Theo dõi trẻ sau tai nạn: Ngoài chấn thương thể xác, có một việc mà cha mẹ cần cực kì lưu tâm vì có thể vài tháng sau nó mới xảy ra

Theo các chuyên gia, có những trường hợp nhiều tuần sau tai nạn, những vết thương thể xác đã lành thì những vết thương tinh thần mới bắt đầu xuất hiện.

Vụ việc một em bé 2 tuổi trèo qua lan can ban công tầng 12 của một căn hộ chung cư ở Hà Nội xảy ra chiều qua (28/2) đã khiến nhiều người thót tim.

Theo như trong đoạn clip được một người dân quay lại thì em đã trèo qua lan can ban công, không có rào chắn ra ngoài rồi rơi xuống phát ra một tiếng động lớn. May mắn là em bé đã được một "siêu anh hùng" đỡ lấy. Hiện tại theo thông tin từ BV Nhi Trung ương, em bé tỉnh, tiếp xúc tốt, không có tình trạng khó thở và huyết động ổn định. Các kết quả xét nghiệm khác cũng chưa đưa ra kết luận bất thường gì khác.

Theo dõi trẻ sau tai nạn: Ngoài chấn thương thể xác, có một việc mà cha mẹ cần cực kì lưu tâm vì có thể vài tháng sau nó mới xảy ra-1
Tất cả mọi người đều thót tim khi xem đoạn clip và may mắn là em bé đã được an toàn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, có những trường hợp nhiều tuần sau tai nạn, những vết thương thể xác đã lành thì những vết thương tinh thần bắt đầu xuất hiện. Trẻ sẽ sợ hãi, lo lắng, khóc và hay gặp ác mộng. Bởi trẻ đã phải chịu đựng căng thẳng do chấn thương tâm lý gây ra bởi những gì con cảm thấy và chứng kiến trong vụ tai nạn.

Vậy nên, sau khi tai nạn xảy ra với con mình, kể là tai nạn nhỏ, cha mẹ vẫn nên xác định các triệu chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) để nhanh chóng can thiệp điều trị tâm lý cho con.

Những va chạm nhỏ cũng tạo ra căng thẳng về cảm xúc

Theo thống kê của Trung tâm Mạng lưới căng thẳng chấn thương tâm lý trẻ em quốc gia Hoa Kỳ, có khoảng 176.000 trẻ em dưới 15 tuổi liên quan đến các tai nạn thương tích mỗi năm. Đặc biệt, tai nạn xe hơi có thể gây chấn thương tâm lý nghiêm trọng mặc dù trẻ có thể không bị thương. Có khoảng 15 – 20% trẻ đã từng bị tai nạn xe hơi có các triệu chứng trầm cảm dù sự việc đó đã xảy ra cách đây vài tháng.

Trong khi đó những tai nạn nhỏ nhưng tạo ra tiếng ồn lớn va đập mạnh có thể rất đáng sợ và khiến trẻ la hét khóc sợ hãi trong vài giờ. Thậm chí, ngay cả khi mình không phải là nạn nhân, chỉ cần đứng chứng kiến vụ việc, trẻ cũng có bị ảnh hưởng tâm lý lâu dài, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Cách nhận biết các triệu chứng PTSD ở trẻ em


Theo dõi trẻ sau tai nạn: Ngoài chấn thương thể xác, có một việc mà cha mẹ cần cực kì lưu tâm vì có thể vài tháng sau nó mới xảy ra-2
Khó ngủ, hay gặp ác mộng, đau đầu, thành tích học tập sa sút... là những dấu hiệu trẻ bị căng thẳng sau sang chấn (Ảnh minh họa).

Tiến sĩ Jo D. Osofsky – công tác tại Khoa Tâm Thần thuộc trường Đại học Bang Louisiana, New Orleans (Mỹ), cho biết ở mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có một mức độ căng thẳng khác nhau, từ đó sẽ có những biểu hiện tâm lý khác nhau. Điều cha mẹ cần làm chính là quan sát và nhận ra những dấu hiệu bất thường này để có thể giúp đỡ con càng sớm càng tốt.

- Từ 5 tuổi trở xuống: Trẻ sẽ lặp lại các hành vi trước đó như mút ngón tay cái, đái dầm, sợ bóng tối, lo lắng chia ly hoặc đeo bám quá mức.

- Trẻ 6-11 tuổi: Trẻ sẽ có hành vi rối loạn, sống khép kín, thu mình lại. Đồng thời, bé còn không có khả năng chú ý, khó ngủ, hay gặp ác mộng, học hành không tập trung, hay bị đau bụng, đau đầu hoặc thay đổi hành vi bất thường.

- Trẻ 12-17 tuổi: Ở độ tuổi này, trẻ sẽ gặp các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, mất ngủ, hay gặp ác mộng. Thay đổi thành tích học tập, tính tình, hành vi bất thường, hay than đau bụng, đau đầu, bị trầm cảm hoặc có suy nghĩ tự tử cũng là những dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị căng thẳng sau sang chấn.

Theo dõi trẻ sau tai nạn: Ngoài chấn thương thể xác, có một việc mà cha mẹ cần cực kì lưu tâm vì có thể vài tháng sau nó mới xảy ra-3

Làm thế nào để bảo vệ trẻ khỏi căng thẳng sau tai nạn?

Tiến sĩ Osofsky chia sẻ rằng những trải nghiệm và cảm xúc của trẻ sẽ khác với những gì cha mẹ cảm nhận. Thế nên, không phải bạn nói nó nhẹ là con sẽ cảm thấy mọi chuyện không có vấn đề gì. Điều quan trọng nhất bạn cần làm là hãy để con được thể hiện bản thân.

Tuyệt đối tránh hồi tưởng hay nhắc lại những gì đã xảy ra. Hãy cho trẻ biết là con đã an toàn. Cho phép con nói về cảm xúc và những lo lắng mà con đang có. Quay lại thói quen bình thường. Tăng thời gian kết nối của gia đình. Đây là những cách để giúp trẻ đối phó với căng thẳng sau tai nạn mà bạn nên làm để giúp con.

Ngoài ra, trong thời gian trẻ đang phục hồi tâm lý sau tai nạn, cha mẹ nên thường xuyên theo dõi các triệu chứng PTSD. Và nếu cần thiết, đừng ngần ngại đưa con đến ngay một bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/theo-doi-tre-sau-tai-nan-ngoai-chan-thuong-the-xac-co-mot-viec-ma-cha-me-can-cuc-ki-luu-tam-vi-co-the-vai-thang-sau-no-moi-xay-ra-162210103124343371.htm

tai nạn trẻ em


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.