Thời điểm vàng chuẩn khoa học cho bé ăn dặm, mẹ nhất định nắm rõ để con phát triển khoẻ mạnh

Ăn dặm là một thời điểm cực kì quan trọng đối với trẻ. Bởi vậy câu hỏi mấy tháng thì cho bé ăn dặm luôn được các bà mẹ quan tâm.

1. Mấy tháng cho bé ăn dặm là tốt nhất và chuẩn khoa học?

Dựa vào nghiên cứu và điều tra thực tế, tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo độ tuổi thích hợp và an toàn nhất cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên trong quá trình nuôi con các mẹ nên lưu ý thời điểm ăn dặm cũng có thể chậm hơn tùy vào thể trạng và cơ địa của trẻ.

6 tháng tuổi chính là giai đoạn cơ thể bé gần như đã được chuẩn bị kỹ càng và sẵn sàng ăn dặm. Hệ tiêu hóa của bé đã có thể tự tổng hợp và tiết ra 1 chất enzym mang tên “amylase” với khả năng tiêu hóa, hấp thụ tinh bột.

Vì thế, thời kỳ 6 tháng tuổi bé đã có thể ăn được các loại thức ăn dạng lỏng, vị ngọt và có thể đặc hơn sữa mẹ một chút. Việc hấp thu tinh bột sẽ giúp bé có thêm nhiều năng lượng hơn để khám phá thế giới xung quanh.

Thời điểm vàng chuẩn khoa học cho bé ăn dặm, mẹ nhất định nắm rõ để con phát triển khoẻ mạnh-1

Dấu hiệu nhận biết thời điểm cho bé ăn dặm

- Bé thường xuyên mút tay

- Cơ thể bé cử động, ngọ nguậy tay chân nhiều hơn mình thường

- Bé chăm chú nhìn người lớn, bố mẹ ăn. Cảm giác hứng thú và thường xuyên chảy nước dãi

- Khóc đêm nhiều hơn, ngủ không yên giấc

- Đòi bú sữa nhiều hơn

- Sự tăng cân nhanh của bé

- Lưỡi bé không còn nhè thức ăn ra nữa, môi dưới chủ động đưa ra phía trước khi.

- Cơ thể bé cứng cáp hơn, bé đã có thể ngồi trong tư thế đầu thẳng đứng để mẹ đút thức ăn

Thời điểm vàng chuẩn khoa học cho bé ăn dặm, mẹ nhất định nắm rõ để con phát triển khoẻ mạnh-2

2. Những lưu ý khi cho bé ăn dặm

Lưu ý tránh cho bé ăn dặm quá sớm

Nếu cho bé ăn dặm sớm và không đúng cách sẽ gây ra những mối nguy hại dưới đây

- Rối loạn tiêu hóa và dễ bị nhiễm khuẩn

Hệ tiêu hóa của bé chưa đủ khỏe để có thể hấp thu nhiều chất dinh dưỡng lạ ngoài sữa mẹ. Việc tiêu hóa gặp khó khăn. Nhiều trẻ bị rối loạn, một số trẻ có các tình trạng sau đây: đi ra “phân sống, táo bón, đau bụng, đầy bụng

- Tình trạng tiêu chảy xảy ra khi mà các thực phẩm bé ăn không có khả năng kháng khuẩn, diệt khuẩn, thiếu khả năng miễn dịch và không an toàn như sữa của mẹ

- Thận chưa đủ sức lọc, tác hại lớn về sau

- Sặc, nghẹn dẫn đến viêm nhiễm đường hô hấp

- Thiếu dinh dưỡng khi mà sữa mẹ là nguồn chính bị giảm bớt

- Ăn quá đà, quá mức

- Dạ dày hoạt động quá mức dẫn đến tổn thương

- Chậm lớn

- Tâm lý sợ ăn khi bị chèn ép, dẫn đến biếng ăn, thậm chí suy dinh dưỡng

Thời điểm vàng chuẩn khoa học cho bé ăn dặm, mẹ nhất định nắm rõ để con phát triển khoẻ mạnh-3

Lưu ý về khẩu phần ăn dặm

-  Sử dụng bột ăn ngọt trước vì bé chỉ mới quen với sữa mẹ, cũng như hệ tiêu hóa mới chỉ có enzym hấp thu tinh bột. Điều này vừa giúp bé quen dần với ăn dặm, lại đảm bảo sức khỏe cho bé. Một vài thực phẩm tinh bột cho bố mẹ tham khảo: bột gạo, lúa mì, các loại khoai. Đi kèm với đó là các loại trái cây, nước ép như: chuối, cam, táo...

- Sử dụng bột loãng cho bé dễ nuốt, tránh tình trạng sặc và nghẹn khi ăn. Chỉ lên đặc hơn sữa 1 chút, sau đó tăng dầ n độ đặc

- Số lượng lần ăn dặm chỉ từ 1 - 2 buổi trong 1 ngày, với 1 - 2 muỗng. Bố mẹ có thể tham khảo thêm cách cho trẻ ăn dặm đúng cách của Matsuya để được hướng dẫn chi tiết hơn

- Nên cho bé ăn dặm xoay vòng các loại thực phẩm có chứa đạm, các loại rau, củ và dầu để đa dạng và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

- Khẩu vị của bé không giống người lớn nên không cần phải nêm nếm bất kỳ gia vị nào để bảo vệ thận cho trẻ.

 

Theo Tâm An - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con

Nuôi con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.