- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thước đo thành công ở một đứa trẻ
Khi đo thành công của một đứa trẻ, nhiều cha mẹ nhìn vào kết quả học tập của đứa trẻ đó. Chúng ta đều biết đó là 1 thước đo không chuẩn xác về thành công nhưng vô tình hay hữu ý chúng ta đều sử dụng nó trong việc thể hiện thái độ nể phục trước những đứa trẻ học hành giỏi giang.
Ai cũng nói là chỉ cần con khỏe mạnh, hạnh phúc là bố mẹ vui, an lòng. Tôi mong sự an lòng, nỗi vui đó là trọn vẹn và thành thật. Bởi có nhiều đứa trẻ, chúng thành công theo nhiều cách khác nhau mà không phải bằng điểm số.
Tôi mong các cha mẹ dùng nhiều thước đo khác nhau ngoài điểm số để đánh giá sự thành công của con mình. Như chỉ số phát triển của bản thân ngoài học lực. Như chỉ số chống chịu của con trẻ trước những khó khăn của hành trình trưởng thành.
Trưởng thành nào cũng đau đớn và khó khăn lắm. Như chỉ số hạnh phúc tự thân mà trẻ đạt được. Con trẻ biết tìm thấy hạnh phúc tự thân thay vì hạnh phúc do người khác mang lại hay việc cố làm người khác hài lòng, vui lòng rồi nghĩ đó là hạnh phúc…
Một đứa trẻ thành công là một đứa trẻ được chính cha mẹ ghi nhận những gì con đã làm tốt hơn chính con ngày hôm qua chứ không phải những gì con làm giỏi hơn con nhà người ta. Cùng con trưởng thành chính là như vậy chứ không phải những bảng thành tích "chiến đấu" với con nhà người ta.
Hôm nay, liệu có cha mẹ nào đọc xong bài viết này, dành một chút thời gian để liệt kê những điều con mình đã rất thành công theo đánh giá của cha mẹ? Để nói với con rằng: "Con yêu ạ, con rất giỏi việc này!".
Tôi luôn tin sự ghi nhận của cha mẹ với con cái chính là cách mà chúng ta tiếp thêm cho trẻ sự tự tin và nhiều hơn, đó là cùng con xây dựng mục tiêu cho cuộc đời của con. Đừng để con trẻ phải nghĩ đến chuyện tự tử chỉ vì điểm số của con kém hơn so với bạn bè cùng lớp, khiến cha mẹ thất vọng, khiến thầy cô xấu hổ và khiến con nghĩ mình là kẻ thất bại. Được không các cha mẹ thành công?
Chúng ta chỉ có thể trở thành cha mẹ thành công nào phải vì con chúng ta có bảng điểm cao chót vót đâu. Bởi đằng sau những bảng điểm đó nếu như đứa trẻ ấy không được hạnh phúc, con không nhận được gì cả.
Chỉ có cha mẹ là hoan hỉ khoe con. Chỉ có cha mẹ là tự đắc vì mình có con học giỏi. Con trẻ thì không. Con chẳng có gì cả. Còn chưa kể nếu kết quả một lần không tốt, con sẽ căng thẳng và áp lực bởi tiếng thở dài của cha mẹ.
Đừng để thước đo tình cảm cha mẹ - con cái phụ thuộc vào điểm số con mang về. Thương lắm! Tội lắm!
Theo PNVN
-
Làm mẹ4 giờ trướcNhiều nam giới còn coi nhẹ việc hút thuốc lá trong nhà trong khi vợ đang mai thai mà chưa hiểu hết những hệ lụy khi trẻ được sinh ra. Nhẹ thì trẻ thấp, còi, nặng thì dị tật bẩm sinh khiến trẻ vào đời phải chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh. Chưa kể đến những hệ lụy mà ngay chính gia đình và xã hội phải gánh chịu.
-
Làm mẹ7 giờ trướcDậy thì muộn là một dạng rối loạn phát triển dậy thì. Với trẻ gái đến 14 -16 tuổi không có dấu hiệu dậy thì được coi là dậy thì muộn, trẻ trai được coi là muộn nếu sau tuổi 16.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTheo dự báo thời tiết, không khí lạnh sắp về đến miền Bắc, Hà Nội sẽ có những ngày vừa mưa vừa rét. Vào lúc thời tiết giao mùa như vậy, trẻ em thường hay bị các bệnh lý về đường hô hấp, đặc biệt là sổ mũi, nghẹt mũi.
-
Làm mẹ2 ngày trướcThanh thiếu niên lại có phản ứng khác so với người lớn khi bị trầm cảm, do vậy cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
-
Làm mẹ2 ngày trướcTrước tuổi dậy thì trẻ phải được trang bị một số kỹ năng sống thiết yếu để bắt đầu những năm tháng tuổi teen thuận lợi.
-
Làm mẹ3 ngày trướcNgay từ mới mấy tháng tuổi, cậu bé Tạ Việt Vượng đã không nghe được âm thanh. Để chắp cánh cho tương lai của con trai, mẹ của em đã không quản khó khăn, vất vả chuẩn bị cho con hành trang tốt nhất có thể trên đường đời.
-
Làm mẹ3 ngày trướcBé yêu của bạn có thể gặp nguy hiểm khi dùng thuốc sai cách. Các bậc cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể giúp bé thoát khỏi tình cảnh đó nhờ vào kiến thức y học thường thức cơ bản về sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
-
Làm mẹ3 ngày trướcCha mẹ mắc phải những sai lầm này sẽ để lại bóng tối trong tâm hồn trẻ thơ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức sau này của trẻ.
-
Làm mẹ4 ngày trướcCác bác sĩ tai- mũi- họng thường khuyên không nên cho trẻ ăn quá no vào bữa tối, không ăn muộn sau 20h để phòng tránh bệnh tật
-
Làm mẹ4 ngày trướcNhiều phụ huynh cấm con nhỏ xem phim kinh dị nhưng không ngại hóa trang cho trẻ thật rùng rợn vào dịp Halloween; vui thì ngắn mà ảnh hưởng độc hại thì lâu dài.
-
Làm mẹ5 ngày trướcGen Z có lối sống, tư duy khác biệt thế hệ trước, dẫn đến khoảng cách, hiểu lầm, tranh cãi trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ cần thay đổi cách tiếp cận trẻ
-
Làm mẹ5 ngày trướcCác cụ ngày xưa có câu: Cha mẹ sinh con trời sinh tính. Cứ cái gì không được là đổ cho… Trời.
-
Làm mẹ6 ngày trướcĐể con kiểm soát được thời gian sử dụng internet của mình, cha mẹ có thể cùng con thảo luận và ghi ra mục đích sử dụng Internet của con: học tập, giải trí, kết nối cộng đồng..., từ đó lập kế hoạch sử dụng internet của con.
-
Làm mẹ6 ngày trướcĐể phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ, cha mẹ và bản thân các em cần quan tâm đến các giải pháp dinh dưỡng, tập luyện… ngay từ nhỏ.