Thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm?

Khi cầm trên tay que thử thai hiển thị kết quả dương tính, chị em thường thắc mắc thư thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm.

Hẳn nhiều chị em rất háo hức khi cầm que thử thai báo 2 vạch đỏ chót và tò mò không biết tình trạng của thai nhi. Vậy thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm? Emdep.vn sẽ cùng bạn tìm câu trả lời.

Siêu âm thai là gì?

Thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm?-1

Trước khi tìm hiểu thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm chúng ta cần biết siêu âm thai là gì. Siêu âm thai là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh y khoa sử dụng sóng âm hiển thị hình ảnh thai nhi trong tử cung của người phụ nữ. Qua siêu âm thai chúng ta sẽ biết được các thông số thể hiện sức khỏe của thai nhi.

Các kiểu siêu âm thai thường gặp hiện nay được chia thành 6 kiểu dưới đây:

Siêu âm đầu dò: Là cách cho một đầu dò vào đường âm đạo để thu hình ảnh, thường sử dụng trong giai đoạn sớm của thai kỳ khi thai nhi chưa vào làm tổ trong tử cung.

Siêu âm tiêu chuẩn 2D, 3D, 4D: Là cách siêu âm qua thành bụng mẹ để thu được hình ảnh thai nhi 2 chiều, 3 chiều hay 4 chiều.

Siêu âm hình thái: Thời điểm 12 tuần và 22 tuần để phát hiện những hình thái bất thường qua NST và thai nhi.

Siêu âm Doppler màu: Phát hiện những bất thường như tiền sản giật, thai nhi chậm phát triển, dị tật bẩm sinh…

Siêu âm tim thai: Là cách siêu âm phát hiện những bất thường về tim thai của thai nhi.

Thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm?

Thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm?-2

Một trong những cách đơn giản nhất để biết có thai hay chưa là dùng que thử thai. Với các điều kiện thuận lợi, khi que thử thai hiển thị 2 vạch cho biết người phụ nữ đang mang thai. Lúc này chị em thường tò mò không biết từ lúc thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm.

Lúc này chị em cần phân biệt mình đang nằm trong trường hợp nào để quyết định có nên đi siêu âm thai hay chưa. Bởi thực tế có đến 1/3 trường hợp trứng đã thụ tinh và bám vào thành tử cung nhưng vẫn không mang thai do trong quá trình phân bào, hợp tử bị đột biến nhiễm sắc thể. Bên cạnh đó khi cơ thể có hiện tượng thụ thai cũng bắt đầu sản xuất ra hormone HCG nên có thể làm cho que thử thai xuất hiện 2 vạch mờ báo thai giả.

Vậy nên, mẹ mới chậm kinh 3-4 hôm kèm que thử thai hiện 2 vạch mờ thì không nên vội đi siêu âm. Lúc này, có thể phôi thai vẫn chưa vào tử cung hoặc còn quá nhỏ nên đi siêu âm thai cũng chưa biết được có mang thai hay không. 

Vậy thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm? Chị em nên đi siêu âm khi thấy que thử thai báo 2 vạch đậm kèm theo chậm kinh từ 10 ngày trở lên hoặc ra máu báo âm đạo. Thời điểm này, nhiều khả năng lớn hợp tử đã làm tổ ở buồng tử cung và sự phân bào đang diễn ra mạnh mẽ nên đi siêu âm có thể thấy thai nhi là một chấm nhỏ như hạt đậu trong buồng tử cung.

Siêu âm thai có hại hay không?
 

Thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm?-3

Sau khi biết thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm, nhiều người lại tiếp tục thắc mắc vậy siêu âm có hại cho mẹ và bé hay không? Đây là một thắc mắc dễ hiểu bởi nhiều người sợ những tác động đến từ ánh sáng xanh ở các thiết bị như máy siêu âm, máy tính có thể gây hại cho cả mẹ và con. Tuy nhiên cho đến hiện tại chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra siêu âm thai có hại cho sản phụ và thai nhi do bản chất của siêu âm thai là sử dụng sóng siêu âm với tần số rất cao (vượt ngưỡng nghe của thai nhi).

Dù vậy, các chuyên gia sản khoa cũng khuyến cáo mẹ bầu không nên siêu âm thai nhiều lần khi không gặp bất thường gì về sức khỏe, đặc biệt là không lạm dụng loại siêu âm thai Doppler màu khi thai dưới 12 tuần tuổi vì có tác dụng nhiệt, có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Cần lưu ý gì khi đi siêu âm thai lần đầu tiên sau khi thử thai?

Trong lần đầu tiên siêu âm thai sau khi que thử thai 2 vạch, mẹ bầu nên chú ý một số điều:

- Chọn cơ sở khám thai/bệnh viện chuyên ngành uy tín với thiết bị hiện đại để lần siêu âm thai đầu tiên được suôn sẻ và thuận lợi, được bác sĩ tư vấn tận tình, chính xác.

- Nên uống nhiều nước trước khi siêu âm để bác sĩ có thể nhìn hình ảnh được rõ nét hơn

- Nên giữ tâm lý thoải mái trước khi siêu âm thai, tránh căng thẳng hay nín thở trong khi siêu âm vì có thể ảnh hưởng đến kết quả.

Mẹ bầu cần nhớ các mốc siêu âm thai quan trọng nào?
 

Thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm?-4

Ngoài việc siêu âm lần đầu sau khi thử thai 2 vạch và chậm kinh khoảng 10 ngày thì mẹ bầu còn cần nhớ một số mốc siêu âm thai quan trọng khác dưới đây:

Thai nhi 11 - 14 tuần tuổi: Thời điểm này thai nhi đã hình thành các bộ phận trên cơ thể. Siêu âm thai lúc này bác sĩ sẽ đo độ mờ da gáy của thai nhi để từ đó phát hiện và sàng lọc những nguy cơ bất thường về nhiễm sắc thể như hội chứng Down, số lượng bào thai…

Thai nhi 18 - 22 tuần tuổi: Thời điểm này thai nhi lớn hơn, nước ối nhiều giúp cho việc quan sát thai ở nhiều góc độ tốt hơn. Việc siêu âm thai có thể phát hiện ra các dị tật ở những cơ quan như não, tim phổi, dạ dày, miệng - môi… Đây là giai đoạn mẹ bầu nên siêu âm 4D trở lên để có thể nhìn rõ nhất thai nhi thông qua hình ảnh màu.

Thai nhi 30 - 32 tuần tuổi: Giai đoạn này đánh giá sự phát triển của thai nhi và phát hiện các dị tật muộn như tắc ruột, nhăn não…

Mẹ bầu nên nhớ và nắm rõ các mốc siêu âm thai quan trọng cũng như làm các xét nghiệm tầm soát cần thiết để theo dõi sự phát triển bình thường của thai nhi, phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe cần quan tâm, can thiệp. Bên cạnh các mốc siêu âm thai quan trọng, các bà bầu sức khỏe yếu hoặc có tiền sử bệnh khi mang thai nên thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Theo Emdep.vn

Xem link gốc Ẩn link gốc https://emdep.vn/mang-thai/thu-thai-2-vach-bao-lau-thi-di-sieu-am-20220929150944081.htm

Siêu âm thai

phụ nữ mang thai


Không muốn làm mẹ vì nỗi đau quá khứ đeo bám
Anh đã đến phá "lớp băng giá" quanh cô. Và cô đã hoàn toàn đổ gục vì anh đồng ý chỉ cần hai vợ chồng là đủ. Nhưng mới cưới hơn 2 tháng thì cô đã dính bầu. Cô thực sự không muốn sinh con vì những ám ảnh trong quá khứ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.