Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua và những lợi ích chỉ thực sự hiệu quả khi cho trẻ ăn đúng cách

Có lẽ không bà mẹ nuôi con nhỏ nào lại không biết đến sữa chua bởi đây là một thực phẩm lành mạnh rất phổ biến, vừa dễ sử dụng vừa bổ sung dinh dưỡng có lợi cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ.

Tuy nhiên để sữa chua phát huy hết tác dụng và không gây hại cho bé sau khi dung nạp vào cơ thể, ba mẹ cũng cần phải tuân thủ một số lưu ý nhất định dưới đây.

1. Tác dụng của sữa chua với trẻ nhỏ

Không chỉ được đánh giá cao về thành phần dinh dưỡng và tác dụng, sữa cho còn được hầu hết trẻ em yêu thích bởi vị ngon và có nhiều hương vị mới lạ không gây nhàm chán.

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua và những lợi ích chỉ thực sự hiệu quả khi cho trẻ ăn đúng cách-1

Hơn nữa, xét về góc độ khoa học và các phân tích y tế, một loại sữa chua đảm bảo còn mang rất nhiều lợi ích thực tế khác cho trẻ nhỏ khiến nó ngày càng được nhiều phụ huynh lựa chọn vào khẩu phần ăn mỗi ngày cho con yêu của mình. Cụ thể có thể kể đến một số tác dụng nổi bật nhưu sau:

- Bổ sung canxi cho cơ thể

Sữa là nguồn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và chúng sẽ tiếp tục cần cho đến khi trưởng thành. Đây cũng đồng thời là nguồn cung canxi tuyệt vời cho cơ thể. Tuy nhiên có một số bé lại dị ứng hoặc không thích uống sữa. Vì vậy lượng canxi cơ thể nhận được sẽ bị giảm đáng kể nếu trẻ không thích uống sữa.

Sữa chua là một thực phẩm chứa hàm lượng canxi khá cao. Thậm chí canxi trong sữa chua còn nhiều hơn khi uống sữa. Mỗi cốc sữa chua mang lại 450 mg canxi giúp trẻ phát triển xương chắc khỏe hơn.

- Cung cấp probiotic tốt cho hệ tiêu hóa

Sữa chua sau khi được chuyển đổi từ sữa nhờ một loại vi khuẩn sẽ tăng hàm lượng khuẩn probiotics lên cao. Do vậy nếu trẻ được ăn sữa chua thường xuyên sẽ tăng sức khỏe hệ tiêu hóa và ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh đường ruột. Đồng thời sức đề kháng của trẻ cũng được tăng cao và tránh mắc những bệnh do vi khuẩn xâm nhập.

- Cải thiện nguồn năng lượng cho mọi hoạt động

Trong sữa chua chứa hàm lượng protein cơ thể cần. Khi bạn ăn chúng mỗi ngày cơ thể sẽ được cung cấp năng lượng. Trẻ em ăn nhiều sữa chua sẽ có tính thần tốt minh mẫn học tập.

- Hỗ trợ ổn định trọng lượng cơ thể

Đồ ăn vặt hay các món chiên rán dầu mỡ đều có sức hấp dẫn với trẻ. Vì vậy nguy cơ béo phì ở trẻ ngày này thường tăng cao. Để giảm tối đa nguy cơ thừa cân béo phì cho trẻ bạn hãy tập cho bé thói quen ăn sữa chua mỗi ngày.

Khi tiêu thụ một lượng sữa chua dạ dày sẽ được lấp đầy. Bé không đói và không thèm ăn nữa. Nhờ vậy bé sẽ từ bỏ thói quen ăn uống kém lành mạnh. Dần dần cân nặng cũng được cải thiện và có vóc dáng săn chắc khỏe mạnh hơn.

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua và những lợi ích chỉ thực sự hiệu quả khi cho trẻ ăn đúng cách-2

2. Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua?

Cho dù sữa chua rất tốt cho trẻ nhưng không phải độ tuổi nào cũng có thể ăn được. Cụ thể, với trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú mẹ hoàn toàn là tốt nhất, trong trường hợp sữa mẹ không đủ thì có thể bổ sung sữa công thức. Việc cho trẻ ăn sữa chua trong giai đoạn này được các chuyên gia khuyến cáo là không cần thiết và không nên bởi đường ruột của bé chưa hoàn thiện và khó tiêu hóa được bất kỳ thực phẩm nào ngoài sữa.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng, bạn chỉ nên cho trẻ ăn sữa chua khi trẻ tròn 7 tháng tuổi. Bởi trong giai đoạn này, đường ruột của con đã dần hoàn thiện. Ngoài sữa chua, bạn có thể cho trẻ làm quen với các loại thực phẩm khác như: Trái cây, rau củ, cháo bột...

