- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?
Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.
Nguyên nhân gây thiếu máu, thiếu sắt
Có nhiều nguyên nhân thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ gồm:
Do chế độ ăn uống: Nếu mẹ thiếu chất dinh dưỡng, không có thực phẩm giàu chất sắt, uống nhiều sữa bò mỗi ngày sẽ làm giảm hấp thu chất sắt trong thực phẩm.
Do những bệnh lý gây giảm hấp thu sắt: Bệnh viêm ruột (viêm hồi tràng - hỗng tràng, viêm ruột tự miễn...); Viêm dạ dày do Helicobacter pylori…
Tăng nhu cầu sắt: Trẻ em, trẻ sinh non, một số bệnh lý mạn tính, hóa trị liệu…
Mất máu: Kèm theo các nguyên nhân gây chảy máu từ đường tiêu hóa, tiết niệu…
Nguyên nhân khác: Phẫu thuật, chấn thương; Sử dụng thuốc chống viêm không steroid kéo dài.
Thường gặp nhất ở trẻ em là nhiễm ký sinh trùng (giun sán).
Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?
Trẻ được sinh ra bởi những bà mẹ mà trong quá trình mang thai, đặc biệt những tháng cuối thai kỳ không được cung cấp đủ sắt.
Trẻ sinh non , đặc biệt là trẻ sinh càng non thì khả năng trẻ thiếu sắt càng nhiều. Tiếp theo là các trẻ sinh đôi.
Trẻ ăn bột nhiều và kéo dài (trong bột có acid phytic và các phosphat gây giảm hấp thu sắt).
Chế độ ăn: Khi trẻ bắt đầu ăn dặm nhưng trong chế độ ăn không có những thực phẩm có chứa chất sắt.
Trẻ có những bệnh lý nền đường tiêu hóa, ví dụ như kém hấp thu, những bệnh lý tiêu chảy kéo dài hoặc bệnh lý dị ứng, viêm dạ dày ruột do helicobacter pylori, những trẻ suy dinh dưỡng nặng, nhiễm giun móc... là những nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt.
Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì cũng là những đối tượng nguy cơ tăng khả năng trẻ thiếu máu, thiếu sắt.
Trẻ được bổ sung sắt nhưng không đủ liều cũng có thể thiếu máu, thiếu sắt.
Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ.
Dấu hiệu thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ
Khi thiếu máu, thiếu sắt trẻ sẽ có biểu hiện da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, đây là dấu hiệu nổi bật nhất.
Các biểu hiện kèm theo tùy mức độ nặng của bệnh. Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, ít hoạt động, nhanh mệt khi vận động; kém ăn, ăn không ngon miệng; chậm phát triển thể chất; rối loạn tiêu hoá ; giảm chức năng miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Trẻ ở lứa tuổi đi học thường có biểu hiện học kém do không tập trung.
Ngoài ra, có thể teo niêm mạc và mất gai lưỡi làm trẻ khó nuốt, móng bẹt, dễ gãy, móng tay móng chân nhợt nhạt, có khía và tim đập nhanh.
Phòng thiếu máu, thiếu sắt như thế nào?
Để phòng thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ, cần:
Nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa bổ sung sắt dành cho trẻ trong năm đầu đời.
Thực hiện chế độ ăn cân đối giàu sắt, vitamin.
Duy trì chế độ ăn đa dạng thực phẩm cho trẻ, sử dụng thực phẩm giàu sắt như: thịt màu đỏ, thịt lợn nạc, thịt bò, cá ngừ, gan, tiết, các loại đậu, đỗ hoặc rau xanh như rau dền, rau ngót... và vitamin C để tăng khả năng hấp thu sắt. Sắt từ thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ dễ hấp thu hơn thức ăn có nguồn gốc thực vật.
Chú ý các loại đậu, đỗ khi chế biến cho trẻ ăn phải bỏ vỏ, vì vỏ các loại đậu đỗ có chất gây ức chế hấp thu sắt.
Tẩy giun định kỳ hàng năm cho trẻ trên 12 tháng tuổi.
Theo Giadinhxahoi
-
Làm mẹ7 giờ trướcNăm ngoái, khi đang dùng bữa tại một nhà hàng ở Ohio (Mỹ), Sherry Howard, 53 tuổi, nhận được cuộc gọi từ cô con gái 28 tuổi, nhờ mua đồ ăn của nhà hàng mang về. Howard lúc đó rất sửng sốt, không phải vì việc mua đồ ăn mà vì con gái biết bà đang ở đâu.
-
Làm mẹ1 ngày trướcNếu có những dấu hiệu này thì bạn chính là kiểu cha mẹ 'độc hại' đang ảnh hưởng xấu tới con.
-
Làm mẹ2 ngày trướcBao nhiêu người trong chúng ta may mắn có được một người mẹ luôn mỉm cười hiền từ với chúng ta?
-
Làm mẹ3 ngày trướcKhi trẻ mắc bệnh thì một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh băn khoăn không biết trẻ bị viêm tiểu phế quản nên ăn gì để tốt cho sức khỏe. Những thông tin dưới đây nhằm giúp ba mẹ biết cách bổ sung và thay đổi dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcLàm cha mẹ chưa bao giờ là dễ dàng cả. Làm cha mẹ "hợp cạ" với con lại càng khó hơn.
-
Làm mẹ4 ngày trướcMuốn xử lý được cơn giận của con một cách hiệu quả, bố mẹ cần hiểu rõ nguồn cơn.
-
Làm mẹ5 ngày trướcCha mẹ yêu thương con cái không có gì sai, nhưng nếu yêu quá mức sẽ khiến trẻ lạc vào tình yêu dị dạng.
-
Làm mẹ6 ngày trướcLà một người mẹ 3 con, siêu mẫu Hạ Vy vẫn giữ được vóc dáng thon gọn và tươi trẻ. Như bao bà mẹ khác, Hạ Vy luôn dành những gì tốt đẹp cho các con nhưng cô không quên dành thời gian chăm sóc bản thân.
-
Làm mẹ10/11/2024Trong những ngày gần đây, chuyên mục Sức khỏe của Báo Tiền Phong đã đưa thông tin về những ca tai nạn khá nghiêm trọng xảy ra với các em nhỏ.
-
Làm mẹ10/11/2024Đau lưng là một trong những vấn đề phổ biến nhất khi mang thai, đặc biệt là trong những tháng cuối gây nhiều khó chịu cho thai phụ. Tình trạng này có bất thường không và làm gì để cải thiện?
-
Làm mẹ09/11/2024Hôn nhân không hạnh phúc thì ly dị, đó là chuyện của người lớn với nhau. Nhưng gia đình đổ vỡ thì không còn là chuyện của cha mẹ nữa rồi.
-
Làm mẹ07/11/2024Trẻ con đôi khi như thiên thần trước mặt người khác, nhưng lại vô cùng nhõng nhẽo, quậy phá trước mặt mẹ đều có lý do của chúng.
-
Làm mẹ07/11/2024Những hành động tưởng chừng như vô nghĩa và bạn không thể lý giải được tại sao thì với trẻ chúng đều có lý do cả.