Trẻ mấy tháng ăn được váng sữa và những lưu ý nhất định mẹ phải nhớ khi bổ sung cho con

trẻ mấy tháng ăn được váng sữa, bé mấy tháng ăn được váng sữa, trẻ bao nhiêu tháng ăn được váng sữa, trẻ mấy tháng ăn váng sữa, 1 tuần nên cho trẻ ăn mấy hộp váng sữa

Trong váng sữa có chứa lượng chất béo khá cao, chiếm đến 70% tổng năng lượng mà trẻ cần. Tuy nhiên việc sử dụng thực phẩm bổ dưỡng này cũng có những nguyên tắc và lưu ý nhất định mà bố mẹ cần lưu ý trong quá trình chăm sóc con.

Trẻ mấy tháng ăn được váng sữa và những lưu ý nhất định mẹ phải nhớ khi bổ sung cho con-1

1. Tác dụng của váng sữa

Lượng chất béo trong váng sữa cao gấp đôi so với chất béo trong một ly sữa thông thường, hơn nữa váng sữa còn giúp cung cấp rất nhiều khoáng (canxi, sắt, kẽm, iot, photpho…) và Vitamin ( A, E, B2, B12, C, PP, biotin, beta – carotene…), cùng các axit hữu cơ.

Do đó đây là nguồn cung cấp năng lượng cao, rất tốt cho sự tăng trưởng của bé yêu,  giúp các cơ quan trong cơ thể trẻ phát triển hoàn thiện, đặc biệt là hệ xương chắc khỏe và giúp trẻ tăng chiều cao, cân nặng và não bộ cho bé.

Ngoài ra, thực phẩm này cũng rất tốt trong việc giảm biếng ăn, hỗ trợ tăng cân cho trẻ suy dinh dưỡng hoặc thiếu cân.

2. Trẻ mấy tháng ăn được váng sữa

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 6 tháng tuổi đầu đời, do hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, cơ lưỡi của bé chưa hoàn thiện nên nếu mẹ cho bé ăn váng sữa trong giai đoạn này sẽ dễ khiến bé bị tiêu chảy, không tiêu hoặc bị sặc khi ăn. Ngoài ra, việc cho bé ăn váng sữa quá sớm sẽ khiến bé từ chối sữa mẹ, dẫn đến giảm lượng kháng thể từ mẹ vì vậy bé chỉ nên sử dụng sữa mẹ hoàn toàn khi dưới 6 tháng tuổi.

Thời điểm thích hợp cho bé ăn váng sữa là bắt đầu từ sau 6 tháng tuổi để hỗ trợ tăng cân, bổ sung năng lượng cho bé. Tuy nhiên, một số gia đình cẩn thận hoặc hệ tiêu hóa của bé còn yếu thì có thể đợi đến khi bé được 10 tháng tuổi trở lên mới cho con ăn váng sữa để an toàn và yên tâm hơn. Lúc này, các cơ quan trong người bé đã ổn định, có thể hấp thu đến mức tối đa các chất dinh dưỡng có trong váng sữa.

Trẻ mấy tháng ăn được váng sữa và những lưu ý nhất định mẹ phải nhớ khi bổ sung cho con-2

Xong các phụ huynh cần lưu ý, váng sữa không thể thay thế hoàn toàn nguồn dinh dưỡng trong sữa mẹ hoặc các thực phẩm khác. Mẹ chỉ nên cho bé dùng váng sữa làm bữa ăn phụ, cũng không nên cho bé ăn quá nhiều vì có thể làm bé đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất béo cao.

3. Một tuần nên cho trẻ ăn mấy hộp váng sữa

Ngoài việc quan tâm trẻ mấy tháng ăn được váng sữa mẹ cũng cần quan tâm lượng váng sữa bé dùng. Tùy theo độ tuổi và cân nặng cơ thể, mức độ dung nạp hay lượng dùng theo khuyến cáo nhà sản xuất, mẹ có thể xem thông tin in trên bao bì và tham vấn ý kiến của các chuyên gia để bổ sung váng sữa cho con đúng cách, khoa học và an toàn.

