- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
“Tuyệt chiêu” giúp trẻ tăng khả năng tập trung khi học mà cha mẹ nào cũng nên biết
Chứng mất tập trung gây ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng học tập của trẻ. Làm thế nào để biết con mình đang trong tình trạng giảm khả năng tập trung và những phương pháp nào có thể cải thiện được tình trạng này?
- Bé gái 6 tháng tuổi vùng vẫy khóc lóc khi được đưa đi bấm lỗ tai và lý lẽ gây tranh cãi của người mẹ: “Tôi có quyền”
- Cháu gái đang ngủ đột nhiên khóc lớn giữa đêm, ông bà lo sốt vó, giấu cháu check camera rồi phát hiện sự thật kinh hoàng
- Người mẹ bị công kích nặng nề khi lo xem điện thoại không biết con gái 3 tuổi đang "múa dao" bổ dưa, cảnh tượng ghi lại thật thót tim
7 biểu hiện thiếu tập trung thường gặp ở trẻ em:
1. Trẻ không thể tập trung nghe trong lớp và có thể dễ dàng bị phân tâm bởi sự can thiệp của môi trường xung quanh.
2. Thay đổi đối tượng quan tâm liên tục.
3. Thường xuyên làm mất đồ, luôn nghịch ngợm và bất cẩn.
4. Làm việc nửa chừng, dễ chán nản khi gặp bài tập khó.
5. Việc làm bài tập ở nhà thường mất nhiều thời gian hơn vì trẻ khó tập trung khi học, nhất là khi không có cha mẹ kèm bên cạnh.
6. Luôn nhìn chằm chằm vào một nơi, buồn bực, bàng hoàng và không biết mình đang nghĩ gì.
7. Khi giáo viên đặt câu hỏi, trẻ không biết nội dung câu hỏi.
Các chuyên gia giáo dục nhắc nhở: Đừng coi sự kém chú ý/kém tập trung của trẻ như chuyện vặt! Thiếu chú ý/thiếu tập trung, ngoài việc không thể hoàn thành công việc một cách nghiêm túc, trẻ thường kèm theo những thói quen xấu như bất cẩn, trí nhớ kém, hay trì hoãn,… sẽ ảnh hưởng không tốt đến học tập, cuộc sống và sự thành công sau này. Vậy, cần làm gì để cải thiện sự chú ý của trẻ một cách khoa học? Sau đây là một số gợi ý và phương pháp do các chuyên gia giáo dục khuyên mà cha mẹ nên áp dụng.
1. Tạo môi trường học tập nghiêm túc
Khả năng tập trung của trẻ sẽ kém ổn định và dễ bị phân tâm bởi các kích thích bên ngoài. Vì vậy, cha mẹ cần tạo cho con một môi trường yên tĩnh. Khi trẻ đã hoàn toàn tập trung làm một việc gì đó, cha mẹ không nên tùy tiện quấy rầy trẻ.
Ngoài ra, phụ huynh nên tạo cho trẻ không gian học tập thoáng đãng, ngăn nắp và hạn chế nhiều nhất tiếng ồn xung quanh. Bàn học nên hướng về phía có ánh sáng tự nhiên vì ánh sáng tự nhiên giúp kích thích khả năng tư duy. Và, nhớ là chỉ đặt đồ dùng học tập - sách vở cần thiết cho nội dung ôn tập lên bàn thôi bố mẹ nhé!
2. Sắp xếp thời gian biểu sinh hoạt
Cha mẹ nên chú ý sắp xếp thời gian sinh hoạt, nghỉ ngơi của trẻ hợp lý, để cuộc sống của trẻ được thoải mái và linh động. Không để trẻ tập trung quá lâu, cũng không để trẻ ngồi yên một chỗ cả ngày.
Tương tự như người lớn, trẻ em cũng cần chế độ ngủ khoa học để giúp thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ, sự tập trung của não bộ. Trẻ ngủ không đủ giấc vào đêm hôm trước, rất dễ bị phân tâm vào ngày hôm sau. Tùy độ tuổi, phụ huynh nên cho con tuân theo thời gian ngủ khác nhau.
0-4 tháng: Tổng thời gian ngủ là 16 đến 18 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm chiếm 8-9 giờ.
5-12 tháng: Tổng thời gian ngủ 12-16 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm chiếm 9-10 giờ.
1-2 tuổi: Tổng thời gian ngủ 11-14 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm khoảng 11 giờ.
3-5 tuổi: Tổng thời gian ngủ 10-13 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm chiếm 10-13 giờ.
