Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ các bậc cha mẹ nên làm gì?

Vặn mình khi ngủ là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên đó là biểu hiện sinh lý bình thường không cần lo lắng hay vấn đề cần can thiệp thì vẫn là điều nhiều bố mẹ còn băn khoăn.

# Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình?

Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi, hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình thường xuất hiện khi trẻ khoảng 5-6 tuần tuổi và hết sau 3-4 tháng tuổi. Đây hầu hết chỉ là phản xạ sinh lý bình thường của cơ thể trẻ bởi khi mới sinh các tế bào thần kinh, thể vân, vỏ não chưa phát triển hoàn thiện nên phần dưới vỏ hoạt động chiếm ưu thế hơn. Trẻ vặn mình, vận động tay chân đơn giản là để tìm cách thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ.

Ngoài ra, trẻ vặn mình cũng có thể do ngủ trên đệm quá cứng, tư thế ngủ không hợp lý, gối đầu quá cao hoặc môi trường bé ngủ không thoải mái.

Tuy nhiên nếu có việc trẻ vặn mình còn kèm theo các biểu hiện bất thường khác như gồng mình, hay giật mình, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm, nôn ói,… thì cha mẹ nên lưu ý đây có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ các bậc cha mẹ nên làm gì?-1

# Biểu hiện trẻ vặn mình do sinh lý

Là khi trẻ vặn mình, gồng người trong vài phút và sau 2 - 3 tháng thì kết thúc. Trẻ vẫn tăng cân bình thường thì không cần quá lo ngại nhiều. Việc trẻ vặn mình có thể do:

- Môi trường bé ngủ không thoải mái, tiếng ồn nhiều và ánh sáng mạnh, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình, giật mình.

- Do trẻ đói: Trẻ sơ sinh khả năng dự trữ năng lượng thấp, hơn nữa dạ dày nhỏ nên trẻ ăn được rất ít mỗi lần. Vì vậy khi ngủ trẻ cũng có thể bị đói làm trẻ khó chịu, vặn mình, quấy khóc. Tuy nhiên không nên cho bé bú quá no vì sẽ khiến trẻ sơ sinh ọc sữa sau mỗi lần bú hoặc mỗi khi vặn mình.

- Khi trẻ rặn tiểu hoặc đại tiện: Khi tiểu hoặc đại tiện trẻ sơ sinh hay vặn mình, đỏ mặt, thậm chí quấy khóc. Do ở trẻ sơ sinh, cơ vòng hậu môn và cơ vòng bàng quang chưa phát triển hoàn thiện.

- Do môi trường xung quanh làm cho trẻ không thoải mái cũng làm trẻ vặn mình như tã bị ướt, trẻ bị quấn quá chặt, do trẻ thường có những vận động co tay co chân hay quơ tay nhưng nếu bị quấn chặt quá cũng làm cho bé cảm thấy khó chịu nên vặn mình.

Các nguyên nhân và yếu tố làm bé hay bị vặn mình này đều do yếu tố sinh lý, không cần quá lo lắng. Nên nếu trẻ vẫn bình thường, không có khó chịu, ăn uống bình thường và vẫn lên cân tốt thì khi đến giai đoạn trẻ phát triển hoàn thiện sẽ bớt vặn mình hơn.

# Biểu hiện trẻ vặn mình do bệnh lý, cần can thiệp

Bên cạnh những dấu hiệu vặn mình do sinh lý, thì có những bé hay vặn mình quấy khóc, khóc thét về đêm, gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, ăn uống... làm ảnh hướng tới khả năng tăng trưởng của bé, sụt cân, tổn thương da, tóc,…  thì bố mẹ cần chú ý các nguyên nhân bệnh lý gây ra và có biện pháp điều trị kịp thời.

Cụ thể, các nguyên nhân bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ bao gồm:

- Trẻ bị thiếu canxi: Thường gặp ở những trẻ sinh non, chế độ dinh dưỡng của mẹ kém, không tiếp xúc thường xuyên với nắng mặt trời nhưng lại không bổ sung vitamin D đường uống. Khi bé bị hạ canxi xuất hiện các triệu chứng như bé hay vặn mình ngủ không sâu giấc, dễ bị kích động, thường quấy khóc về đêm, bị đổ mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn, hay nôn trớ, nấc, chán ăn, chậm lớn, chậm phát triển vận động...Trẻ có những biểu hiện của bệnh còi xương.

- Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản: Do đặc điểm của trẻ sơ sinh cơ thắt dưới thực quản chưa phát triển hoàn chỉnh, nên dễ gây hiện tượng trào ngược thức ăn từ dạ dày lên, biểu hiện bằng trớ sữa hay nôn trớ, khi bé vặn mình dễ làm sữa trào lên, bé có thể ọc sữa...Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm trẻ khó chịu cũng dẫn tới vặn mình. Trào ngược thực quản có thể gây ra những biến chứng như hít sặc sữa, viêm phổi, chậm tăng cân...

- Trẻ bị tổn thương thần kinh thường hay gồng mình, vặn mình, khó ngủ, hay co giật.

- Các bệnh lý khác: Trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ có thể do bị các bệnh ngoài da gây ra ngứa ngáy, côn trùng cắn, viêm da… làm trẻ khó chịu nên vặn mình.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ các bậc cha mẹ nên làm gì?-2

# Biện pháp khắc phục và điều trị khi trẻ vặn mình

Do trẻ vặn mình khá phổ biến ở thể sinh lý, thế nên trước tiên bố mẹ cần:

- Kiểm tra các yếu tố tác động từ bên ngoài có thể làm trẻ bị vặn mình khi ngủ như tã ướt, nhiệt độ phòng, đói, các vùng trên cơ thể có khó chịu hay bất thường gì không... Nếu cần hãy thay tã, bỉm, quần áo rộng thoải mái cho trẻ dễ ngủ.

- Đảm bảo môi trường bé ngủ thoải mái, nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc quá nóng cũng gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, khiến trẻ hay giật mình, vặn mình, quấy khóc. Cho bé ngủ ở phòng thoáng mát, yên tĩnh, không ồn ào gây kích động cho bé.

- Giặt giũ chăn, màn thường xuyên cho bé, vệ sinh phòng sạch sẽ tránh gây ngứa ngáy khó chịu.

- Vỗ về, an ủi bé khi bị vặn mình khó ngủ. Khi làm vậy trẻ sẽ cảm giác bớt lo lắng, bất an và căng thẳng khi ngủ.

- Tắm nắng cho trẻ thường xuyên: Việc tắm nắng giúp tổng hợp vitamin D cần thiết cho quá trình hấp thu canxi, để tránh thiếu canxi, còi xương. Nên tắm nắng cho trẻ từ 15-20 phút mỗi ngày.

Để đề phòng và khắc phục nguyên nhân trẻ vặn minh do bệnh lý, phụ huynh nên chú ý:

- Cho trẻ dưới 6 tháng bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ cần bổ sung canxi đủ, nhu cầu canxi cho mẹ sau sinh khoảng 1300 mg canxi mỗi ngày. Các thức ăn cung cấp đủ canxi như các loại cá, thịt, trứng sữa...

- Nhu cầu vitamin cho trẻ theo khuyến cáo là 400UI mỗi ngày, với những trẻ bú mẹ cần bổ sung đầy đủ 400UI hàng ngày, bởi sữa mẹ có hàm lượng vitamin D rất thấp không đủ nhu cầu cho bé. Có thể bổ sung bằng cách tắm nắng mỗi ngày tuy nhiên là việc tắm nắng nhiều khi không thể cân đong đo đếm được lượng vitamin D đã bổ sung, nên có thể bổ sung cho trẻ qua đường uống vitamin D.

-  Hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản bằng cách cho bé nằm đầu cao khi bú và sau khi bú, không để trẻ bú quá no và chia nhỏ bữa.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ các bậc cha mẹ nên làm gì?-3

- Cha mẹ hãy quan tâm đến cảm xúc của trẻ, nếu trẻ vặn mình kèm biểu hiện như trẻ khó chịu, ngứa ngáy, mệt, ốm hay đang đói, tã ướt,… Vì vậy cha mẹ nên quan tâm cảm xúc của con kỹ để có thể hiểu và giúp đỡ con.

- Thường xuyên kiểm tra vùng da nhạy cảm cho trẻ xem trẻ có bị hăm, viêm, loét, mẩn đỏ hay không. Nếu bị nên đưa bé đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

- Không sử dụng các mẹo lạ được truyền trong dân gian để chữa trị cho bé như là tẩy lông đen, xông hơi, đắp lá, truyền nóng,… vì có thể gây ảnh hưởng tới làn da, sức khỏe của bé.

Theo V.K - Vietnamnet


Trẻ sơ sinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.