Y tá mừng rỡ bế em bé ra nhận người thân, bố đứa trẻ lại ngơ ngác hỏi "Cô có nhầm không?"

Chuyện như đùa mà đến giờ nghe kể lại tôi vẫn không nhịn được cười.

Nằm vùng trong nhóm hội các mẹ bỉm, nghe chuyện mọi người đón con yêu thế nào cũng đã nhiều, hài hước, xúc động, vui vẻ đều có cả nhưng tôi không ngờ chuyện gặp của mình cũng đáng yêu không kém. Hài hước chính là ở pha quyết không nhận con của ông chồng đáng yêu nhà tôi, thậm chí mãi cho đến tận giờ khi đứa trẻ đã gần 3 tuổi, mỗi khi được mọi người thắc mắc, chồng tôi vẫn cứ băn khoăn.

Chẳng là hồi bầu 39 tuần tôi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ. Hai vợ chồng lúc đó sống một mình chưa có bà nội bà ngoại nào ở gần nên tự đưa nhau đi đẻ. Sau gần 10 tiếng mệt mỏi cuối cùng bác sĩ cũng đưa được em bé ra ngoài. Lúc đó tôi vì quá mệt mỏi nên chỉ ngỏm dậy nhìn thoáng qua con một chút rồi nằm xuống. Các y tá vệ sinh cho con rồi bế ngay ra ngoài để gặp người thân.

Tôi được nghe kể lại rằng lúc đó đã có đầy đủ mặt bà nội, bà ngoại, anh trai tôi và chồng tôi đang đứng ngoài hóng chờ em bé. Khi bác sĩ gọi tên chồng tôi ra nhận con, anh hồ hởi, háo hức lắm vì đó là lần đầu được lên chức bố, lần đầu bế bé sơ sinh mà lại là chính con của mình. Anh lao nhanh tới như một cơn gió, định đưa tay ra đỡ lấy đứa bé thì bỗng giật tay lại.

Y tá mừng rỡ bế em bé ra nhận người thân, bố đứa trẻ lại ngơ ngác hỏi Cô có nhầm không?-1

Anh nghiêm nét mặt nhìn đứa trẻ một lúc rồi hỏi cô y tá:

- Cô có nhầm không? đây có đúng là con tôi không?

Cô y tá cười nhưng lòng vừa đầy sự khó hiểu:

- Không phải con anh thì là con ai, trong phòng dịch vụ chỉ có 1 mình chị nhà sinh em bé, đứa trẻ không phải là con của anh thì là con của ai.

Thấy chồng tôi chất vấn bác sĩ như thế mọi người thân cũng ùa lại xem đứa trẻ. Lúc này chồng tôi chậm rãi nói:

- Không thể, bác sĩ nhìn xem cả tôi và vợ tôi da đều đâu có trắng đâu mà đứa trẻ này da trắng bóc, mặt lại xinh đẹp nữa chứ. Mọi người nhìn xem tôi nói có sai không?

Lúc này bà nội và bà ngoại cũng nhìn kĩ hơn rồi gật gù với câu nói của chồng tôi:

- Đúng rồi, sao em bé trắng thế nhở, nhìn như Tây ấy.

Cô y tá lúc này khá bực tức rồi nói:

- Ở đây có mình vợ anh đẻ, chúng tôi bế bé ra luôn cho anh chứ làm gì có tráo với ai. Trẻ sơ sinh thì đứa nào chả thế, da dẻ trắng sau đó lớn dần nó sẽ khác. Sao anh làm bố mà lại nói thế.

Lúc này mẹ chồng tôi mới lên tiếng:

- Con nhìn này, ngoài da trắng thì cái mặt nó chả giống y bố nố còn gì. Đúng là cháu nội tôi rồi. Thế bố nó có bế không để bà còn bế nào.

Nghe bà nội nói thế chồng tôi có vẻ mới yên tâm một chút đưa tay ra bế con nhưng gương mặt vẫn lộ rõ sự khó hiểu chứ không phải là mừng rỡ.

Y tá mừng rỡ bế em bé ra nhận người thân, bố đứa trẻ lại ngơ ngác hỏi Cô có nhầm không?-2

Ảnh minh họa

Chuyện này tôi được mọi người kể lại là như thế. Suốt nhiều năm tháng sau đó em bé vẫn sở hữu nước da trắng hồng hào khiến chồng tôi luôn khó hiểu. Có điều may mắn là các nét trên gương mặt thì lại giống bố y đúc, không thì chắc hai vợ chồng cũng cãi nhau to.

