Sáng qua 20.1, TAND TP.HCM mởphiên tòa xét xử công khai các bị cáo: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung,Lê Công Định, Lê Thăng Long bị truy tố về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyềnnhân dân".
>>
Hội đồng xét xử (HĐXX) gồm 5thành viên. Trong đó, thẩm phán Nguyễn Đức Sáu, Chánh tòa hình sự làm chủ tọa.Thừa ủy quyền của Viện KSND tối cao, hai kiểm sát viên của Viện KSND TP.HCM ôngTrần Văn Cảnh và Đỗ Ngọc Oánh giữ quyền công tố tại phiên tòa. Phiên tòa còn có38 hãng thông tấn, báo chí trong và ngoài nước với trên 70 phóng viên đăng kýtham dự.
Trong phần thủ tục, bị cáo LêThăng Long từ chối luật sư Nguyễn Minh Tâm bào chữa với lý do: "Quan điểm củaluật sư và bị cáo không thống nhất với nhau". Đề nghị này đã được HĐXX chấpnhận. Ngoài Long, Lê Công Định cũng không nhờ luật sư mà tự mình bào chữa tạitòa. Bên cạnh đó, Trần Huỳnh Duy Thức vẫn nhờ luật sư Triệu Quốc Mạnh; NguyễnTiến Trung vẫn nhờ luật sư Đoàn Thái Duyên Hải bào chữa tại tòa.
Sau khi đại diện Viện KSND TP.HCMcông bố bản cáo trạng dài 14 trang đề cập đến hành vi phạm tội của từng bị cáo.HĐXX đã cho thẩm vấn Lê Công Định đầu tiên.
Lê Công Định thừa nhận việcmình làm là vi phạm pháp luật
Trả lời các câu hỏi của HĐXX,công tố viên, Định thừa nhận: "Tôi biết những việc tôi đã làm là vi phạm phápluật VN; tham gia vào "đảng Dân chủ VN", kêu gọi đa nguyên, đa đảng; tức là thayđổi chính quyền VN". Định còn cho biết, năm 2008, Nguyễn Tiến Trung giới thiệuLê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức gặp Nguyễn Sỹ Bình (đối tượng sống ở nướcngoài cầm đầu "đảng Dân chủ VN").
Tháng 3.2009, Thức và Định sangPhuket (Thái Lan) gặp Nguyễn Sỹ Bình bàn bạc, đánh giá về quá trình hoạt độngchống phá, lật đổ chính quyền và phân công nhiệm vụ của từng người viết hoànthiện tài liệu "Con đường VN". Theo đó, Bình viết phần chính sách của nước ngoàivới VN, Thức chịu trách nhiệm chung và viết phần kinh tế, Lê Công Định viết phầnpháp luật. Ngoài ra, nhóm Thức, Bình và Định còn thống nhất thành lập thêm 2 tổchức nữa có tên gọi "đảng Lao động VN" và "đảng Xã hội VN" để lôi kéo, bànhtrướng lực lượng.
|
Lê Công Định bị dẫn giải đến tòa (Ảnh: Nghĩa Phạm) |
Sau khi về VN, Định đã tạo blogmang tên "đảng Lao động VN", viết tài liệu "tuyên cáo"... Bên cạnh đó, Định còntham gia chỉnh sửa "điều lệ" của "đảng Dân chủ VN", nhận bản "Tân hiến pháp" doNguyễn Sỹ Bình chuyển để soạn thảo bản "Tân hiến pháp" khác nhằm phục vụ cho hậusự khi lật đổ được chính quyền nhân dân.
"Bị cáo có tham gia khóa huấnluyện nào ở Thái Lan không?", vị chủ tọa hỏi. Định đáp: "Tôi có đến Pattaya(Thái Lan) tham dự khóa huấn luyện về phương pháp đấu tranh "bất bạo động" lậtđổ nhà nước theo kinh nghiệm của Serbia do "Việt Tân" tổ chức, truyền kinhnghiệm để tổ chức biểu tình ở VN". Định nói thêm: "Hành vi phạm tội của bị cáolà do bị lôi kéo bởi 3 nguyên nhân: nhận định chủ quan về những tiêu cực trongxã hội; do học ở nước ngoài bị ảnh hưởng tư tưởng tự do dân chủ; gặp gỡ các tổchức, cá nhân có tư tưởng chống đối".
