- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
5 cách cứu ôtô mùa lũ, cách số 5 cực hữu ích cứu nhiều xe khỏi nạn
Sử dụng dốc nâng gầm, bao cát ngăn lụt, tháo ắc-quy là các cách hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra, nếu không có chỗ đỗ an toàn. Tuy nhiên cách thứ 5 mới thật hiệu quả trong mùa lũ.
Trong điều kiện ngập lụt, các bảo quản xe tốt nhất vẫn là đưa xe đến các vị trí cao, trong những khu vực kín gió hoặc có mái che kiên cố, những vị trí nước không thể dâng tới. Nếu không thể kịp thời đưa xe đến nơi an toàn, chủ xe vẫn còn nhiều phương án có thể tự thực hiện để giảm thiệt hại đến xe do ngập lụt.
1. Kê cao bánh
Đây là cách đơn giản nhất mà nhiều người nghĩ tới đầu tiên, vì có thể tận dụng những đồ vật có sẵn tại nhà như gạch, gỗ, nhựa để nâng cao bánh. Tuy vậy, cách làm này có nhược điểm là chân đế không vững chắc, nước lũ chảy siết có thể ủi đổ.
2. Dốc nâng gầm bằng nhựa
Dốc nâng gầm bằng nhựa (còn gọi là bục thay nhớt) là cách nâng cao bánh chắc chắn hơn so với dùng gạch, gỗ. Phụ kiện này thường được sử dụng như một giải pháp gọn nhẹ để nâng bánh trước của xe, nhằm thực hiện việc xả ốc dầu (nhớt) dưới gầm xe. Khi dùng dốc nâng gầm, mũi xe sẽ cao hơn khoảng 20-30 cm, giúp hạn chế nước lụt thâm nhập vào máy qua họng gió, áp dụng cho các mẫu xe có máy đặt ở phía trước. Lưu ý không lót thêm thảm hoặc giẻ khi dùng dốc nâng, vì làm mất khả năng chống trượt bằng đệm cao su.
3. Bao cát ngăn lụt
Một cách khác để giảm khả năng xe bị trôi do lũ quét là sử dụng bao cát, chèn xung quanh bánh, thân xe tạo hành hàng rào bảo vệ. Ngoài ra chủ xe nên chèn bao cát quanh cửa để hạn chế dòng nước lụt chảy vào nhà hoặc vị trí đỗ xe.
4. Làm bè phao cho ôtô
Áp dụng phương pháp “nước lên thì bèo lên”, nhiều chủ xe đã dùng thùng phuy nhựa hoặc sắt nối lại với nhau bằng thanh giằng gỗ hoặc sắt để làm thành một chiếc bè nổi. Khi đưa được chiếc ôtô lên bè nổi này, việc còn lại là chằng buộc dây như mỏ neo để chiếc xe không bị trôi đi. Nhược điểm của phương pháp này là chi phí, nhân lực thực hiện khá tốn kém và không phải chủ xe nào cũng tự làm được bè nổi mà cần người có tay nghề cơ khí.
5. Bọc ôtô trong túi nylon, bạt nhựa
Túi nylon, bạt nhựa có đặc điểm chống nước rất tốt nên thường được người dân vùng lũ bọc đồ đạc để bảo quản qua mùa lũ. Và đây cũng là cách làm để cứu ôtô thoát khỏi việc ngập chìm trong nước với loại túi nylon “khổng lồ”.
Phương pháp trên khá phổ biến ở Philippines - nơi đầu tiên luôn phải hứng các cơn bão hình thành từ Thái Bình Dương. Ở Philippines, loại phụ kiện có tên “CarbagFloody”, là một cái túi nhựa lớn cỡ lớn có thể bao bọc toàn bộ một chiếc xe, và có đủ cỡ dành cho các loại xe khác nhau, từ sedan đến SUV, pickup… Chất liệu có thể là nylon trong hoặc bạt nhựa nhiều màu sắc. Sau khi bọc kín chiếc xe, người chủ chỉ việc cột dây để phòng trường hợp xe bị trôi đi đâu đó.
Ngoài ra, cách hạn chế nước lũ thâm nhập vào xe là sử dụng các tấm vải bạt dạng trùm kín, chống nước. Cách làm này không đảm bảo việc chống nước hoàn toàn, nếu nước lũ dâng quá cao xe vẫn có thể bị ngập, nhưng đây là cách gọn nhẹ, thuận tiện nhất, nếu chủ xe không thể bảo vệ xe bằng những cách khác. Mặc dù nhìn cách làm này có vẻ hài hước nhưng đây là giải pháp khá hiệu quả mà lại không quá tốn kém. Theo đó, nhiều sản phẩm thương mại với chức năng tương tự đã được sáng chế để giúp người dùng bảo vệ ô tô trong mùa mưa bão. Giá của các loại vải bạt này khoảng 3-5 triệu đồng, tùy vào thương hiệu.