Và điều may mắn là khi con lớn hơn 1 tuổi tôi bắt đầu có em bé thứ 2. Lần đi đón con thứ 2 ở viện chồng tôi có vẻ đã có kinh nghiệm rồi nên không còn thắc mắc nữa. Em bé thứ 2 cũng có nước da trắng hồng hào từ lúc mới sinh như vậy. Đến giờ khi con lớn 3 tuổi, con bé hơn 1 tuổi đều sở hữu nước da trắng hồng hào mặc dù bố mẹ da không trắng, thậm chí da chồng tôi lại còn rất đen. Điều này khiến ai cũng khó hiểu.

Tâm sự từ mẹ bỉm hanhan....

Y tá mừng rỡ bế em bé ra nhận người thân, bố đứa trẻ lại ngơ ngác hỏi Cô có nhầm không?-3

Trên thực tế những trường hợp trẻ sơ sinh chào đời sở hữu làn da có màu khác với bố mẹ không hề hiếm bởi là da của em bé khi còn ở trong bụng mẹ chịu tác động khá nhiều:

Thiếu oxy

Trong quá trình sinh thường, cơn đau chuyển dạ lâu hoặc thời gian mẹ rặn kéo dài có thể khiến con bị thiếu oxy. Màu da vì thế mà chuyển sang đen sạm hoặc tím tái. Sau khi được chăm sóc đúng cách, tình trạng này sẽ biến mất.

Do lông tơ

Trẻ sơ sinh thường có một lớp lông tơ màu đen, có thể ảnh hưởng đến màu da thật của trẻ. Lớp lông này sẽ tự rụng sau một vài tuần.

Trẻ sinh non

Khi sinh non, cơ thể có thể thiếu nước dẫn đến tình trạng sụt cân làm da sậm màu. Trẻ được bù đắp đầy đủ sinh dưỡng, tăng cân thì da sẽ phục hồi hồng hào.

Y tá mừng rỡ bế em bé ra nhận người thân, bố đứa trẻ lại ngơ ngác hỏi Cô có nhầm không?-4

Vì sao có những trường hợp con khác màu da bố mẹ?

Theo lý thuyết di truyền thông thường, màu da của trẻ hầu hết được di truyền từ bố mẹ. Nếu bố mẹ có làn da sẫm màu thì rất khó có chuyện con sẽ được sở hữu làn da trắng. Trong trường hợp bố mẹ mỗi người một màu da đen hoặc trắng thì rất có thể con sẽ có màu da trung lập, nhưng trong nhiều trường hợp, con sẽ được di truyền đặc theo màu da bố hoặc mẹ.

Tuy nhiên, các chuyên gia di truyền cho biết những trường hợp hy hữu bố mẹ da đen sinh con da trắng như trên vẫn xảy ra.

Giáo sư Bryan Sykes, người đứng đầu chuyên ngành nhân học di truyền tại ĐH Oxford cho biết: "Trong sự pha trộn dòng giống chủng tốc, những biến thể thay đổi về làn da sáng hơn có thể bộc lộ ra ở những thế hệ sau. Điều này khiến đứa trẻ sinh ra có màu da khác với bố mẹ. Trường hợp này có thể do có sự pha trộn của gen.

Nói một cách dễ hiểu hơn là cả ở bố và mẹ đứa bé đều có tổ tông da trắng và gen màu da này bị lặn qua các thế hệ, nhưng đến thế hệ con của họ thì bộc lộ ra. Tuy vậy, đây là những trường hợp rất hiếm".

Y tá mừng rỡ bế em bé ra nhận người thân, bố đứa trẻ lại ngơ ngác hỏi Cô có nhầm không?-5

Khi nào mới biết màu da thật của con?

Làn da trẻ sơ sinh thay đổi sắc tố liên tục, dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Để biết được màu da thật của con là trắng hồng hay ngăm đen, bố mẹ cần kiên nhẫn chờ đợi. Nhiều trẻ chỉ cần 1 tháng xác định màu da nhưng một số trẻ cần 6 tháng mới biểu hiện màu da thật.

Theo Người đưa tin

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/y-ta-mung-ro-be-em-be-ra-nhan-nguoi-than-bo-dua-tre-lai-ngo-ngac-hoi-co-co-nham-khong-a602072.html

Trẻ sơ sinh


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.