Trả lời câu hỏi, chính sách tiền tệ không phù hợp thời gian qua chính lànguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát hiện nay, Thống đốc Nguyễn Văn Bìnhxác nhận, lạm phát là vấn đề của tiền tệ, xét trong khoảng thời gian dài.

Tuy nhiên, theo Thống đốc, trong ngắn hạn, việc điều hành chính sách tiền tệcó tác động rất khác nhau tới chỉ số lạm phát.

“Lỗi” điều hành tiền tệ chỉ gây ra lạm phát cơ bản
Lãi suất thời gian tới được kỳ vọng sẽ giảm dần (Ảnh: diendan.laisuat.vn)

Chỉ số giá tiêu dùng CPI 8 tháng đầu năm đã tăng 15%. So với cùng kỳ nămngoái, CPI đang ở mức 22%. Theo kỳ vọng, với những nỗ lực phấn đấu như nhữngtháng vừa qua, cuối năm nay, có thể khống chế CPI ở mức 18%.

“Trong khi đó, lạm phát cơ bản lại diễn biến khác. Lạm phát cơ bản trong8 tháng đầu năm 2011 chỉ khoảng 8,3% trong khi chỉ số giá đã là 15%.Đánh giá việc điều hành chính sách tiền tệ phải dùng lạm phát cơ bản đểtính. Cách tính này đã loại trừ các yếu tố như giá cả hàng hóa trongnước, thế giới cũng như tâm lý bất ổn, biến động bất thường…. Khi đó,phần lạm phát cơ bản này là do chính sách tiền tệ gây ra” - Thống đốcNHNN phân tích.

Giảm lãi suất không “đá” yêu cầu chống lạm phát

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, mặt bằng lãi suất đang có xu hướng giảm, khi lạm phát đang cho dấu hiệu giảm xuống.

Giảm lãi suất thời điểm này, theo ông Bình, không phải là do ý muốn chủ quan của người làm chính sách mà do đòi hỏi bức xúc, chính đáng của cả nền kinh tế, trong đó có hệ thống ngân hàng. Với mức lãi suất quá cao hiện nay, các ngân hàng cũng khó tìm được khách hàng vay.

“NHNN sẽ có giải pháp đáp ứng được quyền lợi của tất cả các bên tham gia thị trường, thời gian tới sẽ có chuyển biến rất tích cực trong mặt bằng lãi suất để đáp ứng đòi hỏi thực tế. Xét trên bình diện chống lạm phát, việc giảm lãi suất không hề mâu thuẫn” - ông Bình khẳng định.

Theo P.Thảo
Dân trí