"Tận mắt" chứng kiến quy trình đặt vòng tránh thai mới thấy quá thương các mẹ

Theo các bác sĩ, đây là phương pháp an toàn, có thể ngừa thai lên đến 98%, nhưng quy trình làm như thế nào thì vẫn là "ẩn số" với đa số mọi người.

Tránh thai an toàn là một trong những vấn đề được các chị em phụ nữ quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là trong thời kỳ cần phải kế hoạch hóa gia đình. Trên thực tế có rất nhiều phương pháp tránh thai như bao cao su, thuốc tránh thai, miếng dán, tiêm thuốc tránh thai… Nhưng có lẽ việc đặt vòng tránh thai được nhiều chị em lựa chọn hơn cả.

Vòng tránh thai là gì?

Tiến sĩ Anita Sadaty, bác sĩ sản phụ khoa tại Bệnh viện Đại học North Shore, phó giáo sư lâm sàng tại Trường Y khoa Hofstra Northwell (Mỹ) cho biết vòng tránh thai là một dụng cụ hình chữ T được đặt vào tử cung nhằm ngăn cản trở quá trình thụ tinh. Biện pháp này mang lại hiệu quả tránh thai có thể đạt tới 98%.

Tận mắt chứng kiến quy trình đặt vòng tránh thai mới thấy quá thương các mẹ-1
Sử dụng vòng tránh thai mang lại hiệu quả tránh thai lên đến 98% (Ảnh minh họa).

Thông thường, trước khi tiến hành đặt vòng, các bác sĩ phân tích những ưu nhược điểm của phương pháp này và giải thích những thắc mắc của bạn để bạn có thể hiểu rõ hơn và suy nghĩ kỹ xem có nên thực hiện việc đặt vòng hay không.

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện việc đặt vòng bằng các bước sau:

Tận mắt chứng kiến quy trình đặt vòng tránh thai mới thấy quá thương các mẹ-2

Quy trình đặt vòng tránh thai.

Bước 1: Bác sĩ sẽ chèn 2 ngón tay vào âm đạo, còn tay kia sẽ đặt ở trên bụng bệnh nhân để cảm nhận các cơ quan vùng chậu, từ đó xác định được vị trí chính xác và kích thước của tử cung để đặt vòng tránh thai.

Bước 2: Bác sĩ sẽ mở âm đạo bằng một dụng cụ y tế gọi là mỏ vịt. Sau đó khử trùng và làm sạch cổ tử cung nhằm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. Lúc này, nếu bạn bị đau, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ giúp bạn giảm đau.

Tận mắt chứng kiến quy trình đặt vòng tránh thai mới thấy quá thương các mẹ-3
Bác sĩ tiến hành mở âm đạo bằng mỏ vịt và làm sạch cổ tử cung.

Bước 3: Bác sĩ sẽ sử dụng một cái kẹp thon dài kẹp vào cổ tử cung để giữ cho nó được ổn định. Tiếp theo, bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ vô trùng vào âm đạo để đo chiều dài và hướng của ống cổ tử cung và tử cung.

Tận mắt chứng kiến quy trình đặt vòng tránh thai mới thấy quá thương các mẹ-4
Dùng kẹp giữ cho tử cung được ổn định.

Thủ thuật này làm giảm nguy cơ bị thủng tử cung do vòng tránh thai được đưa vào quá sâu hoặc sai góc. Bên cạnh đó, việc này còn giúp bác sĩ xác định được độ sâu của tử cung. Thông thường độ sâu của tử cung sẽ là từ 6 – 9cm. Nếu tử cung của bạn sâu dưới 6cm thì không nên đặt vòng tránh thai.

Tận mắt chứng kiến quy trình đặt vòng tránh thai mới thấy quá thương các mẹ-5
Một dụng cụ y tế được đưa vào để đo chiều dài của tử cung.

Bước 4: Bây giờ bác sĩ tiến hành đưa vòng tránh thai vào tử cung bằng một pít-tông. Khi ở đúng vị trí và độ sâu, bác sĩ sẽ đẩy vòng tránh thai ra khỏi pít-tông. Khi đó, hai cánh của vòng sẽ mở ra và tạo ra hình chữ T. Vậy là quá trình đặt vòng tránh thai đã hoàn thành.

Tận mắt chứng kiến quy trình đặt vòng tránh thai mới thấy quá thương các mẹ-6
Vòng tránh hai được đưa vào tử cung bằng một pít-tông.

Tận mắt chứng kiến quy trình đặt vòng tránh thai mới thấy quá thương các mẹ-7
Sau đó, nó được đưa vào đúng vị trí.

Tận mắt chứng kiến quy trình đặt vòng tránh thai mới thấy quá thương các mẹ-8
Cuối cùng, pít-tông được kéo ra ngoài. Quá trình đặt vòng kết thúc.

Mặc dù việc đặt vòng tránh thai chỉ diễn ra trong vòng vài phút nhưng nó có thể khiến một số chị em phụ nữ cảm thấy khó chịu. Có người bị chuột rút, có người sẽ bị đổ mồ hôi, nôn mửa, ngất xỉu. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn cần phải lấy vòng tránh thai ra ngay lập tức.

Ngoài ra, vòng tránh thai sẽ có một sợi dây thò ra ngoài cổ tử cung. Đây là sợi dây giúp bác sĩ lấy vòng tránh thai ra dễ dàng khi bạn có nhu cầu có thai trở lại.

Những lưu ý sau khi đặt vòng tránh thai

Sau khi đặt vòng tránh thai, bạn có thể bị chảy máu một chút hoặc trong vài ngày sau khi thực hiện thủ thuật. Điều này là bình thường, bạn không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu máu chảy liên tục và nhiều thì bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra lại nhằm tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.

Ngoài ra, kỳ kinh đầu tiên sẽ khi đặt vòng có thể sẽ ra nhiều máu hơn bình thường. Nó cũng có thể đến sớm hơn vài ngày. Tốt nhất, sau kỳ kinh đầu tiên này, bạn nên đặt lịch hẹn đi tái khám để đảm bảo vòng tránh thai vẫn ở nguyên vị trí cũ.

Tuy rằng việc đặt vòng tránh thai rất đơn giản lại mang đến hiệu quả ngừa thai cao nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được thủ thuật này. Có một số chị em sẽ không hợp với vòng tránh thai, nghĩa là khi đặt vòng xong, nó sẽ khiến bạn bị đau bụng, đau lưng dữ dội hoặc bị rong kinh khiến cơ thể mệt mỏi vì thiếu máu. Do đó, nếu sau khi đặt vòng, bạn cảm thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường thì nên đi khám và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/tan-mat-chung-kien-quy-trinh-dat-vong-tranh-thai-moi-thay-qua-thuong-cac-me-162202211130155545.htm

cách tránh thai


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.