- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tâm lý tuổi dậy thì ở con gái như nào? Con gái dậy thì độ tuổi nào?
Ngoài những đặc điểm chung ở tuổi mới lớn, cha mẹ có con gái tuổi dậy thì còn có những nỗi lo rất riêng trong việc hướng dẫn trẻ những vấn đề về sinh lý, tâm lý và cảm xúc.
- Tuổi dậy thì hãy để con phải chịu 3 loại "khổ", có như vậy tương lai mới không thua kém bạn bè: Cha mẹ thương con nhưng đừng sai cách
- Những tác nhân có ngay trong nhà khiến con dậy thì sớm nhưng nhiều cha mẹ chủ quan
- 4 dấu hiệu cảnh báo trẻ dậy thì sớm các gia đình cần lưu tâm: Điều số 3 không phải ai cũng có thể phát hiện
Trong giai đoạn dậy thì, con gái phát triển lành mạnh hay đầy sóng gió, trưởng thành theo hướng tích cực hay tiêu cực phụ thuộc rất nhiều vào cách gia đình quan tâm, hướng dẫn bé khi nuôi dạy con.
# Con gái dậy thì độ tuổi nào?
Dậy thì được coi là giai đoạn “quá độ” của trẻ nhỏ để chuyển từ thời kỳ nhi đồng sang thời kỳ thành niên với sự phát triển, hoàn thiện của cơ quan sinh dục và những đặc điểm giới tính của bé gái. Trong giai đoạn này, không chỉ cơ thể mà tâm lý của trẻ cũng sẽ có những biến đổi nhất định nên rất dễ rơi vào tình trạng hoang mang, lo lắng, thậm chí là khủng hoảng và nổi loạn.
Theo các chuyên gia, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi trẻ mà tuổi dậy thì sẽ có thời điểm bắt đầu khác nhau nhưng thông thường các bé gái dậy trong khoảng thời gian từ 10 đến 14 tuổi, sớm hơn so với các bé trai từ 1,5 - 2 năm. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng bé gái dậy thì sớm diễn ra khá phổ biến với những nguy cơ không tốt cho sự phát triển của bé, bố mẹ cần quan tâm để ý để nhận biết sớm những dấu hiệu dậy thì để kịp thời can thiệp và hướng dẫn trẻ kịp thời, giúp bé luôn phát triển lành mạnh, tự tin.
# Những thay đổi về sinh lý, thể chất của bé gái tuổi dậy thì
Có rất nhiều dấu hiệu cho bố mẹ nhận biết bé gái đã vào độ tuổi dậy thì, trong đó dấu hiệu đầu tiên là ở ngực. Ngực của bé gái phát triển bắt đầu từ xung quanh vú lan rộng ra, các mô vú cũng hình thành dưới núm vú. Thông thường, khi ngực bắt đầu phát triển sẽ có sự chênh lệch về kích cỡ giữa 2 vú, 1 bên thường sẽ to hơn bên còn lại vào những tháng đầu phát triển, lúc này trẻ sẽ thấy đầu vú to và mềm hơn. Thời gian dậy thì kéo dài trong vài năm, ngực phát triển nhanh, đều đặn, tròn hơn (tăng từ 5 - 7.5 cm trong 1 - 2 năm).
Tiếp theo là lông ở vùng kín sẽ phát triển đồng thời với lông nách, lông tay, chân. Mặt trẻ bắt đầu có mụn trứng cá do các tuyến sản sinh mồ hôi và dầu cũng bắt đầu phát triển , âm đạo có tiết dịch màu trắng.
Một điều dễ nhận thấy nữa là sự thay đổi về chiều cao, cân nặng: Thường bé gái tuổi dậy thì có sự tăng vọt về chiều cao, cân nặng với chiều cao trung bình tăng gần 9cm mỗi năm và cân nặng cũng tăng lên do lượng mỡ gia tăng ở khu vực giữa trên cơ thể (hông, mông và ngực). Thân hình bé bắt đầu có sự thay đổi nở nang hơn, hông tròn, eo thu hẹp, có mỡ nằm dọc theo đùi, lưng, cánh tay... tạo thành hình dáng đồng hồ cát quen thuộc của phụ nữ. Những điều này rất dễ khiến bé gái tuổi vị thành niên cảm thấy bối rối, không thoải mái và cả hoang mang, lo sợ.
