Chiều qua, tập đoàn KAT đã làmxong tấm lưới dùng cho việc vây bắt Rùa hồ Gươm lần hai.


Sau vụ bắt rùa không thành ngày8/3, trong đó có nguyên nhân là tấm lưới không đảm bảo chất lượng, thành phố HàNội đã giao cho KAT, đơn vị có kinh nghiệm chăm sóc rùa thực hiện làm lưới mới.

Ông Nguyễn Ngọc Khôi, phó tổnggiám đốc tập đoàn KAT, đội trưởng đội lai dẫn rùa Hồ Gươm cho biết, tấm lưới đểkéo cụ rùa đã hoàn thành, lực lượng lai dẫn luôn trong tình trạng sẵn sàng đưacụ Rùa lên cạn.

Đây là loại lưới sản xuất tạiNhật Bản, có kích thước khoảng 1.000m2, mành lưới dày gấp 5 lần so với tấm lướilần đầu đã bị rách, trọng lượng của lưới lên đến gần 1 tấn.

Lưới bắt cụ Rùa đã hoàn thành
Các công nhân KAT đang ở khâu cuối cùng làm lưới. Ảnh chụp ngày 13/3: Thanh Hoa.

"Thời điểm đưa rùa hồ Gươmcòn chờ thành phố Hà Nội quyết định", ông Khôi noi, "Có lẽ nhiệt độ ấm lênthì mới có thể bắt cụ rùa được, chúng tôi thì luôn ở trong tình trạng sẵnsàng ngay khi thành phố đưa ra quyết định".

Phó giáo sư, tiến sĩ Hà Đình Đức,thành viên hội đồng cứu rùa hồ Gươm cũng nói rằng, thời điểm này vẫn chưa quyếtđịnh xem lúc nào sẽ đưa cụ lên.

Trong lần ra quân thứ hai, thànhphố sẽ huy động 20 chiến sĩ đặc công nước, 10 thuyền để tham gia phối hợp bắt cụRùa với lực lượng của KAT.

Bình luận về việc đưa thêm đặccông nước, giáo sư Mai Đình Yên, phó chủ tịch hội sinh thái học Việt Nam, nóirằng điều đó không cần thiết.

"Như vậy là quá cầu kỳ, chúng tanên tìm những người có kinh nghiệm trong đánh bắt thủy sản. Các chiến sĩ đặccông nước có nghề riêng của họ, có lẽ chưa ai từng tham gia đánh bắt thủy sản,hay bắt rùa bao giờ", giáo sư Yên nhấn mạnh.

Theo ban chỉ đạo khẩn cấp cứu rùahồ Gươm, trước khi bắt cụ Rùa, lực lượng bắt sẽ có những buổi tập tại một địađiểm gần giống với thực địa và có quy định rõ nhiệm vụ của từng cá nhân để tránhchồng chéo như lần bắt trước.

Theo Hương Thu
Vnexpres