- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nghiên cứu 75 năm của ĐH Harvard phát hiện thói quen khiến trẻ càng lớn càng kém thông minh
Nghiên cứu của ĐH Harvard đã chỉ ra 5 thói quen khá phổ biến ở các gia đình có trẻ nhỏ có thể tác động đến trí thông minh của con mà hiếm người để ý.
Cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi con thành rồng, thành phượng. Tuy nhiên, không phải kỳ vọng nào cũng có thể trở thành hiện thực.
Một điều mà khiến nhiều cha mẹ thất vọng nhất là một số trẻ thường xuất sắc khi nhỏ nhưng khi lớn lên trí tuệ của chúng càng giảm sút. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ việc cha mẹ chưa tạo ra cho con một thói quen tốt.
Bằng chứng là ĐH Harvard đã tiến hành một nghiên cứu kéo dài 75 năm cho thấy những thói quen xấu của một đứa trẻ thông minh nếu không được sửa chữa kịp thời thì những tài năng thiên bẩm sẽ không phát huy được thế mạnh.
Julie Lythcott Haims là trợ lý của hiệu trưởng Đại học Stanford, Mỹ, đồng thời là một nhà giáo dục nổi tiếng cũng đã đề cập đến kết quả của nghiên cứu trên trong một cuộc hội thảo.
Theo đó, trí thông minh của trẻ không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền, mà còn đến từ thói quen hàng ngày. Thói quen xấu sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời, vận mệnh đứa trẻ. Ngược lại, những thói quen tốt sẽ "nâng tầm" cuộc đời con. Cụ thể, những thói quen xấu dưới đây sẽ khiến trẻ ngày càng kém thông minh hơn.
1. Để con thức khuya
Trong thời buổi hiện đại khi cuộc sống về đêm ngày càng phong phú, thức khuya trở thành sát thủ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của con người. Hiện nay, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng có thói quen thức khuya.
Theo Aboluowang, một cuộc khảo sát năm 2020 cho thấy 87% gia đình có con nhỏ thường xuyên thức khuya. Về nguyên nhân thức khuya, ngoài bài tập về nhà quá nhiều, có lẽ là do chúng sử dụng các thiết bị điện tử vào ban đêm.
Thường xuyên thức khuya tiềm ẩn những nguy cơ có hại cho cơ thể. Thói quen này khiến trẻ thiếu ngủ và thiếu năng lượng khi thức dậy vào buổi sáng. Theo thời gian, trẻ sẽ bị suy giảm khả năng miễn dịch, dễ mắc bệnh.
Mất đi giấc ngủ ngon sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Dù có thông minh, khỏe mạnh đến đâu cũng không thể chịu được những tác hại của việc thức khuya, thủ phạm khiến các em nhỏ bị sa sút trí tuệ.
2. Không tập trung đến bữa sáng của trẻ
Mặc dù các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra rất nhiều nghiên cứu chứng minh tầm quan trọng của bữa sáng đối với sức khỏe con người. Song đối với những gia đình bận rộn, trẻ thường chỉ ăn một chút hoặc được bố mẹ mua thứ gì đó ăn tạm. Cách ăn uống này không đảm bảo về mặt dinh dưỡng, lâu dài sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ.
Khi trẻ ở trong giai đoạn phát triển nhanh về thể chất, nếu không chú ý đến bữa sáng, nó sẽ dẫn tới trạng thái tinh thần không tốt, không thể tập trung cả ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của não bộ.
Ảnh minh họa: ST
3. Không tạo được môi trường học tập yên tĩnh ở nhà
Một góc học tập yên tĩnh tại nhà để trẻ có thể tập trung học tập và nghiên cứu rất quan trọng. Song thực tế, nhiều trẻ em hiện nay không có được không gian học tập lý tưởng như vậy. Bởi một số phụ huynh sau giờ làm việc, họ trở về nhà mở tivi, chơi trên điện thoại, phát ra những âm thanh ồn ào khiến con cái không thể nào tập trung học.
