nên để con ngủ với cha mẹ”: Kết quả thực sự khác biệt khi trẻ nhỏ ngủ với bố mẹ và ngủ với ông bà-2

Còn với ông bà thường không có nhiều hoạt động đồng hành như vậy trước khi ngủ, mục đích chính của của họ là đưa trẻ vào giấc ngủ càng sớm càng tốt. 

3. Trẻ yếu, sức đề kháng kém  

Khi ngủ với ông bà, nếu nửa đêm trẻ bị sốt, nôn hay có vấn đề về sức khỏe, ông bà sẽ không thể nào xử lý kịp thời do người già lớn tuổi, chậm chạp, mắt mờ chân chậm. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ lâu dài, trẻ có thể thường xuyên bị bệnh, dẫn đến chậm phát triển trí não hoặc ảnh hưởng tâm lý nặng nề.

4. Cách chăm sóc thiếu khoa học ảnh hưởng đến trẻ 

Trong cuộc sống, thế hệ người lớn tuổi thường có những thói quen cũ để dỗ dành trẻ như bế - rung - lắc để trẻ ngủ, bắt trẻ thức giấc giữa đêm để vệ sinh, dọa trẻ...

Dù khó khăn đến đâu vẫn nên để con ngủ với cha mẹ”: Kết quả thực sự khác biệt khi trẻ nhỏ ngủ với bố mẹ và ngủ với ông bà-3


Cũng có một số người già chiều cháu, cho trẻ ăn vặt trước khi đi ngủ, không giục con đánh răng sau khi ăn, lâu dần sẽ khiến trẻ hình thành những thói quen không tốt cho sức khỏe.

4. Trẻ thiếu tự tin, không có ý thức tự lập 

Đứa trẻ ngủ với ông bà sẽ được làm tất cả mọi thứ như gọi dậy vào mỗi sáng, dọn dẹp giường ngủ, chuẩn bị quần áo, được đắp chăn mỗi đêm… Lâu dần, những hành động này của ông bà theo tâm lý học sẽ tạo cho đứa trẻ một tính cách "mặc kệ" và "ỷ lại". Khả tăng tự chăm sóc bản thân của trẻ khi trưởng thành sẽ kém hơn so với những trẻ khác ngủ với bố mẹ và không được chăm sóc quá kĩ càng như vậy.

Những lợi ích trẻ nhận được khi ngủ chung với bố mẹ

Trước khi con cái ngủ riêng phòng và ngủ riêng giường, giấc ngủ là khoảng thời gian cha mẹ đồng hành cùng con lâu nhất.

Mặc dù rất ít giao tiếp bằng lời với nhau nhưng trong khoảng thời gian này, nhiệt độ, nhịp thở và cách chạm của cha mẹ có thể truyền cho trẻ cảm giác an toàn; khiến trẻ thấy vui vẻ hơn khi ngủ bên cạnh bố mẹ.

Dù khó khăn đến đâu vẫn nên để con ngủ với cha mẹ”: Kết quả thực sự khác biệt khi trẻ nhỏ ngủ với bố mẹ và ngủ với ông bà-4

Ngoài ra, việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái trước khi đi ngủ và việc cha mẹ sửa những thói quen xấu đều ảnh hưởng tinh tế đến sự phát triển tính cách của con cái.

Vì vậy, khi có điều kiện, chúng tôi khuyên trẻ nên ngủ cùng bố mẹ càng nhiều càng tốt trước khi đến tuổi cho trẻ ngủ riêng. 

Tất nhiên, nếu cha mẹ có các triệu chứng mất ngủ, trầm cảm và các khó chịu về thể chất khác thì không nên ép con ở cùng để ngủ cùng.

 

Theo Mộc - VietNamNet


chăm sóc con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.