- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
2 loại bọt cần hớt bỏ, 3 loại nên giữ khi nấu ăn
Khi nào nên hớt bọt, bạn đã biết chưa?
Khi ninh xương hoặc luộc các loại thịt, hải sản, chắc hẳn sẽ có lúc bạn thấy xuất hiện bọt trong nồi. Thao tác xay, ép các loại rau củ hoặc nấu sữa hạt cũng sẽ tạo ra bọt. Vậy loại bọt nào nên hớt bỏ, loại bọt nào nên giữ lại? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Bọt xuất hiện trong quá trình nấu ăn là điều thường thấy có thể là tạp chất, cũng có thể là chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe đấy
2 loại bọt nên bỏ
1. Bọt khi ninh xương, luộc thịt
Bọt trong nước hầm xương hoặc nước luộc thịt được hình thành từ phần máu thừa, cặn và protein trong thịt, xảy ra trong quá trình đun nấu. Lớp bọt này không chứa quá nhiều chất dinh dưỡng có lợi, ngược lại còn có mùi tanh, có thể khiến món ăn có mùi khó chịu, làm đục phần nước dùng. Chính vì thế, bạn nên bỏ đi lớp bọt này.
Nên hớt bỏ bọt trong nước hầm xương/luộc thịt
Bí quyết để hầm xương ít bị bọt, nước dùng trong: Bạn rửa xương với nước rồi trộn xương với bột mì cho tới khi bột mì tan hoàn toàn. Sau đó, rửa xương với nước và tiếp tục trộn cùng bột mì thêm 1 lần nữa, rửa lại thêm khoảng 2-3 lượt nước là xương vừa sạch, vừa thơm.
2. Bọt khi luộc tôm
Tôm có chứa một hoạt chất là Astaxanthin. Chất này có tính ổn định mạnh, sẽ bị tách ra khỏi protein trong tôm khi gặp nhiệt độ cao, hiện màu đỏ ban đầu, do đó tôm sẽ chuyển sang màu đỏ khi đun ở nhiệt độ cao.
Lớp bọt xuất hiện khi luộc tôm chủ yếu là máu nội tạng và một số tạp chất ở vỏ tôm và đầu tôm. Chính vì thế, bạn cũng nên vớt bỏ lớp bọt xuất hiện khi luộc tôm.
Bọt xuất hiện khi luộc tôm không chứa nhiều dưỡng chất
Mẹo nhỏ: Thay vì luộc tôm, hấp tôm sẽ giúp tôm ngọt thịt hơn. Các tạp chất trong quá trình hấp cũng khó ngấm ngược lại vào tôm do đã chảy xuống phía dưới.
3 loại bọt nên giữ lại
1. Bọt sữa đậu nành
Saponin là thành phần chính của lớp bọt khi bạn nấu sữa đậunành. Các nghiên cứu cho thấy saponin có nhiều tác dụng sinh học như điều hòa chuyển hóa lipid, giảm cholesterol, kháng khuẩn, chống khối u, chống huyết khối, điều hòa miễn dịch, chống oxy hóa.
Vì những công dụng này, đừng hớt bỏ bọt khi nấu sữa đậu nành nhé!
Bọt khi nấu sữa đậu nành có nhiều tác dụng cho sức khỏe
Mẹo nhỏ: Để hạn chế tình trạng sữa đậu nành nổi bọt khi nấu, bạn hãy giảm lửa khi sữa đậu nành bắt dầu sôi, hoặc có thể thêm 1 thìa cà phê dầu olive vào sữa để giảm lượng bọt.
2. Bọt khi đun trà
Thành phần chính của trà là saponin. Saponin trà là loại saponin có khả năng tạo bọt mạnh. Theo nghiên cứu khoa học hiện nay, saponin trong trà có thể có tác dụng kháng khuẩn và có thể ức chế sự hấp thụ chất béo, nhưng lượng saponin trong bọt trà là có hạn.
