- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vị khách xấu tính trên xe buýt và chuyện tài xế đi vệ sinh cũng phải xin phép
Nhiều người quen gọi xe buýt là "hung thần đường phố". Thế nhưng có đi cùng và trò chuyện với người lái xe mới phần nào thấu hiểu được nỗi vất vả mà họ phải đối mặt.
"Hung thần đường phố" là cái tên gọi khiến tôi chạnh lòng lắm!
Có thâm niên 13 năm làm nghề lái xe, trong đó 7 năm gắn bó với công việc lái xe buýt, anh Nguyễn Văn Tuấn (SN 1978, Hà Nội) là nhân vật sẽ chia sẻ câu chuyện và những nỗi niềm của mình về nghề lái xe buýt – công việc luôn luôn áp lực về thời gian và tính mạng con người.
Anh Tuấn cho biết, trước khi đến với lái xe buýt, anh đã từng là lái xe tải và xe du lịch. Thế nhưng, lái xe buýt lại là một "khái niệm" hoàn toàn lạ lẫm với anh, bởi những sự khác biệt lớn mà công việc này mang đến.
Anh Nguyễn Văn Tuấn có thâm niên 7 năm gắn bó với nghề lái xe buýt
Là lái xe tải thì anh Tuấn thường xuyên phải đi xa, bất kể đêm hôm vì cứ có việc là phải lên xe ngay. Công việc cũng buộc anh nhiều lúc phải chở quá tải theo yêu cầu của chủ hàng, vì nếu chở đủ tải thì không có công.
Còn việc lái xe buýt thì chạy theo giờ giấc, cứ đến giờ là đi. Thế nhưng áp lực với việc bảo đảm tính mạng của hàng trăm người mỗi ca làm khiến anh luôn phải cẩn trọng trên từng mét đường.
"Bạn có thể thấy đấy, hệ thống giao thông ở Hà Nội thì liên tục thay đổi, có thể đầu tuần và cuối tuần đã khác nhau rồi. Cả những áp lực về hành khách trên xe, đường xá, nhiều khi còn bị xe máy hay taxi tạt đầu nữa.
Trước đây lái xe tải thì chạy đường thông thoáng, nay chạy đường thành phố thì bỡ ngỡ hoàn toàn. Rồi trách nhiệm lái xe cũng nặng nề hơn", anh Tuấn tâm sự.
Anh Tuấn cùng cậu phụ xe tên Sơn chạy xe 50, lộ trình từ SVĐ Mỹ Đình đến Long Biên. Mỗi ngày anh phải lái xe 16 lượt, mỗi lượt di chuyển mất khoảng 50 – 55 phút và giữa mỗi lượt chỉ được nghỉ 8 phút để tranh thủ giải quyết những nhu cầu cá nhân.
Khi được hỏi về lượng hành khách trên xe mỗi ca làm, anh Tuấn nhẩm tính rồi cười xòa, khoảng 200 – 400 khách tùy thời điểm.
Hiện anh đang lái xe 50, tuyến SVĐ Mỹ Đình - Long Biên với 16 lượt đi về mỗi ngày.
Chuyện gọi xe buýt là "hung thần đường phố" đối với nhiều người họ tự cho thế là đúng, thế nhưng với những người lái xe buýt thì đó lại là một từ ngữ khiến họ chạnh lòng. Khi đề cập đến chuyện này, anh Tuấn thở dài rồi tâm sự với giọng trầm buồn.
"Người ta thường nói xe buýt là "hung thần đường phố", nào là thương đi ẩu, tạt đầu, vượt đè đỏ, đi nghênh ngang....Nhưng theo anh nghĩ, từ "hung thần" thường dùng cho trường hợp các xe phóng nhanh vượt ẩu gây nguy hiểm cho phương tiện khác, thế nhưng rõ ràng là đường xá như thế này thì phóng nhanh vượt ẩu kiểu gì?
Rồi cả việc người dân cứ đi vào khu vực dừng đỗ xe buýt gây nên nhiều vụ tai nạn nữa, đâu phải lỗi hoàn toàn là do xe buýt. Đã kẻ vạch xương cá cho xe buýt dừng đỗ đón trả khách rồi mà nhiều người đi xe máy cứ vô tư đi vào, va chạm là điều khó tránh khỏi.
