- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tâm sự chăm vợ đẻ gây bão mạng của ông bố trẻ, đọc xong chị em thốt lên: "Ông chồng nào cũng được như vậy thì mừng quá"
Phụ nữ sinh con rất vất vả, trong hành trình ấy, họ thật sự rất cần sự chia sẻ của cánh mày râu.
Những ngày tháng mang thai và sinh nở, chăm sóc con cái chắc chắn là khoảng thời gian hạnh phúc nhất đối với các mẹ nhưng đi cùng với đó cũng là muôn vàn những đau đớn, mệt mỏi, lo toan. Trong hành trình ấy, họ thực sự rất cần sự đồng hành của chồng. Sự yêu thương, quan tâm, san sẻ của các đức ông chồng chính là cách tiếp thêm sức mạnh để chị em vượt qua khó khăn.
Mới đây, một bài viết với tựa đề: "Hành trình 8 ngày chăm vợ ở cữ" của ông bố trẻ Uông Văn Tuấn Anh (ở TP.Vinh, Nghệ An) đã nhận được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng. Sau ít ngày đăng tải, bài viết đã nhận được 2,1 nghìn lượt thích, 1,6 nghìn lượt chia sẻ và hơn 1,5 nghìn lượt bình luận. Đọc những tâm sự gan ruột của anh Tuấn Anh về hành trình lần đầu làm cha, không ít chị em phải thốt lên: "Ông chồng nào cũng được như vậy thì chị em tôi mừng quá"!
Anh Tuấn Anh và chị Ngọc Mai yêu nhau gần 4 năm thì quyết định đi đến hôn nhân. Niềm vui nhân đôi, trước khi tổ chức đám cưới thì chị Mai biết tin có em bé. Hai vợ chồng vui mừng khôn xiết.
Vợ chồng anh Tuấn Anh và chị Ngọc Mai.
Ngày bà xã sinh con, anh Tuấn Anh không được ở bên vợ do đang làm việc ở xa nhà. Với những ông bố khác, việc phải đứng ngoài phòng sinh chờ đợi đã là một điều bất lực thì với anh Tuấn Anh, cảm giác đó nhân lên gấp bội khi anh phải thấp thỏm chờ đợi vợ sinh qua những cuộc điện thoại, khi đang ngồi trên ô tô di chuyển một quãng đường dài về với vợ con.
Nhận được điện thoại thông báo "mẹ tròn con vuông", niềm vui lúc đó với anh Tuấn Anh không từ ngữ nào có thể diễn tả được. Chiếc taxi chở anh cũng gần về đến nơi, và chuỗi ngày chăm vợ đẻ của anh Tuấn Anh chính thức bắt đầu:
Bước chân đến bệnh viện, điều đầu tiên là hỏi han tình hình của vợ
"Tắm rửa xong, lúc đó 11 rưỡi đêm, đúng theo kịch bản đã tính trước, tôi đi tìm để mua 1 bó hoa thật đẹp cho vợ nhưng tất cả các quán đều đóng cửa nên đành bước vào tay không.
Chạy lên viện, hình ảnh đầu tiên nhìn thấy là 1 người phụ nữ kiệt quệ, yếu ớt đang nằm tại phòng hồi sức, trên người mặc 1 chiếc váy đồng phục của bệnh viện, phía dưới chỉ vỏn vẹn 1 chiếc bỉm. Khi chạy đến phòng điều đầu tiên tôi hỏi chính là vợ tôi, con thì để lát sau. Vì lúc này, vợ là người cần quan tâm nhất.
Nhiều người cứ nghĩ đến việc vợ đẻ con cho nhà mình là xong nhiệm vụ mà không nhớ rằng họ đã phải chịu vật lộn sinh tử như thế nào để có được thành quả như vậy. Ở trong phòng sinh, các chị em nằm lê lết như vừa đi đánh trận về.
Những ngày đầu ở cữ, chị Mai luôn được ông xã chăm sóc chu đáo.
