TikTok đã hủy hoại trẻ em như thế nào?

TikTok không chỉ gây nghiện mà còn có thể ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát hành vi, tập trung và phát triển tâm lý xã hội của giới trẻ.

Chị Arriani đang bị nghẹt thở!

Tiếng gào thét hoảng loạn của cậu bé 5 tuổi vang vọng xuống hành lang ngôi nhà 3 phòng ngủ của gia đình Arroyos ở Milwaukee (Mỹ).

Tháng 2/2021, khi chơi với chị gái 9 tuổi Arriani trước giờ đi ngủ, cậu bé nhìn chị leo lên rương đồ chơi, quấn dây xích quanh cổ và móc khóa vào bản lề cửa tủ quần áo.

Khi ấy, mẹ của hai đứa trẻ đang tham gia lớp học kinh thánh, còn cha thì ở xưởng làm việc dưới tầng hầm, không nghe thấy tiếng la hét.

TikTok đã hủy hoại trẻ em như thế nào?-1

Gia đình Arroyo bên mộ Arriani. Ảnh: Bloomberg Businessweek.

Vài ngày sau khi an táng Arriani, cậu bé mới kể cho bố mẹ chuyện đã xảy ra, nói rằng đó chỉ là một trò chơi, giống như những gì chúng đã xem trên TikTok.

Hàng loạt thử thách độc hại

Theo Bloomberg, trò chơi mà Arriani tham gia có tên thử thách ngất xỉu/thử thách ngạt thở. Khi ấy, nhiều trẻ em trên khắp thế giới tự làm hại mình mình bằng những vật dụng trong nhà cho đến khi ngạt thở và ngất đi, quay lại khoảnh khắc khi tỉnh lại và đăng tải lên mạng xã hội.

TikTok đã hủy hoại trẻ em như thế nào?-2

Arriani không phải nạn nhân duy nhất của các thử thách độc hại trên TikTok. Theo dữ liệu tổng hợp từ tin tức, hồ sơ tòa án và phỏng vấn gia đình do Bloomberg thực hiện, trong vòng 18 tháng, ít nhất 15 trẻ em từ 12 tuổi trở xuống và 5 trẻ em 13-14 tuổi đã thiệt mạng vì tham gia thử thách ngất xỉu.

Một thử thách khác cũng xuất hiện trên TikTok có tên Benadryl - khuyến khích người xem sử dụng liều lượng lớn thuốc kháng histamine (gấp 6 lần liều khuyến cáo) để gây ra ảo giác.

Tháng 4/2023, Jacob Stevens (13 tuổi, Ohio, Mỹ) đã tham gia thử thách này. Trao đổi với ABC, ông Justin (cha của cậu bé) cho biết con trai ông sử dụng thuốc quá liều vào cuối tuần trước, khi đang ở nhà cùng bạn bè. Video do bạn bè của Stevens quay lại cho thấy cơ thể cậu bé bắt đầu co giật sau khi uống thuốc.

Jacob Stevens được đưa đến viện và đặt máy thở ngay sau đó. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của bác sĩ, cậu bé qua đời sau 6 ngày nhập viện.

Theo New York Post, tháng 8/2020, một nữ sinh 15 tuổi cũng tử vong sau khi tham gia thử thách Benadryl. Cô bé sử dụng quá liều thuốc điều trị dị ứng.

Bệnh viện Nhi Cook ở bang Texas cũng báo cáo 3 thanh, thiếu niên đã phải nhập viện sau khi tham gia thử thách. Các em uống khoảng 14 viên Benadryl để quay video và đăng lên mạng.

Guardian cũng thông tin tháng 1/2023, Indonesia đưa ra cảnh báo về thử thách Dragon’s Breath trên TikTok sau khi hơn 20 trẻ em nhập viện trong tình trạng bỏng da, đau bụng và ngộ độc thực phẩm do ăn một loại kẹo có tên là "hơi thở của rồng".

Liên tiếp dính kiện cáo

Sau khi Arriani qua đời, cha mẹ cô bé cùng phụ huynh một số nạn nhân khác đã đệ đơn kiện TikTok. Các gia đình cho rằng chính thuật toán của TikTok đã "chủ động" đề xuất trò chơi nguy hiểm tới con em họ.

Bên cạnh đó, họ cáo buộc TikTok không thể kiểm soát nội dung hiệu quả, dẫn đến sự lan truyền nhanh chóng của trò chơi nguy hiểm này trên nền tảng. Đồng thời, nền tảng này cũng không có các biện pháp bảo vệ trẻ em trước những thách thức và nội dung không phù hợp.

Theo Reuters, tháng 1/2024, Tổng chưởng bang Iowa (Mỹ), bà Brenna Bird, đã nộp đơn kiện, cáo buộc TikTok và công ty mẹ ByteDance đã lừa dối phụ huynh về mức độ phổ biến của nội dung không phù hợp trên nền tảng này. Theo đơn kiện, nội dung nguy hại bao gồm ma túy, khỏa thân, rượu bia và ngôn từ tục tĩu.

Với cáo buộc nêu trên, bang Iowa đang xem xét các hình phạt tài chính và lệnh cấm TikTok tái diễn các hành vi lừa dối và bất công. Trước đó, các bang Arkansas và Utah cũng đã đệ đơn kiện tương tự.

Hiện tại, 5.000 phụ huynh khác cũng tham gia kiện TikTok thông qua Claimshero - công ty hỗ trợ phụ huynh kiện TikTok. Các phụ huynh gọi TikTok là "thuốc lá của thời đại số" và cho rằng nền tảng này đã đầu độc, hủy hoại con cái họ.

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://lifestyle.zingnews.vn/tiktok-da-huy-hoai-tre-em-nhu-the-nao-post1456509.html?fbclid=IwAR3N-Wpy47Y7oYvc3P5uR7uKgLMa9Z3AjpqI5dhy7FpNdaCSSxaZmqiyJLY

TikTok


Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp
Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.