Bài viết của tác giả Lâm Huy trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc)

“Làm thế nào để lập kế hoạch chi tiêu hợp lý sau tuổi 50” là chủ đề nóng trên nhiều diễn đàn, hội nhóm trong thời gian gần đây. Tôi nhận thấy nhiều người cho rằng phải tiết kiệm càng nhiều càng tốt, như vậy mới có cảm giác an toàn khi đối mặt với những rủi ro, đặc biệt là về sức khoẻ.

Vì mức lương hưu chỉ khoảng 1.500 NDT (5,2 triệu đồng), 5 năm đầu tiên sau khi nghỉ hưu, tôi chỉ giữ tiền mà không dám tiêu, điều này khiến chất lượng cuộc sống đi xuống, luôn trong trạng thái bất an, lo lắng. Cho đến năm 60 tuổi, tôi mới nhận ra tiết kiệm quá mức đôi khi không bằng học cách phân bổ tiền hiệu quả và hợp lý, như vậy tuổi già mới có thể hạnh phúc hơn. Đặc biệt, có 3 thứ tôi luôn hào phóng trong việc chi tiêu vì chúng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần lẫn thể chất, cả những mối quan hệ trong gia đình: 

Mua thực phẩm tươi sống, chất lượng

istockphoto 1318465678 612x612

Ảnh minh hoạ 

Ban đầu, để tiết kiệm chi phí sinh hoạt, tôi thường xuyên mua nhiều thực phẩm một lúc, thực phẩm đông lạnh để có mức giá ưu đãi hơn, tích trữ dùng lâu dài. Lương hưu không cao nên tôi chỉ có thể mua đồ khô, đồ đóng hộp mỗi khi đi siêu thị. Kết quả, nhiều thực phẩm chưa dùng đến đã hư hỏng, không giữ được độ tươi ngon, phải bỏ đi nên càng lãng phí.

Sau đó tôi nhận ra, sức khỏe là vốn quý nhất khi về già. Không nên vì tiết kiệm mà bỏ qua việc lựa chọn thực phẩm chất lượng. Mua rau củ quả theo mùa trên thực tế còn rẻ, ít thuốc trừ sâu. Vậy nên tôi học cách không mua quá nhiều đồ ăn để tích trữ, chỉ mua đủ dùng 2-3 ngày để đảm bảo độ tươi. Việc đi chợ mỗi ngày cũng giúp tôi vận động nhẹ nhàng, gặp gỡ hàng xóm hoặc những người bạn hưu trí cùng tuổi, tránh rơi vào trạng thái buồn chán vì cả ngày không ra khỏi nhà. 

Hỗ trợ con cháu trong khả năng

Tôi biết nhiều người bạn thường giấu con cháu về khoản tiền tiết kiệm, lương hưu để tránh rắc rối liên quan đến tiền bạc giữa các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên tôi lại chọn cách không ngại giúp đỡ các con trong khả năng, có thể là đóng học phí cho cháu trai, hoặc góp tiền một phần để các con sửa nhà…

istockphoto 1459436645 612x612
Ảnh minh hoạ

Bản thân tôi cũng từng nhận được sự hỗ trợ từ bố mẹ khi con trẻ, vậy nên tôi cảm nhận được tầm quan trọng khi phụ huynh đồng hành giúp con cái trong giai đoạn “chông chênh” mới lập nghiệp. Việc này thể hiện sự quan tâm của tôi dành con cháu, góp phần gắn kết tình cảm gia đình. Khi đã ổn định cuộc sống, các con sẵn sàng hỗ trợ lại sinh hoạt phí hàng tháng cho bố mẹ.

Điều quan trọng tôi nhận ra là người cao tuổi không nên hy sinh toàn bộ tiền dưỡng già và cũng không cần hỗ trợ vô điều kiện nếu nhận ra con cháu tiêu xài hoang phí.

Mua trải nghiệm tuổi trẻ chưa có được

Sau 60 tuổi, tôi nhận ra có nhiều điều bản thân vẫn luôn mong muốn nhiều năm nhưng chưa có thời gian hay đủ tiền bạc để làm được. Tôi không muốn sau này nhìn lại, bản thân lại nuối tiếc vì sao mình chưa từng thử những đam mê mới. Vì vậy tôi đã trích tiền tiết kiệm để đi học piano, còn chồng tôi lại chọn mua máy ảnh mới và bắt đầu học chụp ảnh.

360f427064860e2nxxy1w7cgzud845zipb54a3qcfqfgv
Ảnh minh hoạ

Nhiều người nhận xét chúng tôi đã lãng phí tiền bạc, nhưng chỉ vợ chồng tôi hiểu cảm giác hạnh phúc khi được học hỏi những kiến thức mới mỗi ngày, kết nối với bạn bè cùng đam mê và cảm thấy mỗi ngày trôi qua đều thú vị. Chúng tôi cũng thích đi du lịch cùng nhau nhưng vì lương hưu không cao, vợ chồng tôi chỉ đặt mục tiêu đi 2 địa điểm mỗi năm. Dù vậy, trải nghiệm du lịch tự do, không vướng bận con cháu cũng khiến chúng tôi hài lòng. 

Tôi luôn mong mọi người đều hiểu rằng tiết kiệm tiền không phải là mục đích, hạnh phúc mới là đích đến cuối cùng. Sau này, khi về gài, điều bạn hối tiếc không phải chưa tiết kiệm đủ tiền, mà là không đối xử tốt với bản thân.

Theo Người đưa tin