Thay vì nói "Suỵt! Đừng làm phiền mẹ" mỗi khi trẻ quấy nhiễu, "bỏ túi" ngay giải pháp đơn giản mà hiệu quả không ngờ dưới đây

Phải làm gì khi bạn cần tập trung làm việc nhưng con lại luôn gây ồn ào bên cạnh? Phải làm gì khi những lời nhắc nhở không hề có tác dụng? Câu trả lời không khó tìm như bạn vẫn nghĩ.

Trong bối cảnh dịch bệnh thời gian qua, có nhiều ông bố bà mẹ phải làm việc ở nhà và tất nhiên dù có vẫn đi làm bình thường thì cũng sẽ không thiếu những lúc vẫn phải mang việc về nhà, giải quyết những công việc còn giang dở ở chỗ làm. Chắc hẳn ai cũng phải đồng ý rằng một trong những khó khăn lớn nhất khi phải làm việc ở nhà đó chính là đối phó với sự làm phiền và ồn ào không diễn tả được hết mức độ của lũ trẻ.

Mỗi khi bị con làm phiền, bạn có thể nghỉ một lúc để đáp ứng các nhu cầu của con mình hoặc cố gắng để con bảo con yên lặng để có thể tiếp tục cuộc gọi công việc của mình. Dù bạn chọn cách hành động nào, con bạn cũng vẫn sẽ thắng vì đã thu hút được sự chú ý của bạn.

Thay vì nói Suỵt! Đừng làm phiền mẹ mỗi khi trẻ quấy nhiễu, bỏ túi ngay giải pháp đơn giản mà hiệu quả không ngờ dưới đây-1

Một trong những khó khăn lớn nhất khi phải làm việc ở nhà đó chính là đối phó với sự làm phiền và ồn ào của lũ trẻ (Ảnh minh họa)..

"Bạn có thể nói, "Không được" hoặc "Im lặng nào con", nhưng đó sẽ không phải là cách giải quyết lâu dài tốt nhất ", giáo sư về phát triển trẻ em Philip Zelazo (Hoa Kì) cho biết.

Làm gì để giảm số lần bị con làm gián đoạn bạn khi làm việc

Theo Abigail Gewirtz, giáo sư khoa học gia đình và phát triển trẻ em, đồng thời là tác giả của cuốn sách "When the World Feels Like a Scary Place" (Tạm dịch: Khi cả thế giới cảm giác như một nơi đáng sợ), cách phản ứng lý tưởng nếu bạn không muốn bị làm phiền là phớt lờ con khi con tiếp cận để tìm kiếm sự chú ý của bạn.

Nhưng bạn cũng cần có một kế hoạch. Dưới đây là gợi ý của hai giáo sư mà bạn có thể cân nhắc thực hiện:

Đặt ra các quy tắc và luyện tập thực hiện những quy tắc đó

Thay vì nói Suỵt! Đừng làm phiền mẹ mỗi khi trẻ quấy nhiễu, bỏ túi ngay giải pháp đơn giản mà hiệu quả không ngờ dưới đây-2

Nên đặt ra quy tắc cho con (Ảnh minh họa).

Hãy lập ra các quy tắc cho con mình. Giả sử nếu bạn cố tình đóng cửa để có thể nghe điện thoại thì con không được làm phiền hay ngắt lời (trừ khi đó là trường hợp khẩn cấp). Hãy phớt lờ nếu con vẫn làm phiền và bạn phải kiên quyết và đồng thời nhẹ nhàng với quy tắc này. Bạn cũng có thể chơi một trò chơi để thực hành quy tắc này với con và nếu con thực hành tốt, hãy động viên con tiếp tục phát huy.

Tìm ra các hoạt động để con có thể làm

Hãy nói chuyện với con về lý do tại sao bạn cần yên tĩnh và không bị làm phiền khi làm việc. Hỏi con xem chúng có thể làm gì ngoài việc làm phiền bạn. Bằng cách này, chúng được tham gia vào quá trình tìm ra giải pháp và các hoạt động mà có thể khiến chúng bận rộn. Cách này cũng sẽ vô cùng hiệu quả bởi chính trẻ được tự quyết định chúng muốn làm gì.

Thay vì nói Suỵt! Đừng làm phiền mẹ mỗi khi trẻ quấy nhiễu, bỏ túi ngay giải pháp đơn giản mà hiệu quả không ngờ dưới đây-3

Sáng tạo nhưng thẳng thắn khi nói chuyện với con

Nếu bạn muốn sự tĩnh lặng, thì hãy nói thẳng ra như vậy. Trẻ luôn thích giả vờ, vì vậy hãy sử dụng điều đó để làm lợi thế cho bạn. Được yên tĩnh trong khi làm việc là một chuyện, nhưng làm như vậy vì cả bạn và con đều đang đóng giả làm điệp viên hoặc siêu anh hùng thì vui hơn! Tạo ra một tín hiệu để báo hiệu cho con biết bạn đang nói chuyện điện thoại cũng là một ý tưởng hay.

Thường xuyên thay đổi

Lặp đi lặp lại một thứ sẽ dẫn đến nhàm chán và không hiệu quả về lâu về dài. Bạn cần phải thay đổi các hoạt động một cách thường xuyên. Nếu bạn đã làm hoạt động đóng giả làm gián điệp hôm qua rồi thì hôm nay hãy cho con bạn những hình vẽ lego để chơi chẳng hạn.

Mấu chốt ở đây là tìm được sự cân bằng giữa những nhiệm vụ không quá khó mà cũng không quá dễ. Bạn cần lên kế hoạch cho những hoạt động trước. Việc này có thể rất tốn thời gian nhưng nó có thể giúp bạn vạch ra được những gì mà con có thể làm để bạn được làm việc trong hòa bình.
 


Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/thay-vi-noi-suyt-dung-lam-phien-me-moi-khi-tre-quay-nhieu-bo-tui-ngay-giai-phap-don-gian-ma-hieu-qua-khong-ngo-duoi-day-162201411150037875.htm

cha mẹ

Cách dạy con


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.