Tất nhiên là bàn tay còn có ngón ngắn ngón dài, nên cuộc sống cũng có người này người kia. Vậy nên không thể đánh đồng tất cả lái xe buýt là lái xe không an toàn, là "hung thần đường phố" được.
Lúc bị ví là "hung thần đường phố" anh cũng chạnh lòng và bực bội lắm. Nhưng sau nghĩ lại cũng chấp nhận thôi, chỉ biết làm thật tốt công việc của mình để hành khách hiểu được.
Người ta cứ chửi rằng "xe buýt các ông chạy ẩu lắm" thế nhưng ngồi ghế, cầm vô lăng mới biết được nó cực cỡ nào.
Theo lịch trình là 8 tiếng đồng hồ/ca làm nhưng thực tế, anh phải làm trung bình từ 11 – 12 tiếng/ca. Nguyên nhân là vì phải đối mặt với đường đầy xe cộ đang di chuyển, lại càng chật kín người trong giờ cao điểm nữa.
Hơn 11 tiếng oằn mình trên chiếc vô lăng, mỗi giây mỗi phút là những nguy hiểm đang chuẩn bị vồ vập tới, chỉ cần một tích tắc lơ đễnh là hậu quả sẽ khôn lường.
Áp lực với việc nắm giữ sinh mạng của bao nhiêu con người trên xe là vô cùng lớn. Và nếu va chạm xảy ra thì đó sẽ là một vết nhơ trong cuộc đời, và chuyện thất nghiệp là điều không thể tránh khỏi", anh Tuấn trải lòng.
Anh trầm buồn chia sẻ về những nỗi niềm lái xe buýt khi bị coi là "hung thần đường phố".
Anh cũng chia sẻ, tình trạng tắc đường diễn ra "như cơm bữa", lượng người đi xe buýt luôn quá tải, áp lực muộn giờ… khiến anh cũng như các tài xế xe buýt khác nhiều khi vô cùng căng thẳng.
Trong khi đó, nhiều người lại không thể hiểu hết được những "cái khó" của nghề lái xe buýt. "Tiếng lành đồn gần, tiếng xấu đồn xa", nếu chỉ sơ sảy một chút, có vấn đề gì là dư luận bức xúc ngay.
Nỗi niềm người lái xe buýt: 2h sáng mới về tới nhà, đi vệ sinh cũng phải xin phép
Bị gọi là "hung thần đường phố", là kẻ nghênh ngang "không sợ trời, không sợ đất" nhưng phải lắng nghe câu chuyện của những người lái xe mới phần nào hiểu về những nỗi niềm của họ. Tiếp tục với những chia sẻ của mình, anh Tuấn bắt đầu kể về những hành khách xấu tính.
"Nhiều người ý thức kém lắm. Đã say xe thì không nói, đằng này khi nôn ói cũng lẳng lặng để túi nôn ngay trên xe rồi "chuồn" mất, làm những người trên xe hốt hoảng, phải bịt miệng bịt mũi vì mùi hôi.
Thậm chí nhiều trường hợp gặp người già không có ý thức, giờ cao điểm xe đông khách mà người ta cứ đòi nằng nặc phải có ghế, bắt người trẻ nhường ghế nhưng lại không biết rằng người trẻ đó đang mang bầu và cũng thuộc trường hợp ưu tiên. Những lúc đó phải đau đầu để sắp xếp chỗ ngồi.
Còn tình trạng móc túi, mất điện thoại ví tiền thì xảy ra như cơm bữa. Cái này phụ thuộc vào chính những người hành khách trên xe thôi chứ lái xe, phụ xe thì biết làm được gì. Đến khi bị mất cắp lại mếu máo hỏi anh, anh cũng bó tay chứ biết làm sao.
Nếu phát hiện ra kẻ cắp trên xe thì anh cho xe tạt vào điểm công an phường, quận gần nhất để trình báo. Nhớ có lần có một anh lái xe 09 còn trực tiếp cùng hành khách trói tên ăn cắp lại rồi mang lên công an phường đấy.
