Tại sao trẻ mẫu giáo lại bạo lực đến vậy? Nguyên nhân do đâu?

Gần đây clip một bé trai đánh đập dã man một bé gái tại trường mẫu giáo ở Bắc Giang gây rúng động cộng đồng mạng.

Đây rõ ràng là trường hợp bắt nạt điển hình nhưng vấn đề là dù còn nhỏ nhưng hành động của bé trai mang tính bạo lực rất lớn. Nguyên nhân do đâu?

Có một thí nghiệm nổi tiếng thế này: Đạo cụ là một hình nộm được bơm hơi. Trong lớp học A, giáo viên liên tiếp tấn công hình nộm, đánh và quăng quật nó. Trong khi đó ở lớp học B, giáo viên nói chuyện nhẹ nhàng với hình nộm, chăm sóc nó ân cần.

Sau khi giáo viên rời đi, các em học sinh lớp A bắt chước hành động của thầy, bắt đầu tấn công hình nộm. Còn các em học sinh lớp B thì tất cả vây quanh hình nộm, chăm sóc nó, trấn an nó. Do đó, kết luận rút ra là: Nếu trẻ em tiếp xúc với những thứ bạo lực, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi đạo đức của chúng! 

Vậy:

1. Con bạn có hành vi bạo lực nào sau khi xem TV không?

2. Con bạn ở trường, có bắt nạt bạn bè không?

Thế giới con người không thể tách rời với việc học. Học ở đây không chỉ là học kiến thức sách giáo khoa mà còn học cách cư xử, cách làm người. Học cho phép mỗi cá nhân phát triển bản thân. Học chính là quá trình tiếp thu, tích lũy kinh nghiệm của người khác một cách chọn lọc, biến thành của bản thân mình.  

Trong học tập, đặc biệt đề cao sức mạnh của nêu gương. Ví dụ như một học sinh làm điều sai, bị giáo viên phạt đứng góc lớp. Lúc này học sinh đó và những học sinh khác sẽ nhận ra rằng có những quy tắc không thể phá vỡ, nếu không sẽ bị phạt. Ngược lại, nếu một học sinh làm điều tốt, giáo viên sẽ khen ngợi hoặc thưởng phiếu bé ngoan. Từ đó các thành viên trong lớp sẽ học tập tấm gương của bạn mình, làm những điều tốt để được khen ngợi.

Sức mạnh của tấm gương cho trẻ em là rất quan trọng. Trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng bởi tấm gương. 

Ngoài ra, vai trò của truyền hình, internet, phim ảnh... được nghiên cứu và đưa ra kết luận là có để mối liên quan mật thiết đến hành vi của trẻ. Khi một đứa trẻ xem một cảnh bạo lực trên TV, tiếp theo nó có thể lấy dao và khua loạn trong phòng. Đó là lý do tại sao cha mẹ nên tránh cho trẻ em xem những thứ bạo lực đang xuất hiện nhan nhản trên TV, điện thoại.

Tại sao trẻ mẫu giáo lại bạo lực đến vậy? Nguyên nhân do đâu?-1

Đừng để trẻ nhỏ nhìn thấy những thứ bạo lực, bởi ngày mai, trẻ có thể đến trường mẫu giáo, bắt chước và thực hành các hành vi bạo lực xem được trong ngày hôm trước.

Khi xem xét hành vi phi đạo đức ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các chuyên gia nhận thấy rằng: Đặc điểm của trẻ đi bắt nạt thường là có thể lực và thể chất mạnh mẽ. Trẻ, hoặc là thường xuyên bị bạo lực hoặc lớn lên trong gia đình hay sử dụng bạo lực. Nói chung môi trường gia đình của những trẻ này rất xấu, có bố hoặc mẹ hung bạo, hung hãn, có thể khiến trẻ thành kẻ đi bắt nạt trong tương lai. Mà những trẻ bị bắt nạt thường yếu đuối, gầy gò hoặc tâm lý yếu, luôn không biểu hiện ý kiến một cách rõ ràng.

Nói tóm lại, trẻ em, đặc biệt là trẻ em nhỏ, giống như một tờ giấy trắng, chưa biết suy nghĩ, cũng chưa thể phân định được đúng - sai, vì vậy bức tranh được vẽ lên tờ giấy trắng đó đẹp đẽ hay u tối đều là do người lớn . Trẻ lớn lên có hung bạo không, có thích bắt nạt và đánh người không, vai trò của người lớn, đặc biệt là cha mẹ rất quan trọng. Cha mẹ hãy cố gắng xây dựng cho trẻ một môi trường lành mạnh nhất có thể, tránh xa những thứ bạo lực có thể ảnh hưởng đến trẻ!

 

Theo Bảo Châu - Vietnamnet


bắt nạt


Trai trẻ và cái kết ê chề khi góp 'vốn tự có' vào công ty của quý bà hồi xuân đang cô đơn
Ngay buổi tối hôm đó, bà chủ giữ tôi ở lại với lý do giúp bà dọn dẹp căn phòng vừa bày biện cho buổi tiệc sinh nhật. Rồi cái gì đến phải đến khi bà chủ thủ thỉ ngọt ngào rằng nếu tôi “chiều” theo ý bà, bà sẽ dành cho tôi một suất là cổ đông trong công ty mà không cần có tiền góp vốn!

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.