8 mẹo giúp hạn chế tình trạng nồi/ chảo cháy khét trong quá trình nấu ăn, chị em không nên bỏ qua

Trong quá trình nấu ăn, bạn lo lắng tình trạng nồi/ chảo bị cháy khét thì hãy tham khảo ngay những cách dưới đây để giúp bữa cơm gia đình thêm hoàn hảo nhé!

1. Xoay nồi/ chảo

Xoay nồi/ chảo khi nấu sẽ giúp bạn hạn chế được vết cháy khét khi nấu ăn. Bởi thao tác xoay làm hạn chế nhiệt độ cao tập trung quá lâu vào một vị trí. Hãy đảm bảo rằng bạn xoay nồi/ chảo trên bếp phù hợp với nhiệt độ của ngọn lửa.

8 mẹo giúp hạn chế tình trạng nồi/ chảo cháy khét trong quá trình nấu ăn, chị em không nên bỏ qua-1

2. Cách xử lý thực phẩm bị cháy khét

Với thực phẩm cháy khét, bạn cần xử lý phần chảo nhanh gọn để không làm ảnh hưởng đến các món ăn sau. Bạn lấy nồi/ chảo ra khỏi mặt bếp, thêm một cốc nước lạnh vào lòng nồi chảo. Sau đó bắc lên bếp và đun nước với ngọn lửa vừa. Sử dụng muỗng kim loại để cậy nhẹ vết cháy. Lưu ý cậy nhẹ tay để tránh làm hỏng mặt chảo nhé.

3. Khuấy thường xuyên trong quá trình nấu

Điều quan trọng khi nấu các loại nước sốt là bạn nên khuấy liên tục cho đến khi tắt bếp. Nếu dạng thức ăn này nằm cố định quá lâu sẽ gây ra hiện tượng cháy khét, cũng như gây mất vị ngon cho món ăn.

8 mẹo giúp hạn chế tình trạng nồi/ chảo cháy khét trong quá trình nấu ăn, chị em không nên bỏ qua-2
 

4. Điều chỉnh mức nhiệt nấu ăn sao cho phù hợp

Nếu bạn đun nước sốt gồm đường, sữa, phô mai,... ở nhiệt độ quá lớn, hỗn hợp này sẽ rất dễ cháy khét. Do đó, bạn nên điều chỉnh ngọn lửa khi nấu ăn ở mức nhiệt phù hợp. Bạn có thể sử dụng thêm bộ điều chỉnh lửa (bộ khuếch tán nhiệt) để dễ chỉnh nhiệt độ từ thấp đến trung bình.

5. Làm nóng dầu trong chảo trước

Việc đầu tiên trước khi chiên xào là hãy làm nóng dầu trong chảo ở nhiệt độ từ thấp đến trung bình. Bạn có thể dùng mỡ lợn hoặc dầu ăn tráng sơ qua nồi chảo trước để tạo lớp chống dính hoàn hảo. Cách này giúp bạn tránh được để lại vết cháy trong quá trình nấu ăn.

8 mẹo giúp hạn chế tình trạng nồi/ chảo cháy khét trong quá trình nấu ăn, chị em không nên bỏ qua-3
 

6. Đối với chảo thường nên sử dụng mỡ động vật

Đối với những loại chảo không chống dính, bạn có thể dùng mỡ lợn hoặc mỡ xông khói để tạo lớp chống dính cho chảo hoặc nồi. Đầu tiên, bạn cho chảo vào lò nung nóng ở nhiệt độ 121 độ C trong vòng 15 phút. Kế tiếp, bạn lấy chảo ra khỏi lò và cho lớp mỡ lỏng trải đều trên bề mặt chảo. Sau đó đặt chảo trở lại lò nướng khoảng 2 tiếng. Quá trình trên lặp đi lặp lại thêm 1 - 2 lần nữa là bạn có thể sử dụng chảo này để nấu ăn rồi đấy. Khi đó, lớp chất béo đã thấm hoàn toàn vào lỗ nhỏ của chảo giúp bạn chiên xào thực phẩm mà không lo bị cháy khét.

7. Lau sạch nồi/ chảo trước khi sử dụng

Ngoài vệ sinh mặt bếp, bạn cũng nên lau sạch nồi hoặc chảo trước khi sử dụng. Nguyên là bởi, một số mảnh thức ăn thừa có thể bị bám lại dưới đáy hoặc giữa các khe nồi chảo là nguyên nhân dẫn đến cháy khét khi chế biến món ăn. Tốt nhất bạn nên chọn mua chảo chống dính có phủ lớp gốm sứ bên ngoài để dễ lau chùi.

8 mẹo giúp hạn chế tình trạng nồi/ chảo cháy khét trong quá trình nấu ăn, chị em không nên bỏ qua-4

8. Dùng chảo chống dính

Lớp phủ chống dính trên bề mặt chảo giúp hạn chế tình trạng cháy khét thức ăn. Bạn có thể chiên, xào thoải mái mà không lo món ăn bị hỏng hoặc mất vị ngon. Thêm vào đó, lớp chống dính của chảo giúp bạn tiết kiệm dầu ăn và mang lại món ngon tốt cho sức khỏe.

Theo Xe và thể thao

Xem link gốc Ẩn link gốc https://xevathethao.vn/uncategorized/8-meo-giup-han-che-tinh-trang-noi-chao-chay-khet-trong-qua-trinh-nau-an-chi-em-khong-nen-bo-qua.html

mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.