Muốn chất lượng xe buýt tốt lên, không chỉ cần sự cố gắng của nhân viên xe buýt mà còn cần thiện chí từ hành khách đi xe buýt nữa. Ai cũng cố gắng một chút thì mọi thứ mới tốt lên được".
Những kỉ niệm khó nói, những tình huống oái oăm xảy ra khá nhiều trong suốt 7 năm làm nghề
Khi được hỏi về kỉ niệm ấn tượng nhất, anh Tuấn vui vẻ nhớ lại lần về nhà lúc 2 giờ sáng vì tắc đường. Anh cho xe xuất phát từ 1 giờ chiều, thế nhưng vì đang diễn ra một sự kiện bóng đá nên đường ùn tắc nghiêm trọng.
Lúc đó hành khách trên xe đã xuống hết, nhưng lái xe và phụ xe vẫn về xí nghiệp bơm dầu để bàn giao xe cho ca sáng ngày hôm sau. Thế nên tới tận 2 giờ sáng, anh Tuấn cùng phụ xe mới xong việc và về đến nhà.
Rồi những dịp lễ Tết thì anh Tuấn vẫn miệt mài trên từng con đường. Như Tết Nguyên đán vừa rồi, anh phải lái xe từ 29 đến mồng 8 Tết mới được nghỉ nhưng chỉ từ mồng 1 đến hết ngày mồng 4 là được tăng 3% lương.
Còn nếu những ngày gia đình có cỗ, công việc quan trọng thì bắt buộc vẫn phải đi làm. Bất kể công việc gì muốn nghỉ phải báo trước, xin cắt phép trước nhưng tránh những ngày lễ, vì người ta sẽ không cho cắt phép vào những ngày lễ Tết.
Công việc này mang nhiều áp lực về thời gian và tính mạng con người
"Một trong những nguyên tắc bắt buộc của lái xe là phải đúng giờ quy định, giờ xuất bến và giờ về bến. Thế nên giờ cao điểm thì chạy liền tù tì không có thời gian nghỉ. Nhiều khi muốn chạy nhanh để cân bằng lại giờ cũng khó vì áp lực đường xá, mật độ giao thông không cho phép.
Thời gian eo hẹp nên thậm chí bữa tối của anh cũng chỉ qua loa, đại khái. Đâu chỉ tính giờ ăn, giờ ngủ, mà anh còn phải tính từng phút đèn đỏ. Chỉ cần tính sai thì có thể sẽ muộn giờ quy định về bến.
Thậm chí đi vệ sinh cũng phải xin người điều hành tuyến, "alo, cho xe 0819 xin xuất phát muộn vài phút để đi vệ sinh" bởi chỉ cần xuất phát muộn 3 phút hoặc về sớm 3 phút là bị ngay một biên bản, bị phạt nặng lắm.
Rồi lái xe buýt còn gặp áp lực là nếu trả hành khách xa điểm, xa vạch xương cá sẽ bị phạt. Nên khi dừng đỗ xe ở điểm đón trả khách chỉ được cách vỉa hè 25cm, còn nếu cách vỉa hè mà để xe máy có thể chen vào được, nếu bị phát hiện sẽ bị phạt 400.000 – 500.000 đồng, áp dụng vào lương luôn.
Một điều quan trọng mà người tham gia giao thông cần lưu tâm chính là việc nên tránh những khu vực có vạch xương cá – khu vực dành cho xe buýt dừng đỗ và đón trả khách. Khi thấy xe buýt xi nhan để vào dừng đỗ thì các phương tiện khác không nên cố gắng chen vào giữa, đừng vô tư đi vào để tránh những va chạm đáng tiếc", là những nỗi niềm mà anh Tuấn trải lòng.
Thậm chí đi vệ sinh cũng phải gọi cho người điều hành tuyến để báo cáo, xin phép
Tạm biệt anh Tuấn cùng câu chuyện bỏ ngỏ về nghề lái xe với nhiều trăn trở, tôi như thấm thía câu nói của anh "ai cũng cố gắng một chút thì mọi thứ mới tốt lên được".
Xã hội ngày càng văn minh và xe buýt dần trở thành phương tiện công cộng quen thuộc của mỗi người dân.
