Vì sao con trai càng lớn càng ít gần gũi mẹ? Các bà mẹ nhất định phải làm tốt 3 điều này để có được tình cảm “son sắt” với con trai

"Mọi phụ huynh cần nhớ rằng mối quan hệ của bạn với con là sự nâng đỡ lớn nhất của chúng. Nếu bé trai biết rằng bố mẹ yêu thương con thực lòng, con sẽ bước ra thế giới một cách tự tin và trở thành người con thực sự muốn".

"Tại sao con trai tôi không hôn tôi nữa?"

"Con trai nói chuyện vui vẻ với cha, nhưng không có gì nói với tôi?"

"Tại sao con trai tôi luôn tỏ ra mất kiên nhẫn khi ở bên tôi?"

Khi con lớn hơn, nhiều bà mẹ than phiền rằng, không biết bắt đầu từ khi nào, con trai không còn tình cảm, ôm ấp mẹ như khi còn bé nữa, nhất là khi chúng ở tuổi mới lớn, mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái càng trở nên căng thẳng, thậm chí “như nước với lửa”.

Trên thực tế, do đặc điểm tính cách bẩm sinh nên con trai thường khó kiểm soát hơn con gái, nếu người mẹ phớt lờ những thay đổi tâm lý của con trai mà áp dụng phương pháp giáo dục “tự cho mình là đúng” thì đương nhiên sẽ khó có thể hình thành một mối quan hệ cha mẹ - con cái tốt đẹp được. 

Nói cách khác, con trai càng lớn, mẹ càng bị “ghẻ lạnh” thì nghĩa là phương pháp giáo dục của người mẹ thường không phù hợp. Muốn tình cảm với con trai bền chặt hơn thì các bà mẹ cần phải nắm rõ những điều dưới đây:

1.  Tình yêu thương và sự đồng hành là nền tảng cho sự phát triển lành mạnh của trẻ

Để nuôi dạy một đứa trẻ trưởng thành không phải là điều dễ dàng, đặc biệt việc dạy dỗ bé trai và bé gái cần những phương pháp khác nhau. Những quan niệm như con trai phải cứng rắn, không được sợ hãi... đã vô tình khiến trẻ dồn nén cảm xúc tiêu cực trong lòng, gây nhiều bất ổn.

Vì sao con trai càng lớn càng ít gần gũi mẹ? Các bà mẹ nhất định phải làm tốt 3 điều này để có được tình cảm son sắt” với con trai-1


Trên thực tế, cả bé trai và bé gái đều đang ở trong “giai đoạn tâm lý nhạy cảm” trước 6 tuổi. Lúc này, các bé càng háo hức với sự quan tâm, yêu thương và đồng hành của mẹ; nếu thiếu vắng mẹ trong việc chăm sóc con sớm thì dù có cố gắng đến mấy, khi trẻ lớn lên cũng khó mà thiết lập được mối quan hệ bền chặt giữa mẹ và con.

Vì vậy, đừng dựa vào sách vở mà hãy nhìn vào thực tế rằng bé trai cũng có nhu cầu tình cảm mạnh mẽ. Do đó, muốn hòa hợp với trẻ em, cha mẹ phải đáp ứng kịp thời và dành cho con đủ tình yêu thương cùng sự đồng hành.

2. Tôn trọng và hiểu trẻ em, trở thành "bạn bè" của con

Trong quá trình lớn lên, con cái chắc chắn sẽ có nhiều sở thích khác nhau, thường thì con trai sẽ thích hoạt đông liên tục, đá bóng, chơi điện tử, mê game… nhiều ông bố bà mẹ lại không thấu hiểu được và chọn cách chèn ép, kiểm soát con, mong dùng “quyền hành” của mình là bậc sinh thành để con cái đi đúng hướng. 

Vì sao con trai càng lớn càng ít gần gũi mẹ? Các bà mẹ nhất định phải làm tốt 3 điều này để có được tình cảm son sắt” với con trai-2

Nhưng con cái không phải là “con rối”, nếu cha mẹ không tôn trọng, thấu hiểu, chỉ biết nóng giận một cách mù quáng và không kiềm chế thì sẽ chỉ khiến mối quan hệ cha mẹ - con cái ngày càng trở nên bức bối, thậm chí còn khiến trẻ nảy sinh tâm lý ngỗ ngược, càng nghiêm khắc và kỷ luật, trẻ càng nổi loạn. 

Tiến sĩ Emerson Eggrich từng nói: “Nếu bạn chỉ có thể cho con trai mình một điều, hãy cho trẻ sự tôn trọng”. Vì vậy, khi con trai có một số suy nghĩ "kỳ lạ", cha mẹ có thể cố gắng khẳng định và sử dụng sự hiểu biết và tôn trọng để trở thành "bạn" thực sự với con.

3. Biết cách buông bỏ, tình cảm cha mẹ - con cái sẽ khăng khít hơn

Để con cái mình một tương lai tươi sáng, một số bậc cha mẹ chọn mở đường trước, can thiệp vào mọi lựa chọn của con cái, trở thành những người được gọi là "cha mẹ trực thăng" luôn "lượn" vòng quanh con cái để theo dõi và kiểm soát mọi hành động của con.

Vì sao con trai càng lớn càng ít gần gũi mẹ? Các bà mẹ nhất định phải làm tốt 3 điều này để có được tình cảm son sắt” với con trai-3

Phải biết rằng, mỗi đứa trẻ đều có trí tưởng tượng phong phú về tương lai, nhiều khi đối với người lớn thì có chút hoang đường. Do đó cha mẹ nghĩ mình "vì lợi ích của con cái" mà định hướng trẻ theo suy nghĩ của mình; mang danh “vì tương lai của con” mà thúc ép, uy hiếp để bắt trẻ làm theo những gì mà mình đã vạch sẵn. Tuy nhiên, việc làm này không những không mang lại tác dụng mà còn khơi dậy sự oán giận của con cái đối với cha mẹ. 

Trước sự trưởng thành từng ngày của trẻ, cha mẹ có thể cố gắng buông bỏ đúng lúc, thay vì can thiệp vào trẻ theo cách mà chúng ta cho là đúng, hỗ trợ từ phía sau mới là trách nhiệm của bậc làm cha mẹ. Hãy để trẻ được ước mơ, được trải nghiệm cuộc sống của riêng minh vì nói cho cùng, đó là cuộc sống của trẻ và trẻ được quyền quyết định mình sống như thế nào. 

Nhiều bé trai khi lớn lên sẽ thích bố hơn, người mẹ sẽ không tránh khỏi những lúc cảm thấy buồn tủi. Thực ra, chỉ cần mẹ chú ý đến cách giáo dục con cái thì mối quan hệ giữa mẹ và con cũng có thể trở nên khăng khít. Làm tốt 3 điều trên chính là chìa khóa để duy trì mối quan hệ cha mẹ - con cái.



Theo Mộc - VietNamNet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.