Nhìn vợ, tôi xót lắm, tay chân run lẩy bẩy vì quá kiệt sức. Đau đớn đâu chỉ trong lúc đẻ, nó còn là nỗi đau khi bị đẩy sản dịch, nhau thai sót ra ngoài, khâu tầng sinh môn. Và câu nói đầu tiên của vợ khi gặp tôi là: "Không đẻ nữa, về mà đẻ".
Ngày thứ nhất trôi qua bằng việc chờ đến gần 4h sáng mới được chuyển qua phòng điều trị. Lần đầu nhìn Gấu cũng không biết giống ai, tôi sợ không dám bế con vì nó đỏ hỏn nhưng cũng thử 1 lần cho biết cảm giác bế trẻ sơ sinh là như thế nào. Nó khác xa tưởng tượng của tôi, Gấu tuy nặng 3,3kg nhưng tôi thấy nhỏ xíu.
Ngày thứ 2, vợ tôi đau vết rạch tầng sinh môn khá nhiều, vết thương bị sưng lên. Công việc của tôi hàng ngày là hỗ trợ cho con ti, nấu đồ ăn, vệ sinh cho vợ.
Ngày thứ 3 thì được xuất viện, cả nhà được về nhà, tâm lý thoải mái hơn rất nhiều. Hôm nay thì dù có sự hỗ trợ của bà ngoại nhưng tôi vẫn "bục mặt" từ sáng tới tối không có thời gian nghỉ. Bà ngoại chăm được mấy hôm thì tôi nói bà về nghỉ ngơi để tôi lo hết, sau tôi đi thì lại nhờ bà xuống. Bà cũng lo vì sợ tôi đàn ông chăm vợ đẻ cũng khó, nhưng đứa đầu phải như vậy mới có kinh nghiệm, tạo cho mình thách thức tích cực.
Anh Tuấn Anh thay vợ chăm con.
Một mình chăm vợ con ở cữ, chẳng nề hà bất cứ việc gì
Công cuộc chăm vợ ở cữ bắt đầu, cuộc sống ngập tràn trong bỉm, phân... Hàng ngày tôi dậy từ 5h sáng, hâm lại cháo cho vợ, thay đổi thực đơn mỗi ngày cho vợ đỡ chán. 6h thì Gấu dậy, tôi thay bỉm cho con, hỗ trợ bé ti mẹ và pha sữa cho con uống, nhỏ vitamin D3, đưa con đi phơi nắng, lát sau thì mát-xa, tắm cho con...
Trộm vía 2 tuần trăng mật đầu tiên trôi qua khá nhẹ nhàng, hơn nữa trẻ sơ sinh ngủ là chủ yếu, vợ chồng tôi cũng đang luyện cho con theo phương pháp EASY để việc chăm con đỡ vất vả hơn, may mắn là Gấu có dấu hiệu hợp tác vui vẻ.
Lo cho con xong thì đến mẹ, vệ sinh vết thương, xong xuôi thì lấy đồ ăn sáng, uống thuốc. Ăn sáng xong con ngủ thì mẹ cũng tranh thủ chợp mắt, tôi lại nấu ăn trưa, dọn nhà cửa, đi chợ và giặt đồ cho Gấu, phải giặt tay và làm thật sạch sẽ vì da trẻ con khá nhạy cảm. Bên tai phải là con khóc vì đói, bên trái là vợ gọi "ba ơi", nhưng tôi hạnh phúc vì được làm những điều đó.
Xong việc cho hai mẹ con, tôi là người ăn cuối cùng. Vợ ăn gì là tôi ăn theo đó. Tôi cũng tìm hiểu và nấu các món lợi sữa cho vợ, thật vui là khi nấu xong cô ấy đều ăn ngon miệng. Ngồi ăn cơm lủi thủi một mình, có lúc tôi bỗng dưng rơi nước mắt, khóc không phải vì tủi thân mà lúc đó cứ nghĩ rằng mình đang trong vai một người phụ nữ chăm sóc gia đình, con cái.
