Trí tuệ của bé phát triển tốt hay không? Quan sát trạng thái của con khi thức dậy, cha mẹ có thể thấy ngay!

Những đứa trẻ ngủ dậy tính táo thường có cá tính mạnh mẽ, chỉ số IQ rất cao ngược lại những đứa trẻ hay quấy khóc khi ngủ biển hiện sức khỏe yếu, khả năng thích ứng với môi trường thấp.

Đối với trẻ nhỏ, ngủ là một hoạt động giúp các tế bào não phát triển. Cụ thể, các nghiên cứu đã cho thấy, chỉ trong 1 tháng đầu đời số lượng tế bào não của trẻ đã phát triển lên đến 80% so với khi trẻ được 3 tháng tuổi. Tỷ lệ này cũng tương đương khi trẻ được 3 tuổi nhưng có số lượng tế bào não phát triển đến 80% so với người trưởng thành.

Trí tuệ của bé phát triển tốt hay không? Quan sát trạng thái của con khi thức dậy, cha mẹ có thể thấy ngay!-1

Mặc dù thời gian ngủ của trẻ sơ sinh sẽ rất dài, có thể ngủ tới 22 giờ mỗi ngày nhưng không liên tục mà ngắt quãng và chia thành nhiều đoạn nhỏ. Tình trạng này được gọi là chu kỳ giấc ngủ, có nghĩa là em bé sẽ có chu kỳ ngủ của riêng mình, có thể là hai hoặc ba giờ hoặc bốn hoặc năm giờ.

Kết thúc một chu kỳ ngủ, trẻ sẽ “ngủ đủ giấc” và chuyển sang trạng thái thức dậy, có thể quấy khóc hoặc chơi đùa, đợi đến khi buồn ngủ trở lại mới đi ngủ.

Dù là 2, 3 giờ hay 4 đến 5 giờ thì cũng là một khoảng thời gian rất dài, chưa kể bé có thể bị đánh thức đột ngột nên việc bé thức giấc là điều hết sức bình thường đối với các mẹ. Khi thức dậy trẻ thường có hai phản ứng, một là khóc không ngừng, hai là im lặng và tự chơi đùa đến khi cha mẹ đến ẵm, bế.

Trí tuệ của bé phát triển tốt hay không? Quan sát trạng thái của con khi thức dậy, cha mẹ có thể thấy ngay!-2

Theo nghiên cứu, những đứa trẻ bình tĩnh sau khi thức dậy thường có chỉ số IQ cao hơn. Chính xác mà nói, "điềm tĩnh" chỉ là miêu tả chung chung, những đứa trẻ bình tĩnh sau khi ngủ dậy thường có hành vi: Sau khi tỉnh dậy, trẻ không khóc hay gây ồn ào, chớp chớp đôi mắt nhỏ và vẫy vẫy đôi bàn tay nhỏ bé một cách nhẹ nhàng, chờ mẹ để ý, trong khi chờ đợi trẻ sẽ tò mò và bắt đầu quan sát môi trường xung quanh.

Những đứa trẻ như vậy có xu hướng độc lập mạnh mẽ hơn và tâm lý chống lại sự thất vọng, đồng thời chúng sẵn sàng suy nghĩ về các vấn đề, khám phá thế giới và có trí tò mò mạnh mẽ.

Đừng bao giờ nghĩ rằng trẻ sơ sinh không có khả năng tư duy. Bạn nên biết rằng ngay cả những bào thai cũng có tư duy riêng, có thể không hoàn hảo và đầy đủ nhưng sự tư duy khởi đầu này vẫn có thể hướng dẫn hành động của trẻ và giúp trẻ nhận biết mọi thứ trong tiềm thức. .

Trí tuệ của bé phát triển tốt hay không? Quan sát trạng thái của con khi thức dậy, cha mẹ có thể thấy ngay!-3

Đối với những em bé siêu bình tĩnh sau khi thức dậy, thậm chí còn tự dậy và chơi một mình. Mẹ không nên làm phiền bé, không chạy lại ôm bé, đừng gây cản trở quá trình tự khám phá thế giới của bé.

Trong quá trình này, não bộ của bé hoạt động nhanh, đây là “thời điểm đỉnh cao” của sự phát triển trí não và là thời điểm tuyệt vời để phát triển trí tuệ.  Khi các bé chơi chán hoặc biểu hiện muốn được mẹ lại bế, lúc này mẹ hãy đến và ôm bé vào lòng hiệu quá sẽ tốt hơn rất nhiều.