Chính vì thế, nếu có đun trà, cũng đừng lo lắng về chất lượng trà nếu nước trà có bọt. Đương nhiên, bạn cũng không cần bỏ phần bọt này.
3. Bọt cà phê, bọt nước ép trái cây/rau củ
Có nhiều thành phần trong cà phê có thể tạo bọt, chẳng hạn như crema cà phê và bản thân các hạt cà phê mịn cũng có thể tạo bọt. Đối với một số loại cà phê, bọt được tạo ra bằng cách thêm sữa, chẳng hạn như cappuccino, latte...
Bọt tạo ra khi ép nước ép trái cây và rau củ cũng giống như bọt trong cà phê, có nhiều chất nhưng chúng cũng là chất dinh dưỡng trong nước ép trái cây và rau củ, không gây hại cho sức khỏe.
Theo PNVN
-
Mẹo vặt5 giờ trướcViệc quay đầu xe ra ngoài khi đỗ xe giúp tài xế dễ dàng lái xe khi ra khỏi bãi đỗ, nhất là tình huống gấp và quan sát các phương tiện khác an toàn hơn.
-
Mẹo vặt10 giờ trướcCác mẹo bảo quản hành lá, ớt, tỏi được hướng dẫn bên dưới sẽ giúp bạn kéo dài đáng kể thời gian sử dụng các loại gia vị này với chất lượng cao nhất.
-
Mẹo vặt13 giờ trướcKhông phải mua rau xà lách ngoài chợ với những nỗi lo về an toàn thực phẩm, bạn hoàn toàn có thể trồng xà lách trong chậu hoặc thùng xốp với ba bước đơn giản.
-
Mẹo vặt16 giờ trướcĐể bảo đảm hương vị món ăn và sự an toàn cho gia đình, bạn cần nắm được các bí quyết chọn thịt lợn ngon không có chất cấm.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcRửa rau bằng nước muối được các chị em nội trợ áp dụng để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu, diệt trứng sán… Tuy nhiên, rửa rau bằng nước muối là thói quen cũ, không nên duy trì. Dưới đây là một số cách giúp làm sạch rau củ.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcNhiều người băn khoăn, khi rán cá rô nên để vảy hay cạo vảy để cá có chín đều từ ngoài vào trong, giòn thơm hấp dẫn.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcViệc chọn trồng loại rau phù hợp với thời tiết sẽ giúp đảm bảo sự sinh trưởng của chúng; dưới đây là những loại rau dễ trồng tại nhà trong mùa đông.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcNhiều người thắc mắc liệu có nên rút điện bếp từ ngay sau khi nấu, việc cắm điện liên tục có ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp và đảm bảo an toàn hay không.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcTheo nghiên cứu, pin xe điện có hiệu suất và tuổi thọ tốt nhất khi mức sạc 20-80%, ngoài ra thời gian sạc từ 80% lên 100% khá lâu.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcBạn sẽ ngạc nhiên trước tác dụng của rượu trắng kết hợp với giấm trắng trong việc giải quyết các vấn đề về sức khỏe và làm đẹp.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcSở thích của mọi người về độ già của trứng vịt lộn không giống nhau; liệu có cách nào phân biệt trứng vịt lộn già và non khi còn nguyên quả?
-
Mẹo vặt3 ngày trướcDưa chuột rất dễ phát triển và cho quả nên phù hợp để trồng trong thùng xốp, cách trồng dưa chuột ở ban công cũng đơn giản, sau chừng tháng rưỡi là có thể thu hoạch.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcHoa hồng thường không bền, nhưng nếu chịu khó áp dụng các mẹo cắm hoa hồng tươi lâu dưới đây, bạn có thể kéo dài thời gian khoe sắc của chúng.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcDù giá rẻ, bạn cũng đừng chọn miếng thịt đã bị người bán loại bỏ da, đó là một trong những loại thịt lợn không nên mua nếu bạn quan tâm đến an toàn thực phẩm.