Trong nuôi dạy con cái, cha mẹ thường nói 5 câu này, trẻ ngày càng xuất sắc hơn

“Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, sức mạnh của ngôn ngữ là vô tận. Trong giáo dục gia đình, cha mẹ thường nói 5 câu sau đây, con cái chắc chắn xuất sắc hơn mỗi ngày.

"Mẹ hiểu con”

Mọi người đều mong muốn được hiểu, và trẻ em cũng vậy.

“Hiểu” ở đây không phải là hiểu những gì trẻ làm mà là thừa nhận sự hợp lý của cảm xúc và tâm lý của trẻ.

Trong cuộc sống, cha mẹ thường gặp khó khăn trong việc “hiểu” con cái của họ. Khi một đứa trẻ gây rắc rối, tức giận, khóc, phản ứng đầu tiên thường là đổ lỗi:

- "Đừng khóc nữa. Khóc thì không phải là một đứa trẻ tốt đâu! ”

- “Mẹ đếm từ 1 đến 3, con lại khóc thì mẹ sẽ không cần con nữa đấy!” 

- "Con nhà người ta tiêm không khóc, chỉ mỗi con thấy đau là sao?”

Cách tiếp cận này sẽ làm cho trẻ nghĩ rằng cảm xúc của chúng là không nên có và là sai.

Cha mẹ chỉ nói sự thật, không nói về cảm xúc, rất khó để giáo dục một đứa trẻ tốt.

Điều đúng đắn nên làm là nói với đứa trẻ: "Mẹ biết con đang buồn/giận/tức… Không sao cả. Mẹ sẽ luôn ở bên con.”

Cảm giác được công nhận và chấp nhận này thực sự có thể thúc đẩy sự thay đổi của trẻ. Cha mẹ cần phải hiểu trẻ trước thì mới thành công bước vào trái tim của con được.

"Mẹ tin con"

Trong nuôi dạy con cái, cha mẹ thường nói 5 câu này, trẻ ngày càng xuất sắc hơn-1

Đã từng có một video gây sốt cộng đồng mạng như sau: Người mẹ biết được từ huấn luyện viên điền kinh rằng cậu con trai của chị chạy không tốt do nền tảng thể lực kém. Thay vì nói sự thật, chị khuyến khích con như sau: “Huấn luyện viên nói con đang rất chăm chỉ, tiến bộ rất nhiều, chỉ cần cố gắng một chút là tốt”.

Con trai chị bị ngã trong khi tập luyện, rất mất mát nói: “Con không thể theo kịp bất cứ bạn nào!”

Người mẹ giúp con trai buộc lại dây giày trong khi kiên quyết nói với cậu bé: "Không quan trọng. Con chỉ cần cố gắng vượt qua bạn ngay phía trước mình là được”.

Với sự động viên nhẹ nhàng của mẹ, con trai chị đã giành được vị trí thứ nhất lần đầu tiên trong cuộc đời. 

Tình yêu và sự tin tưởng vô điều kiện của cha mẹ sẽ làm cho con cái trở nên tốt hơn.

Có một hiệu ứng gọi là “pygmalion" nổi tiếng trong tâm lý học. Pygmalion là một thủ thuật tâm lý để gieo niềm tin, tạo động lực để một người bắt đầu hành động theo sự mong đợi đó.

Đối với một đứa trẻ thì cha mẹ chính là người gieo niềm tin. Khi cha mẹ tin tưởng và khuyến khích con cái, con sẽ dần dần phát triển theo hướng cha mẹ mong đợi. Nói một cách đơn giản, đó là chỉ khi cha mẹ tin rằng đứa trẻ tốt như thế nào, đứa trẻ sẽ cư xử tốt như thế ấy để đáp lại.

Có một câu nói rất hay thế này: "Toàn bộ bí mật của việc giáo dục con cái là tin tưởng con cái và giải phóng chúng”.

Cha mẹ càng tin tưởng vào khả năng của trẻ, tin vào sự phán xét của trẻ, tin rằng trẻ sẽ trở nên tốt hơn… thì niềm tin này, sẽ trở thành trụ cột tinh thần mạnh mẽ nhất trong trái tim của trẻ.

"Con có lựa chọn riêng của mình"

Trong nuôi dạy con cái, cha mẹ thường nói 5 câu này, trẻ ngày càng xuất sắc hơn-2

Có câu nói thế này: “Cuộc sống hoàn hảo là gì? Đó là trong cuộc sống mà trong mọi lúc, chúng ta có khả năng bảo vệ quyền lựa chọn của mình nhất”.

Một đứa trẻ từ nhỏ đã được cha mẹ làm chủ mọi thứ, sau khi trưởng thành khó có thể ngay lập tức suy nghĩ độc lập, khi gặp phải sự việc, chắc chắn sẽ choáng váng, choáng ngợp.

Trẻ em càng nhỏ, cha mẹ càng nên cung cấp cho trẻ khả năng lựa chọn. Đi ra ngoài mặc quần áo nào, ngày lễ đi đâu chơi, đến nhà hàng gọi món gì… cha mẹ có thể hỏi ý kiến của trẻ.

Nếu cha mẹ đã có sắp xếp trước, cũng nên cho trẻ một lựa chọn, chẳng hạn: “Hôm nay con muốn mặc váy màu vàng hay màu hồng?", "Món này, con muốn ăn ngọt hay mặn?”