Cùng với đó là sự thay đổi lớn nhất có thể khiến bé gái hoang mang, lo sợ chính là chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên đến sớm hay muộn còn liên quan yếu tố di truyền, ảnh hưởng môi trường sống, chế độ dinh dưỡng. Hiện nay, có nghiên cứu bé gái sống ở thành thị thường hành kinh sớm hơn so với bé gái vùng nông thôn, nguyên nhân do trẻ được cung cấp đủ về thực phẩm,tiếp nhận nhiều thông tin trong đời sống hiện đại, có thể liên quan đến sự gia tăng mức độ béo phì ở trẻ em. Từ đó đẩy tuổi hành kinh bé gái ngày càng sớm.
Từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên (2 năm sau khi các dấu hiệu dậy thì đầu tiên xuất hiện, trẻ sẽ bắt đầu có kinh), trẻ sẽ có những chuyển biến về cả tinh thần và thể chất, cho cảm giác bé “lớn” hẳn so với giai đoạn trước khi vào tuổi dậy thì.
# Tâm lý tuổi dậy thì ở con gái như nào?
Ở giai đoạn dậy thì, con gái thường trở nên nhạy cảm, ngại ngùng và ít muốn chia sẻ với người lớn hơn. Chưa kể tâm lý tuổi dậy thì ở con gái lẫn con trai đều không tránh khỏi muốn “nổi loạn”, thậm chí thay đổi tính cách 180 độ. . Đây là một trong những thời điểm rất đặc biệt của bé gái và cần có sự đồng hành của cha mẹ để tránh tình trạng khủng hoảng tâm lý. Nếu cha mẹ không kịp thời nắm bắt sự thay đổi của con thì rất dễ dẫn tới xung đột, khiến con gái rơi vào khủng hoảng cũng như xa cách với gia đình hơn.
Cụ thể, con gái khi bước vào tuổi dậy thì thường có rất nhiều các dấu hiệu thay đổi rõ rệt về cả ngoại hình và tâm lý:
- Lúc này trẻ bắt đầu có kinh nguyệt, cao nhanh hơn, bắt đầu có những đường cong của cơ thể ra dáng một thiếu nữ trưởng thành. Da mặt trẻ cũng bắt đầu xuất hiện mụn trứng cá và cũng bắt đầu chú ý đến ngoại hình nhiều hơn, điệu đà hơn và bắt đầu biết làm đẹp nên đôi khi khiến bố mẹ “ngứa mắt”.
- Bước vào tuổi dậy thì các con người nghĩ rằng mình đã trở thành người lớn nên thường muốn được độc lập, không thích sống trong khuôn khổ mà cha mẹ đề ra, thường miễn cưỡng hoặc chống lại những lời cha mẹ nói. Tính cách tâm lý con gái ở tuổi dậy thì thay đổi theo hướng trưởng thành hơn trong suy nghĩ với mong muốn được làm chủ cuộc đời mình. Con cũng cố gắng tách mình khỏi cha mẹ để khám phá thế giới mà con cho là “tự do” và thoải mái hơn trước kia.
- Sự độc lập của trẻ dậy thì còn thể hiện ở mặt con luôn mong muốn được thể hiện chính mình. Chẳng hạn trong một cuộc tranh luận với cha mẹ con sẽ làm mọi cách để thể chứng minh mình đúng. Trước mặt các bạn nhất là khi có bạn khác giới sẽ thể hiện mình thông minh hơn, trưởng thành hơn và chê cách bạn trẻ con. Tất cả đề nhằm mục đích thể hiện cái tôi, chứng minh cho mọi người thấy con là người lớn, không còn là trẻ con.
- Ngoài ra, ở tuổi dậy thì, con gái thường có hướng né tránh cha mẹ, không muốn trò chuyện hoặc không muốn nghe cha mẹ nói. Lý do là suy sự thay đổi của trẻ thường không làm bố mẹ yên tâm nên muốn kiểm soát, trong khi các bé lại thích được tự do thoải mái, muốn được cha mẹ tôn trọng quyền riêng tư, không can thiệp quá sâu vào việc suy nghĩ, học tập hay bất cứ việc nào khác của mình.
- Các bé gái tuổi mới lớn này cũng sẽ thích chơi thành các nhóm bạn, thích mặc đồ nhóm, thích sử dụng các đồ giống nhau. Hầu hết con đều có những người bạn thân thiết để chia sẻ bất cứ vấn đề nào khó khăn của mình thay vì kể cho cha mẹ nghe như trước. con cũng thích so sánh bản thân với những người bạn mình, muốn được diện đồ đẹp, đồ mới như các bạn và cố gắng làm nũng cha mẹ để đạt được như ý muốn.
