Trẻ nói sớm có thực sự thông minh hơn trẻ nói muộn? Hãy nghe giải thích của bác sĩ nhi khoa

Mỗi lần thấy mọi người trong nhóm phụ huynh lớp nhà trẻ của con gái hoan hỉ chia sẻ những "kỹ năng mới" mới nhất của con mình, mẹ Đậu Đậu lại cảm thấy rất khó chịu.

Tất cả những đứa trẻ này đều được sinh ra trong cùng một tháng, khả năng thành thạo các "kỹ năng" khác nhau của chúng đáng lẽ sẽ tương tự nhau. Nhưng thực tế là con của các gia đình khác đã bắt đầu thuộc thơ ca hoặc líu lo hát thì con của chị chỉ có thể nói những câu từ lặp lại đơn giản như “cha”, “mẹ”.

Trẻ nói sớm có thực sự thông minh hơn trẻ nói muộn? Hãy nghe giải thích của bác sĩ nhi khoa-1

Cho rằng khả năng diễn đạt của con mình kém xa so với các bạn cùng trang lứa, mẹ Đậu Đậu lo lắng muốn đăng ký cho con mình tham gia một lớp giáo dục sớm với hy vọng cô bé có thể nói nhiều hơn trong không khí tập thể.

Nhưng sau một vài lớp học, khả năng ngôn ngữ của Đậu Đậu dường như vẫn không được cải thiện nhiều. Điều này khiến mẹ của Đậu Đậu bắt đầu tự hỏi liệu con mình có vấn đề về chỉ số IQ và không thông minh như những đứa trẻ khác?

Khác với sự lo lắng của mẹ Đậu Đậu, bố Đậu Đậu khá "bình tĩnh" trong vấn đề này. Anh cảm thấy rằng trẻ em nói sớm hay muộn không có sự khác biệt, anh ấy cũng đã nói rất muộn khi còn nhỏ nhưng điều đó không hề ảnh hưởng đến khả năng trở thành một người bán hàng giỏi với tài ăn nói vô cùng lưu loát của anh.

Sau khi nghe những gì bố Đậu Đậu nói, mẹ Đậu Đậu vẫn lo lắng và quyết định đưa Đậu Đậu đến một bệnh viện nhi nổi tiếng, tìm bác sĩ kiểm tra xem sự phát triển tinh thần của đứa trẻ có vấn đề gì không.
Thực tế, các bác sĩ nhi khoa hàng ngày phải đối mặt với không ít phụ huynh lo lắng như mẹ Đậu Đậu, họ sợ con mình thua ngay ở “vạch xuất phát” và luôn thích so sánh con mình với những đứa trẻ nhà khác. Sau khi so sánh, họ sẽ bắt đầu tự hỏi liệu con mình có vấn đề về IQ hay không.

Trẻ nói sớm có thực sự thông minh hơn trẻ nói muộn? Hãy nghe giải thích của bác sĩ nhi khoa-2

Các bác sĩ nhi khoa cho biết: Không có cơ sở khoa học nào cho nhận định “trẻ biết nói sớm có chỉ số IQ cao”. Trẻ biết nói sớm hay muộn không liên quan nhiều đến chỉ số IQ của trẻ mà nó chỉ là biểu hiện của khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Sau khi nghe những lời của bác sĩ, mẹ của Đậu Đậu cảm thấy yên tâm hơn, nhưng bà vẫn không hiểu tại sao con mình lại có khoảng cách rõ ràng về khả năng ngôn ngữ so với những đứa trẻ cùng tuổi?

Sự lo lắng của mẹ Đậu Đậu thực sự rất phổ biến đối với các bậc cha mẹ ngày nay. Khi con nhà khác đã bắt đầu biết đọc thơ, kể chuyện nhưng con nhà mình mới chỉ bập bẹ được vài từ đơn giản, cha mẹ sẽ lo lắng là điều khó tránh khỏi.

Bác sĩ nhi khoa giải thích: Sức mạnh khả năng ngôn ngữ của trẻ có liên quan đến sự phát triển của một khu vực trong não được gọi là "khu vực Broca" - một vùng của thùy trán thuộc bán cầu não ưu thế (thường là bên trái), đảm nhận chức năng liên quan đến sản xuất lời nói. Khu vực này phát triển sớm hơn những đứa trẻ khác thì đứa trẻ sẽ biết nói sớm hơn. Còn những đứa trẻ chậm nói và không thể giao tiếp khi 2 hoặc 3 tuổi, thì sự phát triển của khu vựn này là tương đối muộn.

Trẻ nói sớm có thực sự thông minh hơn trẻ nói muộn? Hãy nghe giải thích của bác sĩ nhi khoa-3

Sự phát triển vùng Broca không liên quan trực tiếp đến chỉ số IQ của trẻ. Đây là lý do tại sao, một số trẻ vẫn chưa nói tốt khi được 2 tuổi rưỡi, và chúng sẽ đột nhiên mở ra “sự bùng nổ ngôn ngữ” khi lên 3 tuổi.

Mặc dù biết nói sớm hay muộn không liên quan đến chỉ số IQ của trẻ nhưng lợi ích của việc biết nói sớm là rất rõ ràng. Trẻ em có thể thể hiện ý tưởng của mình tốt hơn, học hỏi thêm kiến thức và thúc đẩy sự phát triển trí não.