Chườm cơm nóng để kích sữa giúp vợ.
Vợ mới sinh nên ít sữa, phải hỗ trợ vợ kích sữa. Nào là chườm cơm nóng nhồi, lá mít mật, men rượu, nấu chân dê, chân giò, thuốc năm, sữa ông thọ... Kích sữa nhiều nên ngực vợ sưng đau, nhìn mà thấy thương con 1 thì cũng thương vợ 10.
Dần dần sữa cũng cải thiện nhưng tôi xác định nếu không đủ sữa thì dùng thêm sữa công thức để vợ không bị stress. Gấu hay dậy ăn đêm, mà tôi đã dở giấc thì khó ngủ lại. 1 tuần tôi sút gần 3kg nhưng chỉ cần nhìn vợ con thì tất cả đều là chuyện nhỏ.
Sau này khi đến tuần wonder week (tuần khủng hoảng) của con mới thật đáng sợ, trầm cảm sau sinh ở người mẹ có lẽ rất dễ xảy ra ở giai đoạn này. Nhưng đó cũng là lúc tôi phải trở lại với công việc, hy vọng mẹ Gấu sẽ vượt qua khó khăn.
Nhìn lại những điều đã trải qua, tôi vô cùng thán phục những người mẹ, nhất là những bà mẹ phải chăm con một mình. Sau 8 ngày chăm vợ ở cữ, tôi nhận ra một vài điều mà muốn nhắn nhủ đến các ông chồng: "Phụ nữ là những người rất thiệt thòi và cực khổ, sự hy sinh của họ là quá lớn. Mỗi lần đẻ như 1 lần bước qua cửa tử, vậy nên hãy dành nhiều tình yêu thương và sự quan tâm đến họ. Khi vợ sinh xong, hãy hỏi bác sĩ về tình hình của cô ấy trước.
Mới sinh xong tâm lý có nhiều thay đổi, có khi đang ăn cơm chị Mai bỗng dưng tủi thân khóc.
Hãy bớt những cuộc vui để ở bên vợ con, đừng quan niệm đàn ông thì không phải làm việc nhà. Tại sao cơm 2 người cùng ăn, nhà 2 người cùng ở mà phụ nữ phải là người làm tất cả mọi thứ?
Phụ nữ sau sinh phải làm rất nhiều việc, tâm sinh lý cũng thay đổi, vì vậy hãy luôn ở bên để động viên và theo dõi những diễn biến tâm lý của cô ấy.
Khi chúng ta ốm đau, người chăm lo cho mình chắc chắn sẽ là vợ, vì vậy lúc vợ sinh nở, hãy chăm sóc cô ấy chu đáo.
Hãy yêu thương và trân trọng những phút giây ở bên nhau. Phụ nữ sinh ra là để yêu thương chứ không phải là công cụ sinh đẻ và làm việc".
Theo Pháp luật và bạn đọc
-
Làm mẹ9 giờ trướcĐại học Harvard đã khảo sát 10.000 để thống kê, phân tích và kết luận: Thành công của một người liên quan trực tiếp đến những trải nghiệm thời thơ ấu.
-
Làm mẹ1 ngày trướcYêu thương vốn là thứ vô hình, vô thanh. Nên nhiều khi cha mẹ hay nói: Lớn lên con sẽ hiểu cha mẹ yêu con nhường nào.
-
Làm mẹ2 ngày trước“Tôi không đối xử với các con như trẻ con, không la mắng chúng. Tôi không bao giờ bắt chúng phải học. Tôi không kiểm tra bài tập về nhà của chúng. Đó là trách nhiệm của bọn trẻ”.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
-
Làm mẹ3 ngày trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Làm mẹ3 ngày trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Làm mẹ3 ngày trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ4 ngày trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ5 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ5 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.