Càng bao bọc trẻ càng phụ thuộc nhiều hơn, cha mẹ hãy cách “buông” để giúp con lớn lên sống độc lập và không bao giờ gục ngã

Tự lập là điều kiện và phẩm chất cần thiết để bất cứ ai cũng có thể trở thành một người thành công. Mọi người không chỉ phải học cách tồn tại, mà quan trọng hơn, học cách tự lập để trở thành người không bao giờ gục ngã.

01. Con cái phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ là một thói quen xấu

Trẻ em ngày nay sống trong điều kiện sống vượt trội và vô hình chung nảy sinh nhiều thói quen xấu. Sự phụ thuộc quá mức của trẻ vào cha mẹ là kết quả của sự “bảo bọc quá mức”. Trẻ không nhận ra rằng sự phụ thuộc đó có thể gây bất lợi lớn thế nào đối với sự phát triển của chính mình và ảnh hưởng đến tương lai.

Càng bao bọc trẻ càng phụ thuộc nhiều hơn, cha mẹ hãy cách buông” để giúp con lớn lên sống độc lập và không bao giờ gục ngã-1

Phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ là trở ngại lớn nhất đối với sự độc lập của trẻ và cha mẹ phải ý thức được điều này, nếu không “tình yêu” của cha mẹ sẽ lại trở thành “bất lợi” cho trẻ. Cha mẹ nên kiên nhẫn giải thích cho trẻ về những tác động tiêu cực của sự phụ thuộc và cố gắng để trở nên tự lập, học cách trở nên mạnh mẽ từ những hành động thiết thực khác nhau.

02. Phương pháp giúp trẻ trở nên tự tin và có trách nhiệm hơn

1. Lên danh sách những việc trẻ nên làm một mình

Chẳng hạn như tự mặc quần áo hoặc cất đồ chơi. Nói chuyện với trẻ về những gì trẻ nghĩ rằng có thể làm. Xóa bất kỳ nhiệm vụ nào có vẻ khó hoàn thành. Hãy nhớ rằng, trẻ em làm tốt hơn khi chúng biết những gì sẽ xảy ra.

2. Đừng mong đợi một đứa trẻ hoàn hảo 

Nếu trẻ  làm hỏng, đừng chỉ trích. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng nói cho trẻ biết cách làm đúng. Có nghĩa là tất cả mọi người đều mắc sai lầm và không ai là hoàn hảo.

3. Trẻ cần thời gian để hoàn thành nhiệm vụ của mình

Càng bao bọc trẻ càng phụ thuộc nhiều hơn, cha mẹ hãy cách buông” để giúp con lớn lên sống độc lập và không bao giờ gục ngã-2

Hãy cho trẻ một khoảng thời gian để giúp trẻ không bị căng thẳng. Ví dụ: Nếu trẻ mất tới 10 phút để mặc quần áo vào buổi sáng, vậy thì cha mẹ và trẻ hãy dậy sớm hơn để đủ thời gian cho việc này. Khi thành thục trẻ sẽ hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn, lúc đó rút ngắn thời gian vẫn chưa muộn.

4. Thiết lập các thói quen cho trẻ

Nếu lịch trình của trẻ liên tục thay đổi, trẻ sẽ bối rối. Cha mẹ cần gải thích cho trẻ phải hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể ở một khoảng thời gian nào đó. Ví dụ, cha mẹ có thể nói với con rằng chúng cần phải thu dọn đồ chơi của mình trước khi đi ngủ. 

5. Khen ngợi

Trẻ em thích được công nhận những gì chúng thích làm được. Khen ngợi trẻ khi con tự làm được một việc gì đó, dù kết quả chưa tốt, cũng có thể khiến những sai lầm nho nhỏ trẻ mắc phải trở thành lời khên để trẻ cố gắng cho lần sau.


03. Cách để nuôi dưỡng tính độc lập của trẻ

1. Khó khăn giúp trẻ mạnh mẽ và độc lập  

Khi trẻ gặp khó khăn, cha mẹ không nên giúp trẻ ngay. Thay vào đó, trước tiên cha mẹ nên khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề trước, để trẻ tự phát hiện ra tiềm năng và nhận ra khả năng của bản thân. Vì vậy, dù con làm việc gì thì cha mẹ cũng nên để con tự lập, nếu trẻ không giải quyết được, lúc ấy mới giúp trẻ làm theo cách khác và hướng dẫn con làm.

2. Cho trẻ quyền tự quyết định 

Có những điều đơn giản ở nhà cha mẹ có thể kể cho con nghe nhiều hơn, lắng nghe con góp ý, khuyến khích con bày tỏ suy nghĩ, ý kiến của mình để con học cách tham gia vào quá trình ra quyết định. Cho trẻ tham gia vào những việc đơn giản giúp trẻ học cách suy nghĩ độc lập, giúp trẻ nhận thức được tầm quan trọng của gia đình, thực hiện quyền tự chủ, đồng thời trau dồi tinh thần trách nhiệm và quyền làm chủ, từ đó giảm bớt tâm lý ỷ lại của trẻ.

3. Kích thích tinh thần của trẻ

Càng bao bọc trẻ càng phụ thuộc nhiều hơn, cha mẹ hãy cách buông” để giúp con lớn lên sống độc lập và không bao giờ gục ngã-3
Sau khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ một cách độc lập, cha mẹ nên khen ngợi trẻ, để kích thích tinh thần và lòng tự trọng của trẻ. Khi cha mẹ khích lệ tinh thần chiến đấu của con cái, trẻ sẽ có những hành động sâu hơn, từ đó giúp chúng thoát khỏi thói quen xấu phụ thuộc về mặt tâm lý và hành vi. Từ từ, trẻ cũng sẽ học cách bảo vệ lòng tự trọng và ý thức về danh dự của mình bằng những hành động thiết thực.

4. Cho trẻ một khoảng thời gian để tự do

Các bậc cha mẹ thông minh dành cho con mình một khoảng thời gian rảnh mỗi ngày khi chúng còn rất nhỏ. Trẻ em đôi khi chơi, đôi khi đọc những cuốn sách yêu thích của chúng, đôi khi vẽ, và tất nhiên đôi khi bận rộn không làm được gì, nhưng trẻ dần dần học cách trân trọng thời gian và học cách lập kế hoạch.

Kết luận: Về phương diện giáo dục gia đình, quan niệm nuôi dạy con cái của cha mẹ đóng vai trò quyết định. Cha mẹ khôn ngoan nên học cách trở thành một người “lạnh lùng và tàn nhẫn”. Bằng cách hướng dẫn đứa trẻ trải nghiệm thực tế cuộc sống cùng nhau, vượt qua khó khăn, tạo dựng một ngôi nhà tươi đẹp, và từ từ rèn luyện tính tự lập của đứa trẻ, để đứa trẻ học cách tự tìm cách giải quyết vấn đề và trở thành một động lực mạnh mẽ trong cuộc sống.
 

 

Theo Mộc - VietNamNet



Không muốn làm mẹ vì nỗi đau quá khứ đeo bám
Anh đã đến phá "lớp băng giá" quanh cô. Và cô đã hoàn toàn đổ gục vì anh đồng ý chỉ cần hai vợ chồng là đủ. Nhưng mới cưới hơn 2 tháng thì cô đã dính bầu. Cô thực sự không muốn sinh con vì những ám ảnh trong quá khứ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.