- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
"Tăng xông" khi dạy con học
Mỗi lúc thấy tông giọng của vợ chuyển cao khi không giữ được bình tĩnh trong việc dạy con học, anh Huy phải nhẹ nhàng, tìm cách "chuyển hướng" tâm trạng của vợ.
Anh Minh Huy (Hà Nội) chia sẻ: "Vợ tôi thường vừa đắp mặt nạ vừa dạy con học. Có hôm nguyên cả khuôn mặt của cô ấy là màu vàng, bữa lại phủ kín một màu xanh, hôm nay thì mặt nạ giống như tờ giấy ướt màu trắng.
Nằm trên giường, có lúc bất giác tôi quay sang nhìn vợ đang ngồi vắt chéo chân hướng dẫn con đọc bài, tôi giật mình. Hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc ở gia đình tôi vào buổi tối. Đó là còn chưa kể tiếng quát con oang oang của vợ tôi. Dù quen rồi nhưng thi thoảng tôi vẫn bị giật mình".
Mỗi lúc thấy tông giọng của vợ chuyển cao khi không giữ được bình tĩnh trong việc dạy con học, anh Huy phải nhẹ nhàng, tìm cách "chuyển hướng" tâm trạng của vợ. Nào ngờ, giọng cô ấy còn lớn hơn, đổ lỗi cho việc mặt mình nhiều nếp nhăn "cũng chỉ tại bố con anh".
Vợ anh Huy hay tức giận, căng thẳng mỗi lần mở phiếu theo dõi tình hình học tập ở lớp của con thấy kết quả không như cô ấy mong muốn. Con trai thường xuyên được đánh dấu tích ở các cột: "Cần tập trung hơn trong giờ học", "Cần đọc to rõ ràng", "Cần rèn chữ nắn nót hơn", "Cần làm bài cẩn thận hơn" và chưa lần nào được đánh dấu vào cột "Hiểu bài, tiếp thu nhanh".
Anh Huy cho biết, con trai anh mới vào lớp 1. Cũng từ dạo đó, mỗi lần vợ anh dạy con học là tình cảm mẹ-con… đi xuống. Chẳng còn ngọt ngào mẹ mẹ-con con mà quay qua quay lại đã thấy vợ anh xưng hô "mày - tao" với con.
Con trai anh thì nước mắt ngắn dài. Giờ học của 2 mẹ con diễn ra như một "trận chiến". "Những lúc ấy, tôi cũng không tiện ngắt lời vợ, chỉ hồi hộp chờ cô ấy nói: "Anh vào mà dạy con đi!", anh Huy tâm sự.
Tâm sự về việc dạy con học, anh Huy bộc bạch: "Vợ chồng tôi đã sắp xếp thời gian phù hợp để luân phiên kèm con. Khi tôi ngồi với con, giữa hai bố con tuyệt nhiên là không gian yên tĩnh.
Nếu con viết đủ nét, rõ chữ là tôi xem như hoàn thành, việc chữ đẹp-xấu, theo tôi, cần luyện tập dần dần. Nếu con phải luyện đọc hoặc làm Toán, hướng dẫn đến lần thứ 3 mà con vẫn không hiểu thì tôi sẽ bỏ qua, dặn con đến hỏi cô.
Vì tôi cho rằng, mình càng cố ép con càng sai phương pháp, con sẽ làm trước quên sau. Vợ tôi thì khác, cô ấy nhất định phải chờ con viết nắn nót, thật đẹp một chữ mới cho dừng, đọc đi đọc lại một câu, tính đi tính lại một phép Toán mà con vẫn chưa thể nhớ. Vậy là cả tối không hoàn thành bài, cả mẹ lẫn con đều căng thẳng".
Hồi đầu, hàng xóm không biết, lại tưởng vợ chồng anh Huy mâu thuẫn, bất hoà. Khi biết nội tình, người nào từng trải qua việc kèm con học sẽ thông cảm, người không hiểu sẽ bàn tán, cho rằng vợ anh Huy ghê gớm.
Thông cảm với vợ nhưng anh Huy cũng suy nghĩ về câu nói của bác hàng xóm. Vợ chồng anh đều không có nghiệp vụ Sư phạm, trong khi vợ anh thì kèm con học không đúng phương pháp. "Bố mẹ chỉ có thể hỗ trợ con học phần nào.
Việc "sắm vai" giáo viên, nhất là khi bản thân không có chuyên môn, không đúng phương pháp thì con cái cũng khó mà tiếp thu tốt. Tôi không muốn thời gian đồng hành cùng con trong việc học lại trở thành khoảng thời gian căng thẳng của cả gia đình", anh Huy chia sẻ.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Làm mẹ12 giờ trướcMột đứa trẻ có thành tích học tập xuất sắc phần lớn là do có những thói quen tốt được hình thành từ nhỏ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcNhững đứa trẻ độc lập, tháo vát, có thể xử lý những khó khăn trong cuộc sống và phát triển mạnh mẽ bởi cha mẹ của chúng luôn làm 7 điều này.
-
Làm mẹ3 ngày trướcNgày 15/1, TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận và can thiệp kịp thời cho một trường hợp bị xoắn buồng trứng 7 vòng, nguy cơ hoại tử.
-
Làm mẹ3 ngày trướcCảm lạnh là một bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em, đặc biệt trong mùa đông. Tuy là căn bệnh thông thường nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn mắc phải những sai lầm trong quá trình chăm sóc trẻ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcBé gái 3,2kg chào đời tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cùng với chiếc vòng tránh thai mà người mẹ đã đặt cách đây 2 năm.
-
Làm mẹ5 ngày trướcTrẻ em do hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh sởi. Nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm và lâu dài. Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy rằng các bậc cha mẹ đang gặp không ít sai lầm trong việc này.
-
Làm mẹ5 ngày trướcTrẻ bị viêm phổi có được tắm không? Đó là một trong những băn khoăn thường thấy nhất của cha mẹ khi chăm sóc con bị viêm phổi tại nhà.
-
Làm mẹ6 ngày trướcTrào ngược dạ dày ở trẻ em có thể là hiện tượng sinh lý hoặc do bệnh lý nào đó. Tình trạng trào ngược dạ dày sinh lý thường xảy ra ở những năm đầu đời của bé, có thể tự cải thiện khi trẻ lớn lên và được chăm sóc đúng cách.
-
Làm mẹ6 ngày trướcHãy là người hướng dẫn, đừng trở thành "thiên thần hộ mệnh"!
-
Làm mẹ11/01/2025Năm 2025, vắc-xin Rotavirus ngừa tiêu chảy sẽ được triển khai uống miễn phí tại 41 địa phương. Cùng đó, vắc-xin phế cầu sẽ tiêm miễn phí trong năm nay
-
Làm mẹ10/01/2025Theo chuyên gia, phong tục lì xì nếu áp dụng sai cách có thể khiến trẻ đặt nặng vật chất từ sớm, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và tính cách.
-
Làm mẹ10/01/2025Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, miền Bắc sắp có những ngày rét đậm rét hại. Thời tiết này khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.