Trước khi bảo quản xe, chủ xe có thể tháo ắc-quy ra để hạn chế hư hại đến hệ thống điện. Có thể sử dụng thêm bọc nilon phía trong đựng quần áo, buộc chặt và nhét vào họng ống xả/khe hút gió động cơ, nhằm ngăn nước vào buồng đốt nếu ngập cao. Lưu ý không nhét các vật này quá sâu, vì có thể sẽ bị lọt vào trong, không lấy ra được, tốt nhất là làm thêm dây buộc kéo dài.
Điển hình như tại Thái Lan vào năm 2021, sau khi một trận mưa bão đi qua đất nước này cư dân mạng đã biết thêm được một cách để ngăn nước lũ ngập vào xe đó là… bọc xe trong nylon. Theo đoạn video được một tài khoản tên Fensyilegacy đăng tải trên mạng xã hội cho thấy, nhiều chủ xe ở xứ sở chùa Vàng đã dùng những chiếc túi ni lông khổng lồ để bọc xe của họ và buộc chúng bằng dây thừng ở những vị trí cao.
Hay như một chủ xe ở Philippines đã nghĩ ra cách làm “phao” cho chiếc Mitsubishi Xpander khi cơn bão Ulysses (được biết đến với tên gọi bão số 13 tại Việt Nam) xảy ra hồi năm 2020. Theo đó, người này đã lựa chọn một tấm bạt dày và đủ chắc để có thể chịu được trọng lượng của xe, sau đó quấn nó trọn phần gầm, đầu và đuôi xe. Kết quả là Mitsubishi Xpander được nằm trên chiếc “phao” tự chế. Về cơ bản, biện pháp bảo vệ này có nguyên lý hoạt động tương tự sản phẩm ClimaGuard như đề cập phía trên.
Theo GĐXH
-
Mẹo vặt59 phút trướcKhông cần bóc vỏ để kiểm tra độ chín, các mẹo sau sẽ giúp bạn nhận biết trứng luộc đã chín hay chưa mà vẫn giữ nguyên hình dáng của nó cho đến khi ăn.
-
Mẹo vặt5 giờ trướcMặc dù nhài là loại cây khỏe, dễ trồng nhưng để hoa nở nhiều thì phải có mẹo; dưới đây là 4 bí quyết trồng nhài ra nhiều hoa, bông to, nở quanh năm.
-
Mẹo vặt11 giờ trướcRang cơm là một cách để tận dụng cơm nguội còn thừa, và thực tế món cơm rang cũng phải dùng cơm nguội mới ngon, tại sao?
-
Mẹo vặt1 ngày trướcCách trồng chanh trong chậu không chỉ mang lại không gian xanh mát cho ngôi nhà mà còn cung cấp những trái chanh tươi ngon, giàu nguồn vitamin C.
-
Mẹo vặt1 ngày trướcCửa kính trong nhà dễ bị hấp hơi nước vào những ngày mưa ẩm, hay khi nhiệt độ bên trong và bên ngoài chênh lệch nhiều, phải làm sao để xử lý?
-
Mẹo vặt2 ngày trướcGiặt chung quần áo với hạt tiêu đen là một mẹo giặt giũ đơn giản nhưng lại mang đến nhiều hiệu quả mà ít người ngờ đến.
-
Mẹo vặt2 ngày trướcNếu làm món rán, bạn nên dùng các loại dầu ăn chịu được nhiệt độ cao để hạn chế nguy cơ sức khỏe do sức nóng phá hủy chất béo, tạo ra các chất độc.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcViệc quay đầu xe ra ngoài khi đỗ xe giúp tài xế dễ dàng lái xe khi ra khỏi bãi đỗ, nhất là tình huống gấp và quan sát các phương tiện khác an toàn hơn.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcCác mẹo bảo quản hành lá, ớt, tỏi được hướng dẫn bên dưới sẽ giúp bạn kéo dài đáng kể thời gian sử dụng các loại gia vị này với chất lượng cao nhất.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcKhông phải mua rau xà lách ngoài chợ với những nỗi lo về an toàn thực phẩm, bạn hoàn toàn có thể trồng xà lách trong chậu hoặc thùng xốp với ba bước đơn giản.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcĐể bảo đảm hương vị món ăn và sự an toàn cho gia đình, bạn cần nắm được các bí quyết chọn thịt lợn ngon không có chất cấm.
-
Mẹo vặt3 ngày trướcRửa rau bằng nước muối được các chị em nội trợ áp dụng để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu, diệt trứng sán… Tuy nhiên, rửa rau bằng nước muối là thói quen cũ, không nên duy trì. Dưới đây là một số cách giúp làm sạch rau củ.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcNhiều người băn khoăn, khi rán cá rô nên để vảy hay cạo vảy để cá có chín đều từ ngoài vào trong, giòn thơm hấp dẫn.
-
Mẹo vặt4 ngày trướcViệc chọn trồng loại rau phù hợp với thời tiết sẽ giúp đảm bảo sự sinh trưởng của chúng; dưới đây là những loại rau dễ trồng tại nhà trong mùa đông.