6-12 tuổi: Tổng thời gian ngủ là 9-12 giờ.
3. Rèn luyện tính tự kiểm soát của trẻ
Nguyên nhân chính dẫn đến sự kém chú ý của trẻ là khả năng tự kiểm soát kém. Khi có một điều gì mới xuất hiện, người lớn có thể kiềm chế để không chú ý đến nó, nhưng trẻ em thì rất khó. Do đó, cha mẹ có thể tập cho trẻ sự tập trung chú ý và kiểm soát bản thân thông qua một số trò chơi tương tác giữa trẻ và cha mẹ.
4. Luyện khả năng ghi nhớ của trẻ
Hãy giúp trẻ ghi nhớ bài tốt hơn bằng cách bạn ngồi nghe trẻ “giảng lại bài” đã học. Điều này vừa khiến trẻ có thể ôn lại bài tập lại vừa tổng hợp lại toàn bộ kiến thức vừa học để có thể “hướng dẫn” lại một lần nữa cho chúng ta kèm theo đó là sự thích thú. Nếu việc này diễn ra đều đặn, trẻ sẽ luôn hứng thú học tập, ghi nhớ thật tốt kiến thức để có thể nói lại một lượt với người nghe. Việc này giúp ích rất nhiều cho việc tự học cũng như khả năng ghi nhớ của trẻ nhỏ.
5. Kích thích sở thích và nhu cầu của trẻ
Sự quan tâm là người thầy tốt nhất và là động lực bên trong. Cha mẹ nên lưu ý đến độ khó của nội dung hoạt động để phù hợp với con, để con phải trải qua những hạnh phúc và thử thách.
6. Tạo mục tiêu và yêu cầu rõ ràng
Nếu muốn sự chú ý của trẻ kéo dài, cha mẹ không nên ép trẻ làm điều gì đó mà hãy cho trẻ biết lý do tại sao trẻ nên làm, nói cho trẻ biết mục đích của hoạt động và thúc đẩy trẻ hoàn thành.
Hãy ghi mục tiêu thành văn bản để làm cho mục tiêu trở nên thực tế và hữu hình hơn vì thế trẻ sẽ ghi nhớ tốt hơn. Nên đặt mục tiêu ở những nơi dễ nhìn thấy để liên tục nhắc nhở trẻ phải hoàn thành mục tiêu.
7. Khuyến khích trẻ
Đứa trẻ học tốt mà được thưởng, nó sẽ luôn học để được thưởng. Hãy để con hiểu, việc học là việc của con. Là việc của bản thân, chúng sẽ cảm thấy thoải mái và có trách nhiệm hơn là của người khác.
Thay vì ra thưởng quà cha mẹ hãy khuyến khích con đúng lúc. Khi con nhận được 1 lời khen ngợi của thầy cô, hãy khen con thêm tí chút. Lời khen đúng lúc, đúng chỗ bao giờ cũng có tác dụng vô cùng lớn, làm động lực cho “người ta” phấn đấu hơn nữa.
8. Để trẻ tập thể dục - thể thao thường xuyên
Thường xuyên cùng con tập thể dục thể thao hàng ngày để con luôn tỉnh táo và tinh thần thoải mái. Khi cơ thể vận động giúp máu lên não nhanh hơn, các cơ cũng được giãn nở ra, không chỉ giúp con khỏe mạnh mà còn cải thiện được trí nhớ một cách rõ rệt. Cha mẹ có thể chơi cùng con môn thể thao như đá bóng, đá cầu, bóng rổ, chạy thể dục…
Theo Mộc - VietNamNet
-
Làm mẹ10 giờ trướcĐại học Harvard đã khảo sát 10.000 để thống kê, phân tích và kết luận: Thành công của một người liên quan trực tiếp đến những trải nghiệm thời thơ ấu.
-
Làm mẹ1 ngày trướcYêu thương vốn là thứ vô hình, vô thanh. Nên nhiều khi cha mẹ hay nói: Lớn lên con sẽ hiểu cha mẹ yêu con nhường nào.
-
Làm mẹ2 ngày trước“Tôi không đối xử với các con như trẻ con, không la mắng chúng. Tôi không bao giờ bắt chúng phải học. Tôi không kiểm tra bài tập về nhà của chúng. Đó là trách nhiệm của bọn trẻ”.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
-
Làm mẹ3 ngày trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Làm mẹ3 ngày trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Làm mẹ3 ngày trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ4 ngày trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ5 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ5 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.