Bài viết này cõ lẽ sẽ chưa truyền tải được đủ đầy những nỗi niềm của lái xe buýt nhưng hi vọng phần nào giúp các bạn hiểu và thông cảm cho những người lái xe buýt – "những hung thần đường phố" như cách mọi người vẫn quen gọi.
Theo Trí thức trẻ
-
Mạng xã hội5 giờ trướcHình ảnh chiếc ô tô Matiz màu xanh lá đậu trên mái cổng nhà một gia đình ở TP Biên Hòa, Đồng Nai đang gây sốt mạng xã hội những ngày qua. Chủ sở hữu của chiếc xe vừa tiết lộ lý do lưu giữ xe độc lạ của mình với VietNamNet
-
Mạng xã hội1 ngày trướcCơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh, làm rõ clip người đàn ông đi xe máy bị đạp ngã xuống đường ở quận Bình Tân, TPHCM.
-
Mạng xã hội2 ngày trướcKhi nhận được cuộc điện thoại 'kêu cứu' từ vị khách lạ, anh Tài lập tức di chuyển 10km đến hỗ trợ. Sau hơn 1 giờ loay hoay khắc phục lỗi hết nước làm mát, anh thông báo chi phí hết 300 nghìn nhưng bất ngờ vị khách kêu đắt và chỉ trả 200 nghìn.
-
Mạng xã hội2 ngày trướcThời gian gần đây, nhiều cây cầu đi bộ ở Hà Nội đang dần biến tướng trở thành tụ điểm vui chơi về đêm của một số bạn trẻ. Không gian của cầu bị tận dụng cho các hoạt động vui chơi, ca hát và thậm chí cả ăn nhậu, đánh bài.
-
Mạng xã hội5 ngày trướcChiếc xe máy do người đàn ông điều khiển trong khi đang di chuyển qua ngã tư thì bất ngờ bị một xe máy vượt đèn đỏ lao tới tông trúng.
-
Mạng xã hội6 ngày trướcLực lượng CSGT phát hiện, lập biên bản tài xế đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp để gia đình dùng bữa tối trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
-
Mạng xã hội15/11/2024Clip ghi lại khoảnh khắc một cụ bà xin tiền từ thiện bên đường nhưng có hành động ấm lòng thu hút hơn 5 triệu người xem từ cộng đồng mạng.
-
Mạng xã hội12/11/2024Trong những ngày cuối tuần, bảo tàng đã đón lượng lớn du khách đến tham quan, trải nghiệm. Số lượng du khách đổ về quá đông phần nào khiến bảo tàng bị quá tải dẫn đến nhiều hình ảnh không đẹp về văn hóa ứng xử nơi công cộng tràn lan trên mạng xã hội.
-
Mạng xã hội09/11/2024Tài xế xe buýt liên tỉnh thản nhiên cho phương tiện lao qua dải phân cách rồi chạy ngược chiều trên tỉnh lộ ở Long An.
-
Mạng xã hội08/11/2024Xe máy do người đàn ông điều khiển vượt đèn đỏ, băng qua ngã tư sau đó lao thẳng vào một xe đầu kéo. Vụ tai nạn khiến người điều khiển xe máy tử vong tại hiện trường.
-
Mạng xã hội05/11/2024Trong đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, xe khách phía trước liên tục lạng lách, chèn ép xe phía sau trên cả quãng đường dài khiến hành khách và người đi đường bức xúc.
-
Mạng xã hội03/11/2024Cộng đồng mạng đang bức xúc trước clip tài xế xe buýt nhìn, bấm điện thoại, lái xe bằng một tay.
-
Mạng xã hội01/11/2024Anh Kiên (Vĩnh Phúc) rời nhà từ 4h, đi quãng đường gần 60km để tận mắt chiêm ngưỡng 4 bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
-
Mạng xã hội29/10/2024Từ chuyện đỗ ô tô chắn cửa nhà, cửa hàng, nhiều chủ xe đã nhận lại các kiểu thông điệp từ dán giấy nhắc nhở, dùng bút viết lên kính... Thậm chí bẻ gương, đổ sơn, cào xước xe.