Với một không gian như vậy, đứa trẻ dù thông minh đến đâu cũng khó phát huy được hết sức lực của mình nếu không có khoảng thời gian tập trung để học tập và nghiên cứu mỗi ngày.
4. Dùng những lời nói tiêu cực ảnh hưởng đến sự tự tin của con
Khi con được điểm tốt cha mẹ nào cũng vui mừng rạng rỡ. Tuy nhiên có điểm kém, cha mẹ lại nghiêm khắc phê bình và đưa ra những lời quát mắng hay chỉ trích.
Trong mọi trường hợp, nếu cha mẹ không biết cách khuyến khích và đánh giá cao con cái, lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Nghiên cứu của Harvard cho thấy những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ la mắng có suy nghĩ chậm hơn, trí nhớ cũng giảm sút.
5. Kìm nén cảm xúc của con
Cha mẹ luôn mong con mình nín ngay khi khóc, không được bộc lộ cảm xúc tức giận hay buồn bã. Song bố mẹ không biết rằng trẻ em cũng cần được trút giận và thể hiện cảm xúc. Khác với thánh nhân, tâm trạng của con người không thể đòi hỏi lúc nào cũng bình yên.
Vì vậy chúng ta không nên đè nén con cái quá nhiều. Cha mẹ nên để con được thể hiện cảm xúc thật của mình. Nước mắt của trẻ cũng là một dạng cảm xúc để giải tỏa. Nếu cha mẹ ép buộc, cưỡng chế, điều này chỉ khiến trẻ ngày càng trở nên lầm lì, ít nói hơn.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Làm mẹ11 phút trướcKhi biết con mình có một khối u ác tính trong buồng trứng, mẹ của Tiểu Cầm tái mặt vì sợ hãi và bật khóc, ngay sau đó cha cô gái cũng rơi nước mắt.
-
Làm mẹ1 giờ trướcNuôi nấng một đứa trẻ là cả một hành trình dài hạnh phúc nhưng cũng lắm gian nan mà cha mẹ nào cũng phải trải qua.
-
Làm mẹ4 giờ trướcCứ nghĩ rằng đắp tỏi vào gan bàn chân sẽ giúp bé 8 tháng tuổi không còn bị ốm sốt, sổ mũi. Nhưng ai ngờ chân em bé bị bỏng da phồng rộp đầy đau đớn.
-
Làm mẹ16 giờ trướcCậu con trai làm vỡ bức tượng trang trí có giá đắt đỏ, ông bố có cách giải quyết ai nhìn vào cũng buồn cười.
-
Làm mẹ21 giờ trướcViệc một bà mẹ Trung Quốc nổi giận mắng té tát cô gái ngăn con trai mình vào nhà vệ sinh nữ đã thổi bùng cuộc tranh cãi trên mạng xã hội về giáo dục giới tính.
-
Làm mẹ1 ngày trướcMột người đàn ông Trung Quốc đã gây chú ý trên mạng sau khi một đoạn video được đăng tải, trong đó anh vừa khóc vừa cầu xin bố mẹ khuyên vợ cai sữa mẹ cho đứa con 2 tuổi.
-
Làm mẹ1 ngày trướcVân Hugo từng chia sẻ cô suy sụp khi mất việc, ly dị, con trai thì gặp vấn đề về tâm lý.
-
Làm mẹ1 ngày trướcBỉm quần có nhiều tiện lợi, tuy nhiên, việc sử dụng bỉm quần cho con quá sớm lại là một mối nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến khớp háng của trẻ.
-
Nghiên cứu Đại học Oxford khiến nhiều cha mẹ giật mình: Hóa ra trẻ học kém đi đến từ nguyên nhân nàyLàm mẹ2 ngày trướcNghiên cứu được công bố đã giúp các bậc phụ huynh thiết lập phương pháp giáo dục trẻ phù hợp.