Tương tự Lê Công Định, NguyễnTiến Trung cũng thừa nhận: "Những việc làm của tôi là vi phạm điều 79 Bộ luậtHình sự. Tôi rất ân hận vì đã bồng bột". Trung cũng khai nhận, trong thời gianhọc tập ở Pháp đã thành lập tổ chức "Tập hợp thanh niên dân chủ" với mục đíchtập hợp lực lượng, kêu gọi đa nguyên, đa đảng chống nhà nước; móc nối, lôi kéo23 người tham gia tổ chức phản động nói trên và giới thiệu 5 đối tượng cho "ĐảngDân chủ VN"; làm, tàng trữ hàng chục tài liệu có nội dung tuyên truyền chống Nhànước.
Trần Huỳnh Duy Thức và LêThăng Long quanh co chối tội
Trái ngược với Định và Trung,Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long không thừa nhận có hành vi phạm tội như cáotrạng truy tố. Trong phần luận tội, đại diện Viện KSND TP.HCM dẫn ra nhiều bằngchứng thu thập trong quá trình điều tra chứng minh Thức là người thành lập ranhóm "Nghiên cứu chấn", viết "Tuyên ngôn Lạc Hồng" có nội dung "sẽ lãnh đạo dântộc Lạc Hồng giành lấy quyền lực chính trị cho toàn dân chúng trong năm Canh Dần2010"; tích cực tham gia hoạt động của "đảng Dân chủ VN", thành lập "đảng Xã hộiVN"; xây dựng kế hoạch tổng thể thay đổi thể chế chính trị của VN dưới dạngquyển sách có tên gọi "Con đường VN"... Cơ quan điều tra còn thu thập được hàngchục tài liệu đăng trên blog, e-mail liên lạc giữa các đối tượng nói trên thểhiện nội dung muốn thay đổi chế độ như tài liệu "thông tri"...
|
Trần Huỳnh Duy Thức bị dẫn giải đến tòa |
Đối với Long, đại diện Viện KSNDTP.HCM kết luận, tuy Long quanh co không thừa nhận nhưng căn cứ vào các tài liệuthu giữ được của Long thì có hàng chục tài liệu trao đổi với các đối tượng kháccó nội dung chống đối lật đổ chính quyền như "tuyên ngôn dân chủ", tàng trữ"cương lĩnh" của "đảng Dân chủ VN"...
Sau khi nghe các bên tranh luận,nghe các bị cáo nói lời sau cùng, HĐXX đã nhận định hành vi của các bị cáo làđặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, đingược lại với lợi ích của dân tộc. Theo HĐXX, hoạt động phạm tội của các bị cáocó tổ chức chặt chẽ, phân công nhiệm vụ cụ thể, móc nối, câu kết với các tổ chứcphản động người VN lưu vong và các thế lực thù địch ở nước ngoài để tập hợpthành lực lượng hình thành tổ chức chính trị phản động nhằm lật đổ chính quyềnnhân dân bằng phương thức "bất bạo động", thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình"chống cách mạng VN. Tuy nhiên, HĐXX cũng xét các bị cáo phạm tội phần nào do sựlôi kéo của các thế lực thù địch; dù mức độ khác nhau nhưng các bị cáo thể hiệnsự thành khẩn, có nhân thân tốt, ăn năn hối cải để giảm cho các bị cáo một phầnhình phạt.
Chiều cùng ngày, HĐXX đã tuyênphạt Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù, quản chế 5 năm tại địa phương nơi bị cáo cưtrú; Nguyễn Tiến Trung 7 năm tù, quản thúc 3 năm; Lê Công Định và Lê Thăng Longmỗi bị cáo 5 năm tù và quản thúc 3 năm.
Theo Lê Nga