Còn đối với những trẻ khóc sau khi ngủ dậy nếu không phải do sinh lý, bệnh lý thì phần lớn là do tâm lý bất an, kém thích nghi với môi trường xung quanh. Khi trẻ có bất kỳ nhu cầu hoặc mong muốn gì, khóc là cách để trẻ đáp ứng sự mong muốn của mình. Nếu mẹ thấy trẻ luôn thức dậy và khóc như một thói quen thì hãy tìm một lý do phổ biến nhất để có được giải pháp nhanh chóng và thiết thực.

Biểu hiện của bệnh lý

Trẻ bị còi xương do thiếu canxi là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ em. Trẻ bị thiếu một số vi chất dinh dưỡng như magie, kẽm cũng có thể gây khó ngủ. Trẻ thường quấy khóc, ngủ không yên, dễ giật mình, và đổ nhiều mồ hôi lúc ngủ. Hội chứng này làm trẻ mệt mỏi, hay ngủ vào ban ngày, trẻ ngủ không sâu giấc về đêm.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường mũi họng hoặc đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi xoang, viêm phế quản,viêm phổi... Trẻ mệt mỏi, hay quấy khóc, da trở nên xanh hơn.

Trí tuệ của bé phát triển tốt hay không? Quan sát trạng thái của con khi thức dậy, cha mẹ có thể thấy ngay!-4

Trẻ mắc các bệnh lý nội khoa khác như trào ngược dạ dày thực quản, viêm tai giữa, các bệnh tâm thần,... làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Trẻ bị mộng du (rối loạn giấc ngủ kiểu Parasomia): sau khi ngủ được một lúc trẻ bỗng bật dậy và đi lại, nói hoặc gặp ác mộng khi ngủ,... Những trẻ mắc rối loạn này đều ngủ không sâu giấc hay vặn mình, quấy khóc.

Trẻ béo phì, các nhóm cơ đường thở phì đại làm trẻ khó nuốt, khó thở. Trẻ thường khó ngủ, thở bằng miệng, đổ mồ hôi nhiều về đêm, hay tiểu dầm.

Biểu hiện nhu cầu của trẻ

Cảm thấy không an toàn: Trẻ không cảm giác thấy hơi ấm của mẹ nên trẻ sẽ tìm kiếm sự bảo vệ. Khi nhận thấy mình không ở cạnh cha mẹ, trẻ sẽ lập tức tỉnh dậy và khóc.

Trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày: Do giấc ngủ vào ban ngày kéo dài nên ban đêm trẻ sẽ tỉnh táo và không muốn ngủ nữa. Trẻ sẽ muốn nhận được sự chú ý từ cha mẹ. Khi trẻ nhận ra cha mẹ không quan tâm đến mình thì trẻ sẽ bắt đầu khóc vì điều này.

Trẻ khóc khi đói: Ban đêm giấc ngủ sẽ dài hơn, nếu chưa được ăn đủ hoặc cảm thấy dạ dày trống rỗng trẻ sẽ khóc để báo cho cha mẹ biết. Vì vậy, để tránh trường hợp này bạn nên đảm bảo lượng sữa, thức ăn bé nạp vào dạ dày là đủ cho một giấc ngủ dài. Bằng cách đó, trẻ có thể nghỉ ngơi và tình trạng trẻ ngủ dậy hay khóc vì đói sẽ không còn.

Trẻ muốn thay tã: Sự ẩm ướt, khó chịu ở tã có thể khiến trẻ không ngủ được và khóc. Trẻ khóc cũng là một dấu hiệu để mẹ có thể biết và thay tã, khiến trẻ cảm thấy thoải mái trở lại.

Trẻ quấy khóc trước khi ngủ: Thường có những tác động xấu trước giờ đi ngủ như ép con ngủ không đúng giờ, hay làm những điều trái ý của con. Mẹ không nên để bé khóc trước giờ đi ngủ vì nó sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và dễ làm bé căng thẳng khó vào giấc hoặc nhanh tỉnh giấc hơn bình thường.

 

Theo Mộc - VietNamNet 


Trẻ sơ sinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.