Trẻ biết nói sớm cũng có lợi thế xã hội rõ ràng và có thể kết bạn nhiều hơn. Vì vậy, cha mẹ vẫn cần giúp con phát triển “vùng Broca” và cho con nói càng sớm càng tốt.

Muốn con biết nói sớm, cha mẹ hãy thực hiện 3 điều “thêm” này:

Trẻ nói sớm có thực sự thông minh hơn trẻ nói muộn? Hãy nghe giải thích của bác sĩ nhi khoa-4

1. Cho trẻ nghe nhiều hơn

Mẹ của Tôm có kinh nghiệm đặc biệt trong việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ của trẻ. Chị và chồng cùng làm công nhân nên có ít thời gian dành cho con, chủ yếu những đứa trẻ ở nhà với ông bà. Thế nhưng người già chỉ chăm sóc cơ bản cho trẻ chứ ít tác động gì thêm, tiếng phổ thông của họ cũng không chuẩn vì thế chị khá lo lắng về khả năng phát triển ngôn ngữ của con cái mình.

Để tạo môi trường ngôn ngữ tốt cho các bé, mẹ Tôm đã đầu một chiếc loa thông minh phát các bài hát, bài thơ, truyện thiếu nhi… đều đặn mỗi ngày để các bé “mài lỗ tai”.

Điều đáng ngạc nhiên là Tôm đã học được rất nhiều cách diễn đạt từ các bài thơ, bài hát và câu chuyện hàng ngày của trẻ nhỏ, chưa đầy 2 tuổi cậu bé đã có thể nói được một số câu ngắn. Điều này liên quan nhiều đến việc mẹ Tôm ngày nào cũng "mài lỗ tai" và tạo môi trường ngôn ngữ tốt cho con.

Trẻ nói sớm có thực sự thông minh hơn trẻ nói muộn? Hãy nghe giải thích của bác sĩ nhi khoa-5

2. Giao tiếp và tương tác nhiều hơn với trẻ

Bất kể trẻ có nói được hay không, cha mẹ phải kiên trì giao tiếp, tương tác với trẻ. Cho dù tiếng phổ thông của người già ở nhà có chuẩn hay không, cha mẹ nên khuyến khích người già giao tiếp nhiều hơn với con cái họ.

Chỉ bằng cách kiên trì giao tiếp với trẻ, chúng ta mới có thể tạo cho trẻ sự kích thích liên tục và lành tính, giúp trẻ sớm phát triển “khu vực Broca” phụ trách khả năng ngôn ngữ của chính mình.

Khi giao tiếp với con, cha mẹ cũng nên chú ý đến các kỹ năng. Ví dụ, khi trẻ không biết diễn đạt, không muốn nói, cha mẹ có thể cho trẻ hai lựa chọn, để trẻ chọn một trong hai và khuyến khích trẻ nói.

Khi trẻ thích dùng ngón tay và không muốn diễn đạt, cha mẹ có thể hết lần này đến lần khác “giả vờ bối rối”, không kịp thời đáp ứng nhu cầu của trẻ, để trẻ nảy sinh ý muốn thể hiện.

Trẻ nói sớm có thực sự thông minh hơn trẻ nói muộn? Hãy nghe giải thích của bác sĩ nhi khoa-6

3. Đọc thêm sách tranh cho trẻ nghe

Nếu muốn trẻ biết nói sớm, cha mẹ cũng có thể sử dụng sức mạnh của sách tranh. Những câu chuyện thú vị và màu sắc phong phú trong cuốn sách ảnh có thể kích thích sự quan tâm của trẻ em ở một mức độ lớn.

Trong quá trình đọc sách tranh cho con nghe, tốt nhất cha mẹ không nên đọc từng chữ mà hãy để trí tưởng tượng của con được bay xa và cùng con “bơi” trong thế giới sách tranh. Khi bắt gặp những điểm trẻ thích, cha mẹ có thể tận dụng cơ hội này để hướng dẫn trẻ thể hiện bản thân.

Một số cha mẹ có thể phàn nàn rằng họ bận rộn với công việc mỗi ngày và không có thời gian để đọc sách tranh cho con cái của họ, nhưng trên thực tế, việc này không mất nhiều thời gian. Xét cho cùng, khoảng thời gian chú ý của trẻ em là tương đối ngắn, cha mẹ chỉ cần dành ra 20 hoặc 30 phút mỗi ngày để đọc sách tranh cùng con, điều này có thể tác động rất tích cực đến sự phát triển kỹ năng ngôn ngữ của trẻ.

Trẻ nói sớm có thực sự thông minh hơn trẻ nói muộn? Hãy nghe giải thích của bác sĩ nhi khoa-7

Lời kết

Mặc dù trẻ biết nói sớm hay muộn không liên quan gì đến chỉ số IQ, nhưng trẻ biết nói sớm lại có lợi thế về nhiều mặt. Cha mẹ hãy sớm có những hành động tích cực và tạo môi trường ngôn ngữ tốt cho con, khuyến khích con thật nhiều để giúp con nói càng sớm càng tốt.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp
Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.