Vô tình nhìn thấy cuốn nhật ký của con gái, bà mẹ bật khóc nức nở khi thấy thứ bên trong

Vào 2 ngày trước, khi đang dọn dẹp phòng cho con gái, chị Yến tình cờ phát hiện ra một cuốn sổ nhật ký. Ngay khi vừa đọc trang đầu tiên, chị đã không kìm nổi nước mắt.

Mỗi đứa trẻ sinh ra là niềm vui của cả gia đình nhưng chúng cũng mang đến nhiều thay đổi không hề nhỏ trong cuộc sống của mỗi thành viên. Sự ra đời của đứa trẻ đầu tiên và đứa trẻ thứ 2 cũng có sự khác biệt rõ rệt. Khi đứa trẻ thứ 2 được sinh ra, ngoài áp lực tài chính lớn hơn, cha mẹ cũng cần dành nhiều thời gian và sức lực cho gia đình của mình hơn là chỉ có bé đầu. Đồng thời, những rắc rối kéo theo cũng không ít, ví dụ đơn giản nhất chính là cách đối xử của bố mẹ với 2 đứa trẻ. Trước khi sinh đứa con thứ hai, cả hai vợ chồng đều hạ quyết tâm phải đối xử bình đẳng giữa hai con. Nhưng khi thực hành điều đó thì dường như mọi việc lại khá khó khăn và không được như mong đợi. 

Câu chuyện của một bà mẹ trẻ dưới đây khiến những người làm cha mẹ giật mình và đồng cảm khi thấy hình ảnh của chính bản thân mình ở trong đó.

Chị Yến có cô con gái lớn năm nay học lớp 2, hai vợ chồng chị đã sinh cậu con trai út vào năm ngoái cho gia đình thêm đông vui và "đủ nếp đủ tẻ" cho ông bà nội yên tâm. Ngay cả bản thân anh chị cũng cảm thấy việc có thêm em bé khiến gia đình mình thêm trọn vẹn, đầm ấm hơn. Tuy nhiên, vào 2 ngày trước, khi đang dọn dẹp phòng cho con gái, chị Yến tình cờ phát hiện ra một cuốn sổ nhật ký. Ngay khi vừa đọc trang đầu tiên, chị đã không thể kìm nổi nước mắt. Chị bỗng nhận ra cuộc sống mà mình luôn nghĩ yên bình không ngờ lại có nhiều sóng gió đến vậy.
 
con gái không chỉ viết một đoạn văn dài mà còn vẽ một trái tim, trái tim đó là biểu hiện cho tình cảm của mẹ đối với các thành viên trong gia đình. Người cha chiếm một nửa trái tim, người em trai chiếm gần như phần lớn nửa còn lại, và cô con gái chỉ có một góc nhỏ.

Vô tình nhìn thấy cuốn nhật ký của con gái, bà mẹ bật khóc nức nở khi thấy thứ bên trong-1

Nhìn vào bức hình con gái vẽ, chị bỗng nhận ra tâm hồn con gái mình lại nhạy cảm đến vậy. Và chị cũng không thể ngờ những hành động trước đây của mình lại khiến con phải chịu tổn thương nhiều thế. Khi đọc các trang tiếp theo, chị thấy cô con gái ghi lại những hết những mâu thuẫn đã từng xảy ra trước đó, kể cả những chi tết mà chị cho rằng rất nhỏ thôi nhưng con gái đều nhớ như in và viết hết trong nhật ký. Chị ấn tượng với những câu con gái viết lại: “Em trai còn nhỏ, cần mẹ chăm sóc, con ra ngoài kia chơi đi, đừng làm phiền mẹ nữa”. “Khi hai chị em cùng muốn chơi với một món đồ, mẹ luôn bắt mình phải nhường đồ chơi lại cho em. Khi mình đang chơi, em ra tranh, mình đã đánh em một cái, em liền gào lên khóc. Mẹ từ trong bếp đi ra, thấy em khóc nên đã quát và đánh vào mông mình. Mẹ không yêu mình, chỉ yêu em thôi. Mình ghét em!”

Vô tình nhìn thấy cuốn nhật ký của con gái, bà mẹ bật khóc nức nở khi thấy thứ bên trong-2

"Đọc những dòng tâm sự của con gái mà nước mắt tôi cứ chảy mãi vì thương con. Hóa ra trong mắt con, tôi thực sự đã trở thành một bà mẹ không biết đúng sai, đối xử bất công như vậy. Tôi đúng là một người mẹ quá vô tâm....", chị Yến viết.