Trong trường hợp bé đòi ăn dặm sớm, là các thức ăn ngoài sữa như bột, nước hoa quả... thì từ 4 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé làm quen với sữa chua nhưng bắt buộc sữa đó phải được làm từ sữa bột công thức dành cho trẻ dưới 6 tháng. Các loại sữa chua ngoài thị trường làm từ các loại sữa bột nguyên kem, sữa tươi… thì trẻ từ 6 tháng trở lên mới nên cho bé làm quen và tốt nhất là thời điểm khi trẻ từ 8 tháng tuổi.

Khi đó, đường ruột của trẻ đã hoạt động ổn đinh, cùng với việc cho trẻ làm quen với một số thực phẩm như rau củ, quả, bột, cháo, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua để kích thích hệ tiêu hóa và giúp con nhanh tiêu hóa hơn, ăn ngon hơn.

3. Nên cho trẻ ăn sữa chua khi nào tốt?

Ngoài việc xác định độ tuổi phù hợp có thể cho trẻ ăn sữa chua, thì việc cho trẻ ăn thực phẩm dinh dưỡng này đúng thời điểm cũng là điều rất quan trọng các bố mẹ cần lưu ý.

Thời điểm ăn sữa chua tốt nhất được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn là sau bữa ăn khoảng 1-2 tiếng để giúp bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn và không làm đau dạ dày hoặc ăn buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút để bé êm bụng, dễ ngủ hơn. Đây là thời điểm thích hợp để lợi khuẩn được phát triển tốt. Lúc này, dịch vị dạ dày đã loãng dần tạo độ pH phù hợp (pH từ 4-5 trở lên) cho lợi khuẩn trong sữa chua hoạt động tốt, mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa và sức khỏe bé. Chú ý, sau khi cho bé ăn sữa chua cần cho trẻ uống nước và súc miệng ngay để tránh vi khuẩn có lợi gây hại cho men răng của trẻ.

Bên cạnh đó, do sữa chua cũng dễ dàng chế biến, kết hợp với các loại thực phẩm khác như hoa quả, trái cây, ngũ cốc,… Bởi vậy, các mẹ có thể tìm hiểu thêm các món ăn, công thức kết hợp với sữa chua để làm mới mẻ, hấp dẫn các bé. 

Tuy sữa chua rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhưng vẫn phải duy trì cho bé ăn hợp lý, tránh cho ăn quá nhiều và cũng không nên cho ăn quá ít. Khi bé mới bắt đầu làm quen với sữa chua, ba mẹ nên nhớ không được cho con ăn vội vàng mà phải dần dần và tuân theo định lượng phù hợp với từng lứa tuổi.
Lượng sữa chua vừa đủ đối với bé 7 tháng tuổi ăn dặm là khoảng 50g/ngày và 80gr/ngày cho bé 1-2 tuổi, từ 2 tuổi trở lên thì bé có thể ăn 100gr sữa chua mỗi ngày…

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua và những lợi ích chỉ thực sự hiệu quả khi cho trẻ ăn đúng cách-3

Ngoài ra, các mẹ lưu ý không nên đun nóng sữa chua hoặc để sữa chua quá lạnh vì có thể làm giảm hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa chua. Tuyệt đối không dùng sữa chua chung với các loại thuốc khác sẽ làm tiêu diệt các vi khuẩn có lợi có trong sữa chua. 

Mẹ cũng có thể thêm hương vị vào sữa chua nguyên chất của trẻ bằng cách trộn với trái cây hoặc rau củ. Đối với trẻ mới làm quen với thức ăn đặc, hãy bắt đầu với trái cây xay nhuyễn và rau củ đã được nấu chín, xay nhuyễn. Đối với những bé lớn hơn, bạn có thể thêm trái cây mềm và rau củ đã nấu chín cắt nhỏ. Bơ nghiền, táo nghiền, bột yến mạch và mầm lúa mì cũng là những thực phẩm bổ sung tốt.

Theo V.K - Vietnamnet


Sữa chua

chăm sóc con

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.