- Đồng thời, một trong những tính cách tâm lý con gái ở tuổi dậy thì chính là bắt đầu để ý đến những người bạn khác giới. Con dần cảm nhận được những bất thường nào đó khi có một bạn nam nào đó mà con thích tiến đến gần, chẳng hạn như tim đập nhanh hơn, đỏ mặt, ngại ngùng xấu hổ khi đứng gần bạn nhưng lại thấy rất vui vẻ. Trẻ bắt đầu có những rung động đầu đời vô cùng trong sáng và dễ thương...
Có thể nói, hàng loạt những thay đổi như trên ở con gái tuổi dậy thì đã khiến không ít bố mẹ “sốc” và lo lắng. Làm thế nào để giúp trẻ không “đi chệch hướng” mà bé vẫn vui vẻ, tự tin là điều bố mẹ nào cũng trăn trở đau đầu. Nếu bố mẹ cố tình kiểm soát con theo ý mình, chắc chắn sẽ dẫn đến mâu thuẫn. Những xung đột nhỏ dần hình thành một khoảng cách vô hình giữa con cái và cha mẹ. Việc cha mẹ càng la mắng, giảng dạy con lại càng khiến bé nổi loạn hơn, không muốn nghe bởi chính lúc này con cũng chưa hiểu hết được việc mình nói hay giá trị của sự răn dạy của cha mẹ mà chỉ nghĩ rằng gia đình muốn kìm kẹp mình. Bởi thế cha mẹ phải thật khéo léo với con ở giai đoạn bé dậy thì.
Những điều cha mẹ nên làm cho con gái tuổi dậy thì - Nên trò chuyện về những thay đổi của con, chủ động cho con biết trước về những thay đổi tâm sinh lý của bản thân. - Ghi nhận lo lắng một cách nghiêm túc, đừng chủ quan những lo lắng của trẻ. - Không được có những bình luận làm trẻ xấu hổ. - Dạy con vệ sinh cá nhân phù hợp. - Dạy con biết yêu bản thân mình và tự tin về bản thân. - Dạy con mạnh dạn thể hiện cảm xúc nhưng phải ăn nói khôn ngoan và trung thực. - Dạy con theo đuổi ước mơ và hướng tới là người biết độc lập tài chính. - Duy trì lối sống khỏe mạnh cho trẻ gồm chế độ ăn cân bằng, giàu dưỡng chất, ngủ nghỉ thích hợp,… giúp trẻ phòng tránh các vấn đề như béo phì, tiểu đường, tạo cho bản thân trẻ một hình ảnh tự tin, khỏe mạnh. - Quan tâm theo dõi trẻ, liên hệ với bác sĩ nếu thấy trẻ có những bất thường như chảy máu kinh bất thường, kỳ kinh kéo dài, đau bụng dữ dội trong kỳ kinh… |
Theo V.K - Vietnamnet
-
Làm mẹ11 giờ trướcDưới đây là những dấu hiệu nhận biết con gái đã đến tuổi dậy thì mà phụ huynh nên chú ý.
-
Làm mẹ16 giờ trướcNhiều người thắc mắc một em bé sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thì liệu em bé đó có khác gì so với em bé bình thường.
-
Làm mẹ20 giờ trướcNhững đứa trẻ không nổi loạn trong thời niên thiếu, phần lớn đều liên quan đến cách giáo dục con cái của cha mẹ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcLauren B. Quetsch và Tim Cavell đều là giáo sư tâm lý học tại Đại học Arkansas, Mỹ với chuyên ngành nghiên cứu về tâm lý trẻ em.
-
Làm mẹ1 ngày trướcNhững chia sẻ của vị tỷ phú giúp các bậc cha mẹ có thêm cách nuôi dạy con thông thái.
-
Làm mẹ2 ngày trướcPhải sử dụng điện thoại liên tục 17 tiếng đồng hồ, con trai anh Hoàng mệt mỏi cực độ, khóc lóc van xin cha mình tha lỗi.
-
Làm mẹ2 ngày trước"Thứ tự sinh và phong cách nuôi dạy tạo nên những tính cách khác nhau ở trẻ em" - Kevin Leman.
-
Làm mẹ2 ngày trướcNhiều cha mẹ tự hào về sự nghe lời của con cái, họ cho rằng con cái nghe lời là một ưu điểm mà không biết rằng thực ra những đứa trẻ quá nghe lời đều có bản ngã đè nén trong lòng.
-
Làm mẹ2 ngày trướcHành vi bám mẹ của con có phải là sai trái hay không và làm cách nào để cải thiện nó?
-
Làm mẹ4 ngày trướcNhiều trẻ em mắc bệnh trầm cảm sẽ không có biểu hiện u ám và chán nản mà sẽ dễ cáu kỉnh, nổi cơn thịnh nộ,...