Phản ứng của bà mẹ trên và cảm giác bất bình bên trong của cô con gái là hình ảnh thu nhỏ của rất nhiều gia đình sinh con thứ hai. Hầu hết, sau khi sinh đứa con thứ hai, sự bỏ rơi và bất bình mà con đầu phải chịu thường xảy ra mà cha mẹ không hề hay biết. Một số phụ huynh luôn nói rằng mình đối xử rất công bằng với hai đứa trẻ, nhưng thật ra trong lòng họ đều hiểu, đứa con thứ 2 sẽ được nhận nhiều sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ hơn vì con thứ 2 còn nhỏ, không thể tự chăm sóc mình được nên đương nhiên bố mẹ sẽ phải dành nhiều thời gian hơn. Để bù đắp cho con đầu, họ sẽ mua cho chúng những bộ quần áo đẹp hay những món đồ chơi đắt tiền hơn con thứ. Họ cho rằng như thế là đối xử công bằng giữa hai đứa trẻ, nhưng thực ra, cái mà con của họ cần là sự bình đẳng về sự quan tâm và chăm sóc của bố mẹ đối với cả hai người con. 

Ai cũng hiểu khi có thêm một đứa trẻ sẽ phát sinh ra rất nhiều vấn đề, vì thế bố mẹ sẽ có thêm nhiều mối bận tâm lo lắng hơn, chắc chắn sẽ có lúc không thể quan tâm, chăm sóc cả hai đứa trẻ như nhau được. Vậy khi sinh con thứ hai, bố mẹ cần xử lý mối quan hệ giữa hai đứa trẻ như thế nào để các con không có cảm giác ghen tỵ, hay có những tổn thương trong tâm lý?

Cách tốt nhất và tự nhiên nhất để gắn kết mối quan hệ giữa hai đứa trẻ là dạy chúng biết yêu thương nhau, con lớn chủ động chăm sóc em, và em học cách biết ơn vì được anh/chị chăm sóc. Cụ thể đến những việc làm hàng ngày, cha mẹ hãy tuân thủ những nguyên tắc sau:

1. Thay đổi sự quan tâm một cách từ từ

Trên thực tế, người em vẫn chưa trưởng thành, và cần nhu cầu nhiều hơn về mặt thể chất, trong khi nhu cầu của người con đầu, đã trưởng thành thường hơn, sẽ thiên về mặt tâm lý. Hơn nữa, con đầu đã từng là người được bố mẹ yêu thương nhiều nhất, và sự ra đời của em khiến tình cảm của bố mẹ bị chia sẻ. Do đó, bố mẹ cần có thời gian để con đầu làm quen và chấp nhận với sự thật này từ từ. Ví dụ, khi hai đứa trẻ xảy ra mâu thuẫn, nên ưu tiên con đầu, như vậy chẳng những không làm tổn thương tâm lý đứa lớn mà còn không ảnh hưởng đến tình cảm 2 đứa trẻ.

Vô tình nhìn thấy cuốn nhật ký của con gái, bà mẹ bật khóc nức nở khi thấy thứ bên trong-3

2. Giảm thiểu sự đối xử thiên vị

Chắc chắn bố mẹ sẽ có lúc đối xử thiên vị giữa 2 con. Nhưng trong mọi trường hợp, hãy giảm thiểu tình trạng này tối thiểu và đạt được mức độ công bằng giữa 2 đứa trẻ. Khi có mâu thuẫn xảy ra, hãy tìm hiểu mọi chuyện thật rõ ràng. Nếu người em làm sai điều gì đó, cha mẹ không nên bỏ qua, mà hãy trừng phạt em trước mặt con đầu. Những sai lầm của người con đầu cũng vậy, nhưng không nên chỉ trích quá gay gắt trước mặt em, mà hãy bổ sung và giáo dục một mình ở nơi riêng tư.
 
3. Tạo cơ hội cho chúng chơi cùng nhau

Cách tốt nhất để phát triển tình bạn giữa những đứa trẻ là chơi chung cùng nhau. Sau khi con thứ 2 lớn hơn, cha mẹ hãy tạo ra nhiều hoạt động gia đình để cho hai đứa trẻ tham gia trò chơi nhằm phát triển tính tác và giao tiếp giữa 2 người con. Cha mẹ không cần phải lo lắng về quá trình này, vì hai đứa trẻ sẽ rất hòa hợp với nhau.

Thực tế, để giải quyết vấn đề mâu thuẫn giữa những đứa trẻ là cha mẹ hãy bớt phiến diện, bớt can thiệp và để chúng chơi với nhau một cách tự nhiên. Trái tim trẻ con rất trong sáng, chỉ cần không có những mâu thuẫn không thể hòa giải thì chúng sẽ hết lòng yêu thương nhau.

Theo An Nhiên - Vietnamnet


Cách dạy con


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.