3 “công tắc ẩn” trong nồi cơm điện, mỗi tuần đụng một lần giảm nửa hóa đơn tiền điện

Bằng cách này, hiệu suất dẫn điện của nồi cơm điện sẽ được khôi phục như trước, đồng thời sẽ tiết kiệm thời gian và năng lượng hơn khi nấu cơm.

Nồi cơm điện là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, vì nó là thứ dùng để nấu cơm hàng ngày. Bạn chỉ cần vo gạo sạch, cho thêm một lượng nước thích hợp rồi cho vào nồi cơm điện và nhấn nút là được.

Nhưng xét cho cùng, nồi cơm điện được dùng để nấu cơm nên chúng ta cần đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh, lau chùi nồi cơm điện. Tin rằng khi vệ sinh nồi cơm điện, nhiều bạn nghĩ rằng chỉ cần vệ sinh ruột nồi là được. Nhưng thực tế không phải vậy, nếu bỏ qua việc vệ sinh 3 khu vực này của nồi cơm điện, không những sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn mà còn sinh sôi vi khuẩn, ảnh hưởng tới chất lượng của cơm, gây hại cho sức khỏe. Vậy 3 khu vực đó là nơi nào?

3 công tắc ẩn” trong nồi cơm điện, mỗi tuần đụng một lần giảm nửa hóa đơn tiền điện-1

Thứ nhất: Nắp nồi cơm điện

Nắp nồi có vai trò quan trọng trong quá trình nấu cơm, cơm ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào cấu tạo của nắp nồi. Nắp nồi vừa giúp bảo vệ người sử dụng, vừa ngăn nước chảy ra ngoài khi sôi vừa đảm bảo giữ nhiệt ổn định trong quá trình nấu cơm.

Khi cơm sôi, nước trong nồi sẽ dâng lên và bám lên nắp nồi cơm. Nếu lâu ngày không được làm sạch, những cặn bám này sẽ sinh sôi vi khuẩn. Khi nấu cơm lần tiếp theo, khi cơm sôi nước trong nồi lại dâng lên, chạm với nắp nồi thì vô tình kéo theo vi khuẩn, nấm mốc bên trên đưa vào nồi, khi đó sẽ ảnh hưởng tới cơm chúng ta ăn. Do đó, việc vệ sinh nắp nồi cơm điện là việc làm rất cần thiết.

Thực tế thì lớp vỏ bên trong nắp nồi có thể tháo rời, vì vậy bạn có thể tháo ra và mang đi rửa dễ dàng. Sau khi rửa xong, hãy phơi khô hoặc lau khô trước khi lắp lại vào nồi.

3 công tắc ẩn” trong nồi cơm điện, mỗi tuần đụng một lần giảm nửa hóa đơn tiền điện-2

Thứ 2: Mâm nhiệt

Mâm nhiệt ở đáy không thể thiếu ở mỗi dòng nồi cơm điện, vì đây là bộ phận tạo nhiệt để nấu cơm. Tuy nhiên, nhiều người lại có xu hướng bỏ qua bộ phận này khi vệ sinh nồi cơm điện.

Khi chúng ta cho ruột nồi trong vào nồi cơm điện, không thể tránh khỏi một số tạp chất, hơi ẩm... rơi xuống mâm nhiệt. Nếu không loại bỏ kịp thời thì các vết bẩn này sẽ ngày càng dày hơn, ảnh hưởng đến tính dẫn nhiệt của nồi cơm điện, khiến cơm nấu chậm hơn và tiêu tốn nhiều điện năng hơn.

Thực chất, cách vệ sinh mâm nhiệt rất đơn giản. Sau khi lấy ruột nồi ra, bạn sẽ thấy ở giữa có một chiếc vòng tròn nhỏ trồi lên, đó chính là mâm nhiệt.

3 công tắc ẩn” trong nồi cơm điện, mỗi tuần đụng một lần giảm nửa hóa đơn tiền điện-3

Lúc này chúng ta chỉ cần bóp thêm một ít kem đánh răng rồi dùng bàn chải đánh răng cũ chà lên trên là được. Lông bàn chải đánh răng rất mịn và nhỏ, có thể xuyên sâu vào các khe hở nhỏ của mâm nhiệt. Và, kem đánh răng có tác dụng làm sạch rất tốt, nên bạn có thể dùng chúng để vệ sinh mâm nhiệt.

Sau khi vệ sinh mâm nhiệt, bạn hãy lấy giẻ sạch lau lại là được. Bằng cách này, hiệu suất dẫn điện của nồi cơm điện sẽ được khôi phục như trước, đồng thời sẽ tiết kiệm thời gian và năng lượng hơn khi nấu cơm.

Thứ 3: Lỗ thoát khí

Bên ngoài trên nắp nồi có một lỗ thoát khí, khí sinh ra trong quá trình nấu cơm sẽ được thải ra từ vị trí này. Tuy nhiên, khi cơm sôi không chỉ thoát ra khí mà còn trộn lẫn một số cặn, cặn này sẽ dần dần lấp đầy lỗ thoát khí, nên chúng ta cần phải tháo ra và vệ sinh thường xuyên.

3 công tắc ẩn” trong nồi cơm điện, mỗi tuần đụng một lần giảm nửa hóa đơn tiền điện-4

Cách làm sạch lỗ thoát khí cũng rất đơn giản, chúng ta chỉ cần tháo ra và rửa sạch là được. Sau khi lau khô, hãy lắp lại như cũ. Như vậy cơm khi nấu sẽ thơm hơn, đảm bảo vệ sinh hơn.

Tốt hơn hết, mỗi tuần bạn nên vệ sinh nồi cơm điện một lần. Ngoài 3 vị trí kể trên, bạn cũng nên lau cả bỏ nồi.

Theo Thời báo văn học nghệ thuật

Xem link gốc Ẩn link gốc https://arttimes.vn/gia-dinh/3-cong-tac-an-trong-noi-com-dien-moi-tuan-dung-mot-lan-giam-nua-hoa-don-tien-dien-c59a37089.html

nồi cơm điện

mẹo vặt gia đình


Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp
Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.