Chị T. (Q.3, TP.HCM) gửi tiết kiệm 6,7 tỉ đồng tại một ngân hàng (NH) cổ phần ởTP.HCM kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 10,49%/năm theo chương trình khuyến mãi có rútthăm trúng thưởng nên không được rút vốn trước hạn.
Cần vốn, chị vay lại của NH 2,5 tỉ đồng. Ban đầu lãi suất vay là 14%/năm nhưngmới đây nhân viên NH này thông báo điều chỉnh lãi suất cho vay lên 18%/năm. ChịT. không đồng ý, NH giảm lãi suất còn 17,5%/năm. Thắc mắc vì sao lãi suất quácao, chị T. được nhân viên NH giải thích do vay thấu chi. Chị T. ngạc nhiên vìtrước đó chị gửi tiền tại nhiều NH khác, khi cần vốn gấp có thể cầm cố sổ tiếtkiệm để vay lại với lãi suất rẻ hơn cả khi đi vay thế chấp bằng bất động sản.
Chị T. cho biết do gửi tiết kiệm với số tiền lớn nên chị được NH cấp sổ vàng (dànhcho khách VIP), trên sổ có đóng dấu “thấu chi”. Đâu ngờ khi khách hàng sử dụngnghiệp vụ thấu chi chính là cái bẫy để NH ép lãi suất rát mặt.
|
Người gửi tiền nên tham khảo kỹ trước khi gửi tiết kiệm có thưởng để tránh bị ép (Ảnh: Thanh Đạm) |
Đại diện NH cổ phần nói trên giải thích NH cho vay thấu chi trên số tiền gửithanh toán, còn tiền gửi của khách hàng là tiền gửi có kỳ hạn. Thêm vào đó, vaythấu chi khách hàng sẽ được sử dụng vốn linh hoạt hơn, tính lãi suất theo sốngày vay thực tế.
Theo giải thích của đại diện NH này, số tiền huy động trước đây của chị T. vớilãi suất 10,49% cộng với chi phí khuyến mãi ra giá thành vốn khoảng 11,5%/nămnhưng NH đã đem cho vay. Do đó khi khách hàng cần vay lại NH phải dùng vốn huyđộng thời điểm hiện tại, cộng cả khuyến mãi lên đến 13%/năm để cho vay. Do vậylãi suất cho vay 17,5%/năm mới đảm bảo NH có lãi.
Tuy nhiên chị T. cho rằng giải thích của đại diện NH là thiếu thuyết phục do chịgửi đến 6,7 tỉ đồng, chỉ vay lại một phần nhưng vẫn bị ép thấu chi là vô lý.Theo chị T., trong trường hợp này NH đã vận dụng các điều khoản do NH đặt ra đểép khách hàng phải trả lãi suất cho vay cao.
|
Xung quanh trường hợp người gửi vay lại tiền, theo phó tổng giám đốc một NH cổphần lớn, việc vận dụng cho vay thấu chi với người muốn vay lại một phần tiềntrên sổ tiết kiệm là ép người vay. Bởi vì hình thức thấu chi có nghĩa là kháchhàng được sử dụng tiền nhiều hơn số tiền có trên tài khoản thanh toán, theo hạnmức mà NH và khách hàng đã thỏa thuận.
Khách hàng có thể rút tiền trong hạn mứccho phép dù trên tài khoản không có tiền. Khi thấu chi, NH cho vay không có tàisản đảm bảo, do vậy lãi suất rất cao. Chị T. đang gửi đến 6,7 tỉ đồng nhưng chỉvay lại vài ba tỉ thì không nên thấu chi. Trường hợp này, NH làm thủ tục chiếtkhấu là hợp lý hơn cho cả người vay lại lẫn NH.
Nhiều NH lớn giải thích việc cho người gửi tiền vay lại một phần tiền gửi chỉ làviệc hạch toán lại trên sổ sách, gần như là lấy tiền của khách hàng cho họ vaylại. NH không phải quản lý tài sản thế chấp, cũng chẳng phải mất công thẩm địnhhồ sơ vay vốn vì thế lãi suất cho vay phải cực thấp. Trường hợp này, nhiều NH ápdụng lãi suất vay là lãi suất tiết kiệm cộng thêm 1-2% là tối đa.
Nhiều cán bộ NH nói rằng đang có tình trạng NH tận dụng tối đa quy định kháchhàng gửi tiết kiệm có dự thưởng hoặc khuyến mãi nên không được rút vốn trước hạnđể ép người gửi. Nhiều người không nắm hết quy định, gửi tiền dài hạn có dựthưởng, nửa chừng cần tiền NH sẽ cho vay lại, lãi suất bao nhiêu cũng phải chịu.Vì thế, người gửi tiền cần tỉnh táo trước các chương trình khuyến mãi, trả thêmcủa các NH vì không khéo lợi ít, hại nhiều.
Theo A.Hồng