Có thể cha mẹ cho rằng trẻ em còn non nớt, cái gì cũng không hiểu thì lựa chọn của chúng chẳng phải sẽ gây rắc rối sao?  

Cha mẹ đừng đánh giá thấp điều này. Việc cho con sự lựa chọn không những có thể nuôi dưỡng khả năng tư duy độc lập của trẻ mà còn rất quan trọng đối với việc xây dựng sự tự tin của trẻ.

"Mẹ không làm được. Con giúp mẹ được không?” 

Một người mẹ đã từng khen ngợi con trai của mình trên mạng xã hội như sau: Chị bị bong gân, từ bệnh viện về nhà, chị nói với con: “Thời gian sắp tới, mẹ phải nhờ con rồi”. Kết quả khiến chị kinh hỷ, cậu con trai đột nhiên trở nên hiểu chuyện, bưng nước đưa thuốc cho mẹ, chạy tới chạy lui, việc gì cũng năng nổ làm. Đúng là một cậu con trai ấm áp. 

Trong khi đó, một số bà mẹ ngay cả khi ốm đau vẫn cố gắng gượng dậy nấu ăn cho con. Kết quả là đứa trẻ không những không cảm ơn mà còn chê mẹ làm chậm, chê cơm không ngon.

Làm cha mẹ, luôn luôn nghĩ rằng nên thay mặt con cái gánh vác tất cả mọi thứ, cố gắng trở nên mạnh mẽ, không muốn để cho trẻ làm đỡ mình, dù chỉ một chút. Sự thật là trong mắt một đứa trẻ, cha mẹ càng mạnh mẽ, trẻ càng yếu và muốn dựa dẫm vào.

Đôi khi cha mẹ trở nên yếu đuối một vài lần, đứa trẻ sẽ trở nên độc lập và có trách nhiệm hơn. Yếu đuối không phải là trở nên kém cỏi mà là một loại trí tuệ, cho trẻ cơ hội để giúp mình, để trẻ trải nghiệm cảm giác cần thiết.

Khi cha mẹ nói với con:

"Mẹ không xách được, con giúp mẹ được không?"

"Mẹ bận không đi được, con có thể ra vườn giúp mẹ hái rau không?"

“Cảm ơn con trai. Không có con là hỏng chuyện rồi!”

Khi trẻ nhìn thấy mẹ cũng cần được chăm sóc, một ý thức mạnh mẽ về trách nhiệm sẽ làm cho chúng trở nên có trách nhiệm hơn.

Nếu con bạn làm tốt, bạn bày tỏ lòng biết ơn của bạn một lần nữa, nó sẽ củng cố hành vi của con bạn.

"Mẹ yêu con"

Trong nuôi dạy con cái, cha mẹ thường nói 5 câu này, trẻ ngày càng xuất sắc hơn-3

Người Việt có thói quen kín đáo, nhiều khi yêu, nhưng không nhất thiết phải nói.

Một tờ báo đã thực hiện một cuộc khảo sát và thấy rằng 80% trẻ em muốn nói “Con yêu bố/mẹ" với cha mẹ của chúng, nhưng không thể nói ra thành lời.

Trẻ em hiếm khi nói "Con yêu bố/mẹ" với cha mẹ của chúng.

Cha mẹ không không khá hơn nhiều. Khi con cái lớn lên, cha mẹ ngày càng không thể hiện tình yêu của mình trực tiếp bằng lời nói, đặc biệt là các ông bố. 

Trong một cuộc phỏng vấn tại trường mẫu giáo, phóng viên hỏi một đứa trẻ: “Con cảm thấy thế nào khi nghe mẹ nói yêu mình?”. Cậu bé hoàn toàn không biểu hiện gì. Hỏi một cậu bé khác: “Con sẽ nói với bố mẹ rằng con yêu bố mẹ chứ?”. Đứa trẻ ngại ngùng đáp: “Không ạ. Bởi nó… kinh lắm!”

"Con yêu mẹ" được coi là một biểu hiện kinh khủng. Có lẽ là bởi vì cha mẹ của cậu bé không bao giờ bày tỏ tình yêu với con cái.

Trong mắt cha mẹ thì hành động thực tế quan trọng hơn nói. Nhưng trong thực tế, trong quá trình phát triển của trẻ em, cha mẹ thể hiện tình yêu với trẻ là rất quan trọng.

Khi trẻ gặp khó khăn, hãy nói với con: "Đừng sợ, bố mẹ yêu con Bố mẹ sẽ hỗ trợ con từ phía sau”.

Khi trẻ phạm sai lầm, cha mẹ nên nói: "Bố mẹ yêu con, nhưng điều gì sai thì phải được sửa!” 

Khi trẻ thành công, hãy nói: "Bố mẹ tự hào về con”.

Đây chính là nguồn gốc của cảm giác an toàn của trẻ em.

“Con là người bạn đồng hành/Đồng minh nhỏ của mẹ”

Điều này rất đơn giả, sau câu nói, con cái và cha mẹ cùng bắt tay làm một việc hay chơi một trò chơi nào đó, sẽ khiến quan hệ cha mẹ - con cái gắn kết hơn. Trẻ cũng sẽ cảm nhận được sự gần gũi và đồng hành của bố mẹ trên suốt chặng đường mình đi.

Theo Bảo Châu - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.