Hàm lượng chất béo và khoáng chất trong váng sữa khá cao, nó giúp cung cấp nhiều năng lượng cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ ăn váng sữa ở mức vừa phải, bởi ăn quá nhiều sẽ gây thừa chất là rất cao. Vì vậy, thông thường các bác sĩ khuyến cáo:

- Trung bình, trẻ từ 6-12 tháng tuổi có thể ăn từ ½ – 1 hộp váng sữa/ngày. Nhưng mỗi tuần  chỉ nên cho trẻ ăn tối đa 2 hộp là đủ.

- Trẻ trong độ tuổi 1-2 tuổi thì có thể ăn 1 hộp/ngày và 1 tuần chỉ ăn 3 hộp, tối đa là 4 hộp. Ngoài ra, còn tùy vào mức độ dung nạp của trẻ.

Chỉ khi tuân thủ đúng liều lượng sử dụng, váng sữa mới có thể phát huy tối đa giá trị dinh dưỡng, mang lại cho bé năng lượng và sức khỏe.

4. Nên cho bé ăn váng sữa vào thời điểm nào trong ngày?

Sau khi đã biết trẻ mấy tháng ăn được váng sữa cũng như trẻ ăn bao nhiêu váng sữa là đủ thì thời điểm thích hợp cho bé dùng cũng là một thông tin mẹ cần quan tâm.

Theo kinh nghiệm chung của các bà mẹ nuôi con nhỏ và lời khuyên từ các bác sĩ cũng như chuyên gia dinh dưỡng, thì:

- Thời điểm tốt nhất để dùng váng sữa là sau bữa ăn sáng hoặc vào bữa chiều khi mới ngủ dậy.

-  Không nên cho bé ăn vào buổi tối, dễ gây ra hiện tượng dầy hơi, khó tiêu.

- Tuyệt đối không dùng váng sữa vào bữa chính. Bởi nó mặc dù nhiều dinh dưỡng nhưng vẫn không thể thay thế được các loại thực phẩm.

Trẻ mấy tháng ăn được váng sữa và những lưu ý nhất định mẹ phải nhớ khi bổ sung cho con-3

Váng sữa có thành phần giàu chất béo với hàm lượng cao, giúp bổ sung được thêm nhiều năng lượng cho bé. Vì thế, những trẻ cần cung cấp thêm nhiều năng lượng nên được bổ sung váng sữa như: Trẻ 1 tuối bị thiếu cân, trẻ suy dinh dưỡng hoặc trẻ cần bồi dưỡng sau thời gian mắc bệnh. Đối với những bé này, mẹ có thể cho bé ăn bữa phụ là váng sữa.

Lưu ý khi cho trẻ ăn váng sữa

Chất lượng của váng sữa bị ảnh hường rất nhiều vào việc bảo quản sản phẩm. Chính vì thế, mẹ cần bảo quản đúng cách khi mua về, đặc biệt là phần còn lại khi bé ăn 1 hộp chia làm nhiều lần. Cụ thể:

- Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để tránh làm hỏng váng sữa. Hoặc có thể để ở phòng thoáng mát tại nhiệt độ dưới 25 độ C nếu không có tủ lạnh.

- Không nên để váng ở cánh của tủ lạnh vì không đảm bảo duy trì độ lạnh ổn định, thường đóng mở thường xuyên.

- Hạn chế để váng sữa quá lâu, nên cho trẻ ăn sau khi mua càng sớm càng tốt. 

- Nên sử dụng sản phẩm ngay sau khi mở hộp để hạn chế các loại vi khuẩn xâm nhập.

- Tuyệt đối không cho bé sử dụng váng đã hết hạn sử dụng, hoặc có dấu hiệu hư hỏng như bị phồng, rách, biến dạng,...

- Mẹ nên mua váng sữa tại những cửa hàng uy tín, điều kiện bảo quản lạnh tốt.

- Mẹ cần đọc kỹ hạn sử dụng và thành phần trên hộp váng sữa khi mua và trước khi cho bé ăn.

 

Theo V.K - Vietnamnet


chăm sóc con

Nuôi Dạy Con


Cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà
Súp gà ngô là món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Nguyên liệu và cách nấu súp gà ngô cũng không quá